Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. (Trang 92 - 95)

- Các quy định liên quan đến hành vi chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã hoàn thiện và đầy đủ hơn so với trước đây nhưng qua

3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự hiện hành.

tội trong Bộ luật hình sự hiện hành.

Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đóng góp một phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ được lợi ích của công dân cũng như quốc gia. Vì vậy, việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự về chuẩn bị phám tội là yêu cầu cấp bách, kịp thời góp phần phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, việc sửa đổi này phải dựa trên quan điểm chi đạo của Đảng và Nhà nước để đáp ứng tình hình hiện nay. Vấn đề quyết định hình phạt trong chuẩn bị phạm tội vẫn còn nhiều tranh cãi.

Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam trong những năm qua chỉ ra rằng không phải mọi hành vi chuẩn bị phạm tội đều nguy

hiểm cho xã hội, do vậy đối với một số quan hệ xã hội nào có tầm quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội mới cần trấn áp ngay từ khi người phạm tội mới có hành vi chuẩn bị nhằm xâm hại quan hệ đó. Việc quy định về phạm vi những hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự như hiện nay thiết nghĩ là quá rộng và không có tính khả thi. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đồng thời có tính đến yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, chọn ra những tội mà hành vi chuẩn bị phạm tội thực sự gây nguy hiểm cho xã hội để xây dựng thành những cấu thành tội phạm độc lập với chế tài riêng biệt hoặc một khoản riêng trong điều luật quy định về tội phạm mà hành vi chuẩn bị phạm tội hướng tới và cũng với chế tài riêng.

Theo Khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt “một phần hai mức phạt tù của điều luật” mà không quy định rõ khung hình phạt nào sẽ được áp dụng. Điều này quy định không rõ, vì điều luật quy định về tội phạm cụ thể bao giờ cũng có khung cơ bản, có thể có một hoặc nhiều khung tăng nặng hay giảm nhẹ.

Từ những phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng để hoàn thiện quy định về chuẩn bị phạm tội cần sửa đổi khoản 2, Điều 52 như sau:

Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt được áp dụng không nhỏ hơn một phần hai mức tối thiểu của khung hình phạt và không lớn hơn một phần hai mức tối đa của khung hình phạt mà điều luật quy định.

Như chúng ta đã biết “Pháp luật dù có hoàn thiện đến mấy cũng không thể phản ánh và quy định hết những hoàn cảnh của cuộc sống…

[35, tr. 209]. Nói cách khác pháp luật dù có hoàn thiện đến mấy, vẫn có những lỗ hổng, những chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, chúng ta không hiểu là thế nào quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự hiện hành: “….,

tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm”. Có ý kiến cho rằng, các điều luật định bao gồm các điều kiện khách quan và chủ quan, các điều kiện vật chất hoặc tình thần mà người phạm tội tạo ra để thực hiện tội phạm đều phải coi là chuẩn bị phạm tội. Nếu như cách hiểu như trên là “tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm” là quá rộng cho phạm vi chuẩn bị phạm tội. Các hành vi uống rượu lấy tinh thần cho việc giết người, làm quen trước để trộm cắp tài sản… không thể coi là chuẩn bị phạm tội; đó chỉ là các tình tiết thuộc tính chất hành vi tội phạm hoặc thủ đoạn phạm tội; cần cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với tội phạm tương ứng. Ngoài việc chuẩn bị công cụ, phương tiện thì chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra các điều kiện vật chất khách quan khác để thực hiện tội phạm. Quy định này đã xác định cụ thể hợp lý trách nhiệm hình sự đối với chuẩn bị phạm tội.

Trong thực tế, việc xét xử của Tòa án đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội là không nhiều. Có thể là do khó khăn về vấn đề chứng minh, xác định mặt chủ quan của tội phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Khi xét xử, nhiều Tòa án còn nhầm lẫn trường hợp chuẩn bị phạm tội với: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”, “phạm tội chưa đạt”, chưa xác định đúng thế nào là “tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm”, “thời điểm chấm dứt việc phạm tội”, “hậu quả của việc phạm tội” trong chế định chuẩn bị phạm tội.

Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 cũng chưa đề cập đến chuẩn bị phạm tội trong trường hợp đồng phạm. Ví dụ trong chuẩn bị tội phạm họ có thể cấu kết, tìm kiếm nhau để cấu kết cùng nhau phạm

tội. Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy một tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do hai hay nhiều người cùng tham gia thực hiện. Trong trường hợp đồng phạm, những người đồng phạm cùng chung ý nghĩ, hành động và cùng nhau thực hiện hành động đó. Bản chất của chuẩn bị phạm tội chúng ta có thể hiểu là: “Sự chấm dứt hành vi chuẩn bị phạm tội cũng như hành vi phạm tội chưa đạt là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người thực hiện hành vi đó”.

Bên cạnh đó trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 không có một điều khoản nào quy định khái niệm tội phạm hoàn thành trong khi các tội phạm cụ thể được quy định tại các điều luật thuộc Phần các tội phạm cụ thể Bộ luật hình sự ở thể hoàn thành. Như vậy khái niệm tội hoàn thành được xem xét trên khía cạnh khoa học. Khái niệm tội phạm hoàn thành được hiểu là khi trong hành vi do người phạm tội được thực hiện có đầy đủ tất cả các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tại điều tương ứng trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Trong khi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành là các giai đoạn của tội cố ý có cấu thành vật chất. Do vậy, cũng cần phải quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)