2.4 So sánh về một số quy định cụ thể
2.4.3 Các hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng (“hard-core restriction”) và các loại trừ
các loại trừ
Theo quy định tại Nghị định 772/2004, nếu trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có các điều khoản sau đây thì chắc chắn hợp đồng đó sẽ không được hưởng các miễn trừ theo Nghị định nêu trên. Cụ thể, đối với hợp đồng giữa các đối thủ cạnh tranh, các điều khoản dù trực tiếp hay gián tiếp, độc lập hay kết hợp với các yếu tố khác để đạt được các mục tiêu sau đây sẽ được coi là điều khoản HCCT nghiêm trọng:
- hạn chế quyền của một bên trong việc xác định giá bán sản phẩm cho các bên thứ ba;
- hạn chế sản lượng, trừ việc bên nhận bị hạn chế sản lượng theo nghĩa vụ trong hợp đồng không tương hỗ hoặc nghĩa vụ của một trong số các bên nhận trong hợp đồng tương hỗ;
nghĩa vụ của (các) bên nhận sản xuất bằng công nghệ được chuyển giao trong phạm vi một hay một vài lĩnh vực công nghệ hoặc một hay một vài thị trường sản phẩm,
nghĩa vụ của bên giao và/hoặc bên nhận, trong hợp đồng không tương hỗ, không sản xuất bằng công nghệ chuyển giao trong một hay một vài lĩnh vực công nghệ hoặc một hay một vài thị trường sản phẩm hay một hoặc một vài vãnh thổ độc quyền dành cho bên kia,
nghĩa vụ của bên giao không được chuyển giao công nghệ cho một bên khác ở trong một lãnh thổ nhất định,
hạn chế trong hợp đồng không tương hỗ đối với doanh số bán ra của bên nhận và/hoặc bên giao trong lãnh thổ độc quyền hoặc nhóm khách hàng độc quyền đã dành cho bên kia,
hạn chế trong hợp đồng không tương hỗ về doanh số bán ra chủ động của bên nhận vào lãnh thổ độc quyền hoặc nhóm khách hàng động quyền mà bên giao đã dành cho bên nhận khác với điều kiện bên nhận đó không phải là đối thủ cạnh tranh của bên giao tại thời điểm ký kết hợp đồng.
nghĩa vụ của bên nhận sản xuất sản phẩm theo hợp đồng cho mình với điều kiện bên nhận không bị cấm bán sản phẩm theo hợp đồng một cách chủ động hay thụ động như là một bộ phận trong sản phẩm của riêng bên nhận
nghĩa vụ của bên nhận, trong hợp đồng không tương hỗ, sản xuất sản phẩm theo hợp đồng cho một khách hàng cụ thể, khi việc chuyển giao được thực hiện để tạo nguồn cung cấp thay thế cho khách hàng đó.
hạn chế quyền của bên nhận khai thác công nghệ của riêng mình hay hạn chế khả năng của bất kỳ bên nào tiến hành việc nghiên cứu và phát triển, trừ khi việc nghiên cứu và phát triển đó hoàn toàn cần thiết để ngăn chặn việc tiết lộ bí quyết công nghệ được chuyển giao cho bên thứ ba.
Đối với hợp đồng giữa hai đối thủ cạnh tranh, các quy định về điều khoản HCCT nghiêm trọng có sự phân biệt giữa hợp đồng tương hỗ và hợp đồng không tương hỗ, theo đó hợp đồng tương hỗ chịu sự điều chỉnh khắt khe hơn của pháp luật cạnh tranh. Theo giải thích của pháp luật EU, hợp đồng tương hỗ là hợp đồng chuyển giao công nghệ mà hai doanh nghiệp cấp cho nhau quyền sử dụng sáng chế, bí quyết công nghệ, phần mềm bản quyền hoặc quyền sử dụng hỗn hợp cả sáng chế, bí quyết công nghệ hay phần mềm thông qua cùng một hợp đồng hay các hợp đồng riêng biệt và việc chuyển giao này liên quan đến các công nghệ cạnh tranh với nhau hoặc được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cạnh tranh với nhau. Hợp đồng không tương hỗ là hợp đồng chuyển giao công nghệ mà một bên giao quyền sử dụng sáng chế, bí quyết công nghệ, phần mềm hoặc quyền sử dụng hỗn hợp cả sáng chế, bí quyết công nghẹ hay phần mềm cho bên kia, hoặc hai bên trao các quyền sử dụng trên cho nhau nhưng việc chuyển giao đó không liên quan đến các công nghệ cạnh tranh với nhau hoặc không được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cạnh tranh với nhau.
Nếu các bên tham gia hợp đồng không phải là đối thủ cạnh tranh, ngoại lệ sẽ không được áp dụng đối với các thỏa thuận, dù trực tiếp hay gián tiếp, độc lập hay kết hợp cùng các yếu tố khác nằm trong tầm kiểm soát của các bên có mục đích:
- hạn chế khả năng xác định giá bán của một bên khi bán sản phẩm cho các bên thứ ba, không ảnh hưởng đến khả năng đặt ra một mức giá bán tối đa
hay đề nghị giá bán, với điều kiện điều đó không dẫn tới một mức giá bán cố định hoặc tối thiểu là kết quả của áp lực hoặc ưu đãi do bất kỳ bên nào đưa ra; - hạn chế về lãnh thổ hoặc khách hàng, theo đó bên nhận có thể bán sản phẩm theo hợp đồng một cách thụ động, ngoại trừ:
hạn chế việc bán hàng thụ động vào lãnh thổ độc quyền hoặc nhóm khách hàng độc quyền dành cho bên giao;
hạn chế bán hàng thụ động vào lãnh thổ độc quyền hoặc nhóm khách hàng độc quyền mà bên giao đã dành cho bên nhận khác trong vòng hai năm đầu khi bên khác đó đang bán sản phẩm theo hợp đồng trong lãnh thổ hoặc cho nhóm khách hàng đó,
nghĩa vụ của bên nhận sản xuất sản phẩm theo hợp đồng cho mình với điều kiện bên nhận không bị cấm bán sản phẩm theo hợp đồng một cách chủ động hay thụ động như là một bộ phận trong sản phẩm của riêng bên nhận
nghĩa vụ của bên nhận, trong hợp đồng không tương hỗ, sản xuất sản phẩm theo hợp đồng cho một khách hàng cụ thể, khi việc chuyển giao được thực hiện đẻ tạo nguồn cung cấp thay thế cho khách hàng đó,
bên nhận hoạt động với tư cách là nhà bán buôn hạn chế doanh số bán ra cho người sử dụng cuối cùng,
hạn chế doanh số bán ra cho nhà phân phối không được ủy quyền bởi các thành viên của hệ thống phân phối được lựa chọn;
- hạn chế doanh số bán ra dù là thụ động hay chủ động cho người sử dụng cuối cùng bởi bên nhận là thành viên của hệ thống phân phối lựa chọn và hoạt động với tư cách nhà bán lẻ, không ảnh hưởng tới khả năng ngăn cản một thành viên của hệ thống trong việc hoạt động tại một đại điểm không được ủy thác.
Việc phân biệt rõ khái niệm đối thủ cạnh tranh và không phải là đối thủ cạnh tranh đã chi phối xuyên suốt các quy định của Nghị định 772/2004 giúp điều chỉnh phù hợp với tính chất của từng loại quan hệ và thỏa thuận. Điều 4 Nghị định 772/204 liệt kê một danh sách các điều khoản HCCT nghiêm trọng. Việc phân biệt cũng như liệt kê này dựa trên bản chất của các hạn chế và kinh nghiệm cho thấy các điều khoản có nội dung này luôn luôn HCCT.
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam liệt kê các thỏa thuận HCCT tại Điều 8 và quy định các thỏa thuận HCCT bị cấm bao gồm
Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Căn cứ vào cách xử lý của pháp luật với các thỏa thuận có nội dung trên có thể thấy các thỏa thuận này có tính chất tương tự như các thỏa thuận HCCT nghiêm trọng theo pháp luật EU. Tuy nhiên, các thỏa thuận bị cấm này chưa được phân chia theo mối quan hệ giữa đối thủ cạnh tranh và không phải đối thủ cạnh tranh do luật cạnh tranh Việt Nam chưa có sự phân biệt giữa hai khái niệm trên như đã phân tích. Điểm khá thú vị là cùng với pháp luật cạnh tranh, chính pháp luật về SHTT cũng góp phần điều chỉnh các điều khoản trong các hợp đồng chuyển giao quyền SHTT có yếu tố cạnh tranh. Cụ thể, Điều 144.2 và 144.3 Luật SHTT năm 2005 quy định:
2. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:
a) Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;
c) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;
d) Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
3. Các điều khoản trong hợp đồng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mặc nhiên bị vô hiệu
Với một vài so sánh cơ bản nêu trên, có thể thấy pháp luật Việt Nam và pháp luật EU có một vài điểm tương đồng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật cạnh tranh. Do mới hình thành và phát triển nên pháp luật Việt Nam chỉ mới tạo nên được những khái niệm cơ bản nhất để điều chỉnh và điều tiết các hành vi cạnh tranh trong đời sống kinh tế. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam còn có một số thiếu sót nhất định và Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm để hoàn thiện các thiếu sót đó dựa trên những quy định của pháp luật cạnh tranh EU. Pháp luật cạnh tranh EU nói chung là
pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT nói riêng đã có sự phát triển khá lâu với những quy định sâu, rộng điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh có liên quan đến SHTT. Tính hợp lý của các quy định pháp luật cạnh tranh EU bắt nguồn từ các lý luận cạnh tranh cũng như thực tế điều chỉnh quan hệ pháp luật cạnh tranh của EU sẽ là nguồn tư liệu quý giá trong quá trình xây dựng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT tại Việt Nam trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH
TRANH TRONG HỢP ĐỒNG CÓ LIÊN QUAN ĐỀN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SO SÁNH
3.1 Yêu cầu, định hƣớng của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có liên quan đến sở hữu trí tuệ.