hiệu nổi tiếng.
1.2.1.2 Nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi trong pháp luật các quốc gia gia
Qua các nội dung đề cập tại mục 1.1, có thể thấy rằng nhãn hiệu được biết đến rộng rãi đã xuất hiện trong pháp luật nhiều quốc gia, có thể kể đến như sau:
a. Nhật Bản
Tại Nhật Bản, Điều 4.1.10 và Điều 4.1.15 Luật Nhãn hiệu hiện hành, một cách gián tiếp, đề cập đến nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, thông qua quy định về trường hợp nhãn hiệu không được đăng ký do tương tự với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi. Điều 2.1.1 và 2.1.2 Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản thậm chí
còn đề cập cụ thể hơn về nhãn hiệu được biết đến rộng rãi và được nhận xét là “cực kỳ
hiệu quả để bảo vệ nhãn hiệu được biết đến rộng rãi và nhãn hiệu nổi tiếng” [23,
tr.13]. Đây là nhận định có cơ sở, bởi Luật Nhãn hiệu Nhật Bản chỉ bảo hộ các nhãn
hiệu đã được đăng ký thành công, trên cơ sở đó chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, ví dụ yêu cầu người có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại, thậm chí yêu cầu cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi xâm phạm, trong khi đó, nếu nhãn hiệu chưa được đăng ký thành công, chủ sở hữu nhãn hiệu không được hưởng quy chế bảo hộ trên, vì vậy quy
định “Cạnh tranh không lành mạnh là hành động gây ra sự nhầm lẫn với hàng hóa
hoặc hoạt động kinh doanh của người khác bằng cách sử dụng chỉ dẫn hàng hóa hoặc hoạt động kinh doanh mà trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn hàng hóa hoặc hoạt động
kinh doanh được biết đến rộng rãi bởi những người tiêu dùng” trong Luật Chống cạnh
tranh không lành mạnh đã mở ra cơ hội để chủ sở hữu nhãn hiệu được biết đến rộng rãi có công cụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
b. Trung Quốc
Để bảo vệ nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, Chính phủ Trung Quốc ban hành riêng bản “Quy định về Nhận diện và Bảo hộ Nhãn hiệu được biết đến rộng rãi” năm
2003, với tư cách là văn bản hướng dẫn cho Luật Nhãn hiệu. Điều 2 Bản Quy định nêu rõ:
Nhãn hiệu được biết đến rộng rãi là nhãn hiệu được bộ phận công chúng liên quan biết đến một cách rộng rãi và có danh tiếng tương đối cao tại Trung Quốc.
Bản Quy định nói chung và Điều 2 nói riêng là sự bổ sung và làm rõ cần thiết cho những nội dung tại Luật Nhãn hiệu, bởi rõ ràng trong thực tế các tranh chấp về quyền của chủ nhãn hiệu, cần có tiêu chí rõ ràng, cụ thể để đánh giá và nhận diện nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, trên cơ sở đó xác định quyền và trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan. Nhác đến nhu cầu thực tế đó để thấy được ý nghĩa quan trọng của Điều 2 trên đây.
c. Một số quốc gia khác
Israel, với sự giúp đỡ của WIPO, cũng ghi nhận trong Sắc lệnh Nhãn hiệu của mình những quy định tại các Điều 1, 11, 25, 57, 64 về bảo hộ nhãn hiệu được biết đến rộng rãi. Nội dung các quy định này dựa trên cơ sở quy định tại Điều 16 Hiệp định TRIPS.
Tại Luật Nhãn hiệu Liên minh Châu Âu [19], Điều 8.2(c) cũng quy định về việc bảo hộ nhãn hiệu được biết đến rộng rãi. Theo đó, một nhãn hiệu được biết đến rộng rãi có thể trở thành đối chứng cản trở đơn đăng ký nhãn hiệu Châu Âu nếu như tại ngày nộp đơn Châu Âu đó nhãn hiệu trên đã được biết đến rộng rãi bởi công chúng liên quan tại một Quốc gia Thành viên. Điều 8.2(c) cũng nhấn mạnh thuật ngữ “được biết đến rộng rãi” được hiểu theo nội dung Điều 6bis Công ước Paris. Điều đó có nghĩa là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi nêu trên không cần được đăng ký để trở thành đối chứng cản trở việc đăng ký của một nhãn hiệu khác.
Một điểm chung đáng lưu ý trong quy định về bảo hộ nhãn hiệu được biết đến rộng rãi theo pháp luật các quốc gia trên và các quốc gia khác như Mexico, Brazil.. là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi được bảo hộ theo hai mức độ: nhãn hiệu được biết đến rộng rãi thông thường được bảo hộ trong phạm vi hàng hóa dịch vụ tương tự, nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, khi đáp ứng một số điều kiện đặc biệt như được biết đến rộng rãi bởi công chúng nói chung, được đăng ký, gây liên tưởng đến chủ sở hữu nhãn
hiệu được biết đến rộng rãi…, sẽ được hưởng mức độ bảo hộ cao hơn, cho cả các hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự.