Thực trạng án dân sự tồn đọng và chất lƣợng của các bản án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tồn đọng án dân sự trong thi hành án ở việt nam hiện nay các giải pháp khắc phục (Trang 69 - 72)

4.1. THỰC TRẠNG VỀ BẢN ÁN CỦA TÕA ÁN

4.1.1. Thực trạng án dân sự tồn đọng và chất lƣợng của các bản án

Theo báo cáo của Chính phủ trƣớc Quốc hội về kết quả công tác THA năm 2015 [19, tr. 6], tính đến hết ngày 30/9/2015, án dân sự tồn đọng (số việc chuyển kỳ sau) còn phải thi hành là 257.427 việc; 83.136 tỷ 885 triệu 439

nghìn đồng. Số liệu về án dân sự còn tồn đọng qua từng năm trong giai đoạn 2010-2015, cụ thể như sau:

Bảng 4.1. Số liệu về án dân sự còn tồn đọng qua từng năm trong giai đoạn 2010-2015

Năm Số việc Số tiền (đồng)

So với năm trƣớc chuyển sang

Tăng Giảm

Việc Tiền Việc Tiền

2011 234.600 21.453.618.993 1.493.714.196 12.503 (5.6%) 2012 229.714 28.266.097.627 6.81.478.634 4.886 (2,08%) 2013 239.144 41.597.591. 489 9.430 13.331.49.860 2014 248.203 56.127.149. 948 9.059 14.529.558.459 2015 257.427 83.136.885.439 9.224 27.009.735.491

(Nguồn: Chính phủ (2011-2015), Báo cáo công tác THA).

Trên cơ sở thống kê, so sánh cho thấy số án chuyển kỳ sau hàng năm có xu hƣớng tăng cả về việc và giá trị, nhất là về giá trị. Án dân sự tồn đọng biến động nhanh, phụ thuộc vào số lƣợng việc thụ lý mới hàng tháng của cơ quan THADS, trong khi số vụ việc đƣợc thi hành chậm hơn do cơ quan THADS phải tổ chức xác minh, phân loại việc THA.

Thực tiễn cho thấy, công tác THA nói chung và THADS nói riêng gắn liền với kết quả xét xử của Tòa án. Các bản án nhân danh quyền lực Nhà nƣớc buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc chấp hành đó. Bản án nói chung có tác động rất lớn đến số phận, tính mạng và tài sản của đƣơng sự và những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi bản án, quyết định đã đƣợc tuyên thì không đƣợc sửa đổi, bổ sung, trừ trƣờng hợp có sai sót rõ ràng về số liệu vì tính toán sai hoặc do lỗi chính tả. Tuy nhiên, pháp luật chƣa quy định rõ về thẩm quyền (cá nhân chủ tọa hay Hội đồng xét xử) ra quyết định sửa chữa, bổ sung và việc sửa chữa, bổ sung đó đƣợc thực hiện trong giai đoạn nào của tố tụng. Do vậy, việc đính chính, sửa chữa, bổ sung bản án trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình tổ chức THA nói chung, THADS nói riêng.

Theo quy định Điều 2, Luật THADS. Bản án, quyết định đƣợc thi hành gồm: 1. Bản án, quyết định quy bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Toà án đã có hiệu lực pháp luật:

a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài đã đƣợc Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật

đƣơng sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án; e) Quyết định của Trọng tài thƣơng mại.

2. Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm đƣợc thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

a) Bản án, quyết định về cấp dƣỡng, trả lƣơng, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận ngƣời lao động trở lại làm việc; b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời [39, Điều 2].

Điều 4: Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật THADS phải đƣợc cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc THA [39, Điều 4].

Để tổ chức thi hành các bản án, quyết định nói trên, cơ quan THADS đã áp dụng nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự đƣợc pháp luật quy định để tổ chức thi hành. Tuy nhiên, một lƣợng lớn án dân sự vẫn chƣa thi hành đƣợc, tồn đọng, chuyển từ năm này qua năm khác, trong đó có số lƣợng không nhỏ là do những bản án mà Tòa án đã tuyên không thi hành đƣợc do tuyên không rõ, có sai sót, khó thi hành.

Theo quy định của Luật THADS năm 2008 (Điều 179) quy định trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định: “Bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế” [39].

Mặc dù, trên thực tế, quá trình tổ chức THA đã nhận đƣợc sự phối kết hợp rất chặt chẽ của các cơ quan có liên quan, nhất là phối hợp giữa Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, TAND tối cao và VKSND tối cao theo quy chế phối hợp liên ngành số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC. Tuy nhiên, theo

tổng hợp số liệu đối chiếu giữa ba ngành Tòa án, Viện kiểm sát và THA, hàng năm có vài trăm bản án Tòa án tuyên không rõ, có sai sót, khó thi hành. Chỉ riêng trong năm 2015, tính từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 30/9/2015, các cơ quan THADS đã có văn bản đề nghị đính chính, giải thích đối với 785 việc THA trong các bản án, quyết định Tòa án tuyên không rõ, có sai sót, tƣơng ứng với số tiền phải thi hành là 579 tỷ 804 triệu 504 nghìn đồng. Kết quả, đã nhận đƣợc văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền đối với 225 việc, 107 việc trả lời chƣa rõ, còn 453 việc chƣa có văn bản bản trả lời [19, tr. 19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tồn đọng án dân sự trong thi hành án ở việt nam hiện nay các giải pháp khắc phục (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)