CHƢƠNG : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUẨN BỊ PHẠM TỘI
1.3. Chế định chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự một số
1.3.3. Chế định chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự
bang Nga
Bộ luật hình sự liên bang Nga được Đuma quốc gia thông qua ngày
24/5/1996 và tổng thống liên bang Nga ký Luật số 64 ngày 13/6/1996 “Về
việc thi hành Bộ luật hình sự của liên bang Nga” có hiệu lực từ ngày 01/01/1997.
Theo BLHS Liên bang Nga năm 1996, thì: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn phương tiện, công cụ phạm tội, tìm kiếm những người đồng phạm, bàn bạc việc thực hiện tội phạm hoặc cố ý tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm nhưng tội phạm không thực hiện được do hoàn cảnh khách quan” [5, tr. 59].
Theo Khoản 2 Điều 31 BLHS Liên bang Nga năm 1996 thì TNHS đối với việc chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng và một tội đặc biệt nghiêm trọng, nghĩa là những tội có mức hình phạt cao nhất từ trên 5 năm tù trở lên hoặc hình phạt nghiêm khắc hơn. Chính vì vậy, so với BLHS năm 1996 của Nga, BLHS Việt Nam năm 1999 đã thu hẹp bớt phạm vi chịu TNHS của người chuẩn bị phạm tội, vì theo BLHS Việt Nam năm 1999 hành vi CBPT có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy từ trên 7
năm tù trở lên, tù chung thân hoặc tử hình thì mới phải chịu TNHS, còn hành vi CBPT một tội có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là không quá 7 năm tù thì không phải chịu TNHS.
Bên cạnh đó, BLHS của Liên bang Nga năm 1996 cũng có điều khoản quy định về QĐHP đối với trường hợp CBPT và phạm tội chưa đạt. Điều 67 BLHS Liên bang Nga quy định:
“Thời hạn và mức hình phạt đối với việc chuẩn bị phạm tội không được vượt quá ½ thời hạn và mức hình phạt trong khung đối với tội phạm hoàn thành.
Thời hạn và mức hình phạt đối với việc phạm tội chưa đạt không dược vượt quá ¾ thời hạn và mức hình phạt trong khung đối với tội phạm đã hoàn thành. Không áp dụng tử hình và chung thân đối với phạm tội chưa đạt.” [18, tr. 67-68]
Khoản 3 Điều 61 của Bộ luật này quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt, cũng như ảnh hưởng của hình phạt đến sự cải tạo của người phạm tội và điều kiện sinh hoạt của gia đình họ” [26, tr. 58].