Mối liên hệ giữa quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của luật doanh nghiệp 2005 luận văn ths ‪luật 60 38 50 (Trang 33 - 36)

Thành tố khởi đầu cho quyền tự do kinh doanh là vấn đề thành lập doanh nghiệp mà doanh nghiệp với tư cách một phương tiện kiếm sống quan trọng của con người. Trong khi đó đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp và mang ý nghĩa pháp lý là việc khai sinh ra doanh nghiệp. Do đó quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh có mối quan hệ gắn bó khăng khít.

Quyền tự do kinh doanh là nền tảng tư tưởng quan trọng của đăng ký kinh doanh và mang đầy ý nghĩa triết học pháp quyền. Nếu không có quyền này thì không có sự tồn tại của khái niệm thành lập doanh nghiệp dân doanh. Chẳng hạn trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, quyền tự do kinh doanh bị thủ tiêu. Do đó không tồn tại khái niệm đăng ký kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đều là của Nhà nước mà được gọi là xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Bản thân các doanh nghiệp này cũng không hoàn toàn có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh.

Chúng phải hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Việc thành lập chúng bởi quyết định hành chính. Chúng hoàn toàn nằm trong sự chi phối của Nhà nước từ số lượng, chất lượng tài sản, vốn, khấu hao tài sản, thanh lý tài sản, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nguồn lao động, số lượng, chất lượng sản phẩm cho tới nơi tiêu thụ… Vì vậy đăng ký kinh doanh là một khái niệm xa lạ.

Ngày nay, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tư nhân có quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Do đó quyền tự do kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu mang tính qui luật. Khẩu hiệu do Đảng Cộng sản khởi xướng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” cho thấy sự khuyến kích người dân tự do làm giàu. Vì thế doanh nghiệp dân doanh ngày càng phát triển. Thực tế, theo thống kê gần đây ở Việt Nam như sau:

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP NĂM 2013

Loại hình Số lƣợng (doanh nghiệp) Vốn (triệu đồng) Lao động (ngƣời) Doanh thu (triệu đồng)

Doanh nghiệp tư nhân 19,002 19,248,011 0 0 Công ty cổ phần 17,816 676,721,823 0 0 Công ty TNHH 88,460 372,342,072 0 0 Công ty TNHH một thành viên 19,861 171,324,580 0 0 Công ty hợp danh 9 8,700 0 0 Hợp tác xã/Liên hiệp HTX 74 1,084,250 0 0 Ðơn vị trực thuộc DN NQD 40,266 339,858 0 0 Doanh nghiệp nhà nước 3,831 89,006,664 0 0 Chi nhánh HTX/ Liên hiệp HTX 23 0 0 0 Văn phòng ÐD HTX/Liên hiệp

HTX

4 0

0 0

Tổng cộng 189,346 1,330,075,959 0

Bảng thống kê này cho thấy số lượng doanh nghiệp Nhà nước ít hơn nhiều so với số lượng các doanh nghiệp dân doanh, chưa kể tới các hộ kinh doanh. Do vậy việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh và xây dựng một chế định đăng ký kinh doanh rất cần thiết.

Các nghiên cứu trên dẫn tới nhận thức rằng ngày càng phải chăm lo củng cố mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh, mà trong đó quyền tự do kinh doanh làm nền tảng; còn đăng ký kinh doanh là phương tiện củng cố cho nền tảng đó ngày càng vững chắc. Vì vậy đăng ký kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra từ quyền tự do kinh doanh.

Quyền tự do kinh doanh đòi hỏi đăng ký kinh doanh phải thật đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả, và chi phí thấp. Việc gây cản trở cho các yếu tố này phải thực sự cần thiết vì lý do chính đáng của cộng đồng.

Chƣơng 2

PHÂN TÍCH CÁC QUI ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của luật doanh nghiệp 2005 luận văn ths ‪luật 60 38 50 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)