Giá trị của văn bản công chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 03 (Trang 30 - 34)

Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của pháp luật. Văn bản cơng chứng có đặc điểm riêng so với các văn bản khác là: văn bản cơng chứng có tính xác thực về thời gian, địa điểm, chủ thể…; có tính chính thức hóa, văn bản công chứng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội; tuân thủ về mặt hình thức và tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục công chứng.

Trở lại với lịch sử hình thành, phát triển và hồn thiện chế định cơng chứng trong hệ thống pháp luật nước ta, ta thấy ngay từ thuở sơ khai các nhà làm luật đã khẳng định văn bản cơng chứng có hai giá trị pháp lý cơ bản là giá trị chứng cứ và giá trị thi hành. Minh chứng cho nhận định trên chính là khái niệm cơng chứng được được đưa ra tại Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác công chứng nhà nước, theo đó:

Cơng chứng nhà nước là một hoạt động của Nhà nước, nhằm giúp công dân, các cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Bằng hoạt động trên, công chứng nhà nước tạo ra những bảo đảm pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, các cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc

giải quyết các tranh chấp được thuận lợi, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa [1].

Tuy vậy, tại hai văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực cơng chứng sau đó là Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước và Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước, cách thức quy định vô cùng chuẩn xác như trên không được tiếp tục ghi nhận. Cụ thể, tại Điều 1, Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước cũng như Điều 1, Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước, giá trị thi hành của văn bản công chứng, sản phẩm nghề nghiệp của công chứng viên, đã khơng cịn được chính thức thừa nhận. Tuy nhiên, khiếm khuyết kể trên cũng đã sớm được khắc phục. Khoản 3, Điều 14, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về cơng chứng, chứng thực chỉ rõ: "Hợp đồng đã được cơng chứng, chứng thực có giá trị thi hành đối với các bên giao kết; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên kia có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật" [10].

Như vậy, không chỉ tái khẳng định văn bản cơng chứng có giá trị thi hành mà các nhà làm luật còn chỉ rõ các đối tượng có nghĩa vụ phải thực thi giá trị pháp lý kể trên. Sau này, khi Luật Công chứng năm 2006 ra đời thay thế cho Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về cơng chứng, chứng thực và mới nhất là Luật công chứng năm 2014 vừa có hiệu lực ngày 01/01/2015, quy định kể trên hầu như không thay đổi.

Cụ thể Điều 5, khoản 2, 3 Luật Công chứng năm 2014 quy định:

2. Hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ

khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3. Hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tịa án tun bố là vơ hiệu [40].

Điểm thay đổi đáng lưu ý nhất ở đây chính là phạm vi đối tượng có nghĩa vụ thực thi giá trị thi hành của văn bản công chứng được mở rộng từ "các bên giao kết" thành "các bên liên quan". Chính việc mở rộng phạm vi đối tượng phải chấp hành giá trị thi hành của văn bản công chứng đã khiến cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người yêu cầu công chứng được bảo đảm một cách chặt chẽ hơn, thời gian cũng như chi phí dành cho công tác xử lý tài sản bảo đảm được giảm thiểu một cách đáng kể.

Văn bản công chứng là căn cứ để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Văn bản cơng chứng có giá trị thi hành:

Văn bản công chứng là căn cứ để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Các hợp đồng, giao dịch đã được cơng chứng thì có hiệu lực thi hành đối với các bên trong hợp đồng, giao dịch đó và có hiệu lực với người thứ ba. Trong trường hợp muốn bác bỏ hiệu lực của văn bản cơng chứng đó thì phải kiện ra Tịa án và khi đó thì các tình tiết, sự kiện đã ghi trong hợp đồng, văn bản cơng chứng đó sẽ trở thành chứng cứ hiển nhiên trước Tòa về giao dịch, không cần phải xác minh, người muốn bác bỏ nó phải xuất trình được chứng

cứ ngược lại. Thí dụ: một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được các bên ký kết và đã được cơng chứng thì các cơ quan (tài ngun mơi trường) và các cá nhân có liên quan cũng phải công nhận và làm các thủ tục liên quan (trước bạ, sang tên). Điều này cũng là xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng của chủ thể.

Văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ:

Chúng ta đều biết, chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Dân sự quy định mà tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

Điều 5, Luật Công chứng năm 2014 cũng quy định: "Hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tịa án tun bố là vơ hiệu" [40].

Bởi vì, khi cơng chứng, người thực hiện cơng chứng ln phải tuân theo các quy định của pháp luật về cơng chứng và các quy định khác có liên quan, đảm bảo khách quan, trung thực. Trong trường hợp biết hoặc phải biết việc công chứng hoặc nội dung công chứng là trái pháp luật, đạo đức xã hội thì khơng được thực hiện công chứng. Công chứng viên là một chức danh tư pháp được nhà nước trao quyền thực hiện việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch.

Giá trị chứng cứ của văn bản công chứng cũng đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý trước đây. Nghị định 45/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng bộ trưởng về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước đã quy định: "Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ". Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước quy định: "Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng

thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Tịa án nhân dân tun bố là vơ hiệu" [7]. Như vậy, các văn bản liên quan đến công chứng từ trước tới nay của pháp luật Việt Nam luôn thừa nhận giá trị quan trọng của văn bản công chứng, giá trị chứng cứ.

Giá trị chứng cứ được phân biệt rõ ràng với giá trị chứng minh. Những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh thì đương nhiên chúng có giá trị chứng cứ. Tòa án muốn tuyên một hợp đồng công chứng là vô hiệu cũng không thể đơn giản, tùy tiện. Một người muốn yêu cầu tịa án tun bố một văn bản cơng chứng là vơ hiệu thì cũng phải chứng minh được Văn bản cơng chứng đó đã được lập một cách trái quy định của pháp luật. Nếu không chứng minh được điều đó thì văn bản cơng chứng sẽ được coi là chứng cứ hiển nhiên trước Tòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 03 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)