Quyền con người và bảo vệ quyền con người trong pháp luật Hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 44 - 51)

1.2. Khái quát về vấn đề quyền con ngƣời và bảo vệ quyền con ngƣời trong hệ

1.2.2.1. Quyền con người và bảo vệ quyền con người trong pháp luật Hình sự

Quyền con người trong mọi lĩnh vực, được coi là giá trị của nhân loại, phải được tôn trọng và bảo vệ bao gồm cả các quyền cần được đảm bảo bởi pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự. Thông qua các điều khoản của BLHS Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 chúng ta có thể thấy rất rõ vấn đề quyền con người và bảo vệ quyền con người được thể hiển rất cụ thể.

Hành vi xâm phạm đến quyền sống của con người được coi là một trong những hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất và bị pháp luật nghiêm trị. Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc đã được Hiến pháp ghi nhận, đó là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân, Chương XII BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định 10 tội danh liên quan đến hành vi trực tiếp hay gián tiếp, vô tình hay cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác một cách bất hợp pháp, đó là: Tội giết người (Điều 93); Tội giết con mới đẻ (Điều 94); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95); Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96); Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97); Tội vô ý làm chết người (Điều 98); Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99); Tội bức tử (Điều 100); Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101); Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều

Do đối tượng tác động của tội phạm là xâm phạm quyền sống của con người nên chính sách hình sự và đường lối xử lý của Nhà nước đối với các tội xâm phạm tính mạng của con người là rất nghiêm khắc. Trong 10 tội nêu trên có 01 tội đặc biệt nghiêm trọng có mức hình phạt cao nhất là tử hình (Điều 93), có 01 tội rất nghiêm trọng có mức hình phạt cao nhất là đến 15 năm tù (Điều 97). Ngoài các tội nêu trên, Bộ luật Hình sự còn quy định một số tội có liên quan đến việc xâm phạm mạng sống của con người tại các Điều: 83, 84 (Chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia); Điều 336 (Chương XXIII - Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân) và các Điều 342, 343 (Chương XXIV - Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) [45, tr.55-56].

Ngoài ra, BLHS đã ngày càng thu hẹp phạm vi áp dụng biện pháp tử hình đối với một số loại tội phạm, đặc biệt là với các tội phạm về kinh tế. Nếu như BLHS năm 1985 quy định về 44 điều luật có khung hình phạt tử hình thì số điều luật quy định cho tử hình trong BLHS năm 1999 giảm xuống còn 29 và giảm tiếp xuống sau đợt sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2009 xuống còn 25 Điều (Ngày 16-6-2009, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó bỏ hình phạt tử hình trong 4 tội danh khác bao gồm: Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221);Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334)). BLHS cũng có quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với một số đối tượng phạm tội, chẳng hạn, đối với người chưa thành niên, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Người bị kết án tử hình, theo BLHS, cũng có thể được xem xét ân giảm xuống hình phạt tù chung thân nếu có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Đối với những người bị truy tố theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, BLTTHS 2003 yêu cầu cơ quan tố tụng phải mời luật sư bào chữa bắt buộc nếu như gia đình bị can, bị cáo không thể mời luật sư tham gia (Điều 57). Trong việc xét xử người phạm tội (đối với bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tử hình), BLTTHS cũng quy định thành phần cơ quan xét xử gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm và tòa án xét xử buộc phải là tòa án cấp tỉnh [17, tr.70].

Một trong các quyền quan trọng khác về quyền bất khả xâm phậm về thân thể của con người là quyền được “xét xử công bằng và công khai.” Việc xét xử phải được thực hiện bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, được lập ra theo các quy định của pháp luật. Như vậy, ngay cả khi công dân vi phạm pháp luật, họ cũng có quyền được hưởng một phiên tòa công bằng, pháp luật còn có quy định cho phép họ được hưởng quyền xét xử công khai và minh bạch. Điều 16 BLTTHS quy định “khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập,

chỉ tuân theo pháp luật.” Không chỉ có vậy, công dân còn có quyền yêu cầu thay

đổi người tham gia tố tụng nếu có cơ sở để tin rằng những người nào không vô tư khi thực thi nhiệm vụ. Điều 18 BLTTHS năm 2003 quy định về việc tòa án xét xử công khai, cụ thể:

Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà

án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai [32].

Quyền tự do an ninh cá nhân là quyền dân sự khá rộng và được đảm bảo thực hiện bởi rất nhiều đạo luật có liên quan như BLDS, BLHS, BLTTHS và một số văn bản khác. Cùng với các đạo luật khác, một số quy định tại BLHS cũng có ý nghĩa nhất định trong việc đảm bảo quyền con người trong tự do, an ninh cá nhân, như: tội dùng nhục hình (Điều 298), tội bức cung (Điều 299)… Các nguyên tắc “suy đoán vô tội”, “xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, “nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động xét xử” cho thấy cơ chế đảm bảo các quyền tự do và an ninh thân thể đối với con người đã Nhà nước xây dựng khá đầy đủ và hoàn chỉnh, tạo thành một hệ thống các quy phạm pháp luật áp dụng trên diện rộng để hướng tới mục tiêu bảo vệ các giá trị con người [17].

Trong lĩnh vực tư pháp và xét xử, quyền tự do và an ninh thân thể của công dân còn được thể hiện khá rõ nét. Khi tham gia tố tụng, công dân là bị cáo có quyền mời luật sư tham gia bào chữa ngay khi bị bắt và bị giam giữ. Cụ thể Điều 11 BLTTHS quy định: “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào

chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào

chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Bên cạnh đó, mọi công dân sẽ đều

được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền. được lập ra theo quy định của pháp luật… [17].

Như vậy, ngoài việc quy định rõ ràng trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật Dân sự và pháp luật Hình sự của Việt Nam cùng các văn bản pháp lý khác có liên quan đều có các quy định điều chỉnh và tác động trực tiếp lên quyền sống của con người. Hòa vào xu hướng chung của thế giới, quyền sống của con người ngày một được tôn trọng và bảo đảm. Không chỉ có vậy, Nhà nước còn không ngừng đổi mới và hoàn thiện các chế định về quyền con người để đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi của công dân theo hướng mở rộng quyền được sống, hạn chế các quy định có ảnh hưởng bất lợi tới quyền sống của con người.

Quyền con người muốn được hiện thực hóa phải được quy định cụ thể trong pháp luật, nếu không, nó chỉ mang ý nghĩa hô hào, không có ý nghĩa thực tế. Pháp luật là phương tiện để ghi nhận và hiện thực hóa các quyền con người. Khi được pháp luật quy định, quyền con người trở thành quyền công dân. Đồng thời, pháp luật còn thiết lập nghĩa vụ của những chủ thể có liên quan trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

1.2.2.2. Quyền con người và bảo vệ quyền con người trong pháp luật Thi hành án hình sự

Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam khẳng định:

…Cần tiếp cận một cách toàn diện tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá trong một tổng thể hài hoà, không được xem nhẹ bất cứ quyền nào. Đồng thời, các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng…Việc chỉ ưu tiên hoặc tuyệt đối hóa các quyền dân sự, chính trị và một số quyền tự do cá nhân, không quan tâm thích đáng đến quyền phát triển, các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của cả cộng đồng là cách đề cập phiến diện, không phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về quyền con người [1].

Quyền con người là một trong những giá trị nhân bản cao nhất mà các quốc gia trên thế giới đều đề cao và bảo vệ. Bảo vệ quyền con người cũng là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng cho quốc gia của mình dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia để bảo đảm các quyền con người được thực hiện một cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Con người được đặt là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển và công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam. Các quyền và tự do cơ bản của nhân dân được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế.

Thi hành án hình sự có liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xác định thi hành án hình sự là công tác quan trọng nên Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động này như: Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2007); Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ; Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo; Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng; Nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi hành hình phạt cấm cư trú, quản chế; Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất; Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 ban hành Quy chế trại giam; Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an…[2].

Trên cơ sở đó, trong thời gian qua hoạt động thi hành án hình sự đã được tổ chức, thực hiện bảo đảm sự nghiêm minh, khoan hồng, nhân đạo, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của thực tiễn, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật về thi hành án hình sự đã bộc lộ những hạn chế, nhiều quy định không còn phù hợp, chưa đồng bộ với quy định có liên quan đến công tác thi hành án hình sự trong một số đạo luật như Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Luật Công an nhân dân… Những tồn tại, hạn chế của pháp luật làm cho hoạt động thi hành án hình sự gặp nhiều bất cập, vướng mắc, các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án hình sự mới chỉ quan tâm nhiều đến thi hành hình phạt tù, tử hình, trục xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến việc thi hành các hình phạt khác; chưa có tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý thống nhất việc thi hành án hình sự; đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thi hành án hình sự còn thiếu về số lượng và chưa bảo đảm về chất lượng, chế độ chính sách còn chưa bảo đảm; cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ [2].

Tình hình nêu trên đặt ra yêu cầu hoàn thiện một bước pháp luật về thi hành án hình sự, theo đó việc xây dựng, ban hành Luật thi hành án hình sự để điều chỉnh toàn diện về tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự là rất cần thiết. Luật thi hành án hình sự được ban hành, gồm 15 chương, 182 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011.

Có thể nói, thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn. Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên án với bị cáo tại phiên tòa, áp dụng mức và loại hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm do họ gây ra. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành chính là lúc công lý được thực hiện trong cuộc sống. Thi hành án hình sự là giai đoạn thể hiện rõ nét chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ của giai đoạn này nhằm cảm hóa tư tưởng, giáo dục nhân cách, văn hóa, kỹ năng lao động nhằm mục đích làm cho người thụ án trở thành một công dân tốt cho xã hội, mặt khác, góp phần răn đe, ngăn ngừa chung.

Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị quy định quyền không bị tra tấn Điều 7: “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một

cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó”. Công ước đặt ra những chuẩn mực cho các quốc gia thành viên để bảo vệ nhóm quyền không bị tra tấn, được đối xử nhân đạo, không bị giam giữ độc đoán, tra tấn, nhục hình. Các nước thành viên Công ước, dựa trên các nguyên tắc nền này và tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa của nước mình có thể đưa ra những quy định riêng nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản đã được quy định trong Công ước [3, tr.20-21].

Những vấn đề này đã quy định một cách thống nhất và đồng bộ từ văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001 và 2013); cho đến các văn bản luật và dưới luật đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự... Đây chính là nền tảng pháp lý để ngăn chặn và trừng trị những hành vi tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Với tinh thần đó, một số quy định của Luật thi hành án hình sự cũng đã thể hiện được được những quyền cơ bản được ghi nhận trong các công ước quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)