Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội bắt buộc trong luật bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 36)

1.3. Nội dung pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.3.3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Khi nói về các chế độ BHXH bắt buộc, giáo trình Bảo hiểm xã hội của

Trường Đại học Lao động – Xã hội cho rằng: “Chế độ bảo hiểm xã hội là các

trường hợp được bảo hiểm do Nhà nước quy định cho người hưởng bảo hiểm, theo các mức hưởng và thời gian hưởng khác nhau, khi có đủ điều kiện bảo

hiểm phát sinh”[23, tr49]. Thực tế khi nghiên cứu về các chế độ BHXH bắt

buộc, có tác giả lại cho rằng: “Chế độ bảo hiểm xã hội là sự cụ thể hoá chính

sách bảo hiểm xã hội, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết nhằm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Nói cách khác, đó là hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đối tượng, điều kiện để được hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể” [33, tr13].

Theo tác giả, quan điểm sau về cơ bản đã bao trùm đầy đủ các nội dung của chế độ BHXH bắt buộc và có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và thực hiện các chế độ BHXH. Chế độ BHXH bắt buộc được cụ thể hoá dưới dạng các văn bản pháp luật và dưới luật, các thông tư, điều lệ…Vì thế, khi thực hiện mỗi chế độ thường phải nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH để đảm bảo sự đúng đắn và tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH bắt buộc.

Theo khuyến nghị của ILO đã nêu trong Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ sau:

1. Chăm sóc y tế 2. Trợ cấp ốm đau 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già

5. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình

7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp khi tàn phế

9. Trợ cấp tiền tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng).

Chín chế độ trên hình thành một hệ thống chế độ BHXH. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, xã hội mà mỗi nước tham gia Công ước thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được ba chế độ. Trong

đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp TNLĐ, BNN, trợ cấp khi tàn phế và trợ cấp tiền tuất. Khi đã được pháp luật quy định, nội dung của các chế độ BHXH thường bao gồm việc xác định mục đích thực hiện chế độ, xác định đối tượng bảo hiểm, điều kiện được trợ cấp, xác định mức trợ cấp và thời gian trợ cấp BHXH. Cho tới nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đã ban hành hệ thống pháp luật về ASXH, trong đó có BHXH bắt buộc và không ngừng hoàn thiện hệ thống các chế độ trợ cấp.

Hiện nay, việc thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc trên thế giới có thể chia thành hai mô hình chính nằm trong hệ thống ASXH: mô hình Bismarck (Đức, Pháp) và mô hình Mỹ, Anh. Mô hình Bismarck được áp dụng khá phổ biến ở các nước Tây Âu (Đức, Pháp) hay Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan) do Tể tướng Đức Bismarck là người sáng lập. Trong mô hình này BHXH được coi là trụ cột trong hệ thống ASXH. Mục tiêu là hầu hết các thành viên trong xã hội đều được “bao bọc”, nên diện bao phủ rất rộng. Bao gồm chăm sóc y tế (BHYT), trợ cấp ốm đau, thất nghiệp, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuổi già (hưu trí), trợ cấp gia đình, trợ cấp tàn phế và trợ cấp mất người nuôi dưỡng. Trong đó, Thụy Điển là một trong những quốc gia có các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đầy đủ theo khuyến nghị của ILO tại Công ước 102. Chế độ BHXH Thụy Điển bao gồm chế độ chung dựa vào nơi cư trú và trợ cấp gắn với công việc [31,tr432-439]. Cụ thể:

Bảo hiểm ốm đau, là chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập cho NLĐ

tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn. Tất cả những người cư trú ở Thụy Điển đều được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Các hội đồng cấp quận chịu trách nhiệm về các dịch vụ y tế - vệ sinh trong địa hạt của mình và vì vậy họ có quyền đánh thuế riêng. Hội đồng sở hữu và quản lý các trung tâm y tế. Ngoài ra, còn có các tổ chức tư nhân mà phần lớn là đã ký các thỏa ước với các hội đồng cấp quận. Quỹ BHXH đền bù một phần những chi phí y tế, kiểm tra và điều trị do các bác sỹ đã ký kết thỏa thuận thực hiện trong lĩnh vực tư.

Những người bệnh có thể lựa chọn trung tâm y tế hay bác sỹ gia đình hoặc thậm chí là bệnh viện nơi người đó muốn được chăm sóc. Khi một người đến một bác sĩ thuộc về dịch vụ công, họ chỉ phải trả một phần chi phí nhất định. Nếu một người đến khám ở một bác sỹ tư nhân đã ký kết thỏa thuận, một phần chi phí do bảo hiểm ốm đau chi trả, nhưng phần chi phí do chính người đó chi trả cao hơn khi người đó đến với một bác sĩ thuộc về dịch vụ công. Nếu bác sỹ không ký kết thỏa thuận, thì người đó chịu toàn bộ chi phí. Trong trường hợp nằm viện, người bệnh phải trả một phần chi phí theo ngày nằm viện trong một cơ sở công. Những chăm sóc trong những cơ sở tư nhân không ký thỏa thuận với cơ quan bảo hiểm không được đền bù. Chi phí mà người bệnh phải trả trong các dịch vụ công về chăm sóc không thể cao hơn mức tối đa trong thời gian 12 tháng. Những người thực hiện một hoạt động được trả thù lao hay độc lập trong trường hợp ngừng làm việc vì lý do ốm đau có quyền được nhận các trợ cấp theo ngày với mức trợ cấp bằng 80% thu nhập trước đó trong phạm vi mức cao nhất.

Trợ cấp thai sản và chăm sóc con, là một trong các chế độ BHXH, bao

gồm các quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo thu nhập và bảo đảm sức khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con sơ sinh. Tất cả những chăm sóc gắn với việc sinh đẻ đều không mất tiền. Trong trường hợp phải nằm viện, các nguyên tắc được áp dụng giống với các nguyên tắc trong trường hợp ốm đau. Mức trợ cấp theo ngày bằng mức trợ cấp trong trường hợp ốm đau được chi trả trong trường hợp dành cho người mẹ, người cha hoặc nghỉ phép dành cho cha mẹ:

- Trợ cấp trước khi sinh đẻ được chi trả trong thời gian nghỉ tối đa là 50 ngày cho tất cả những người phụ nữ làm công ăn lương hay độc lập trong những tuần cuối mang thai không thể thực hiện một công việc nào đó;

- Trợ cấp cho cha mẹ dành cho người cha hoặc người mẹ làm công ăn lương hay độc lập trong thời gian nghỉ là 450 ngày. Khi cả người cha và người mẹ cùng chịu trách nhiệm chăm sóc đứa trẻ, số ngày được trả trợ cấp

được chia sẻ giữa hai người. Cha mẹ có thể không làm việc và hưởng toàn bộ trợ cấp, hoặc làm việc một nửa thời gian và nhận một phần trợ cấp;

- Trợ cấp dành cho người cha được trả cho người cha trong mười ngày sau khi đứa trẻ ra đời. Trợ cấp này kết hợp với trợ cấp dành cho người mẹ được chi trả cho người mẹ;

- Trợ cấp cho cha mẹ tạm thời được dành cho người cha hoặc người mẹ đang thực hiện một công việc được trả công hay không được trả công, khi đứa trẻ bị ốm và người mẹ/ người cha hay người thường xuyên chăm sóc đứa trẻ phải nghỉ phép để chăm sóc đứa trẻ đó.

Các trợ cấp hưu trí. Bảo hiểm hưu trí là chế độ bảo hiểm dành cho

những người không còn tham gia quan hệ lao động nữa. Còn trợ cấp tử tuất là chế độ đối với thân nhân của NLĐ. Trong các chế độ, các trợ cấp hưu trí và tử tuất chiếm 39,1% tổng số trợ cấp của Thụy Điển. Bảo hiểm trợ cấp liên quan đến trợ cấp hưu trí, thương tật và tử tuất. Một cuộc cải cách lớn đã diễn ra vào năm 1999. Trước tiên, cuộc cải cách được áp dụng cho trợ cấp hưu trí, sau đó cho trợ cấp thương tật và dành cho người còn sống từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

Chế độ cũ bao gồm trợ cấp cơ bản quốc gia có được do cư trú ở Thụy Điển trong một khoảng thời gian nhất định và trợ cấp bổ sung có được do hoạt động nghề nghiệp. Tuổi để được trợ cấp là 65 với khả năng trả trước từ tuổi 61 và khả năng hoãn lại đến năm 70 tuổi.

Các chế độ mới được thiết kế nhằm đảm bảo sự cân đối tài chính. Cơ cấu của chế độ mới như sau: trợ cấp tỷ lệ theo hình thức tọa thu tọa chi gắn với thu nhập từ việc làm trong suốt thời gian làm việc, chế độ bổ sung được chi trả theo hình thức tọa thu tọa chi và dựa trên những nguyên tắc bảo hiểm truyền thống (người được bảo hiểm lựa chọn nhà quản lý quỹ để quản lý phần trợ cấp này) và cuối cùng, trợ cấp có đảm bảo (tuổi già) do ngân sách nhà

mọi người dân không được nhận trợ cấp tuổi già do hoạt động nghề nghiệp hoặc hưởng một trợ cấp rất thấp.

Tuổi được trợ cấp rất linh hoạt, có thể đưa ra yêu cầu trợ cấp từ năm 61 tuổi, luật không xác định giới hạn tuổi nào cao hơn. Trợ cấp có thể được chi trả dưới hình thức trợ cấp đầy đủ hoặc theo phần. Vào thời điểm chi trả, phải tính đến tuổi thọ trung bình dựa trên các thống kê mới nhất về vấn đề này. Tất cả các thu nhập từ công việc đều mang lại quyền được trợ cấp, kể cả những thu nhập có được sau khi chi trả lương hưu.

Cải cách đối với chế độ tử tuất có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2003, nhằm làm cho bảo hiểm này thích ứng với chế độ hưu trí mới. Các trợ cấp tử tuất bao gồm trợ cấp cho người vợ góa hay người chồng góa và trợ cấp cho trẻ mồ côi. Theo chế độ mới, trợ cấp dành cho người vợ hay người chồng góa là tạm thời và có thể được gia hạn trong trường hợp phải nuôi con, theo tuổi của đứa trẻ nhưng các điều kiện để được kéo dài chặt chẽ hơn so với trước đây. Trong trường hợp người cha hoặc người mẹ chết, đứa trẻ mồ côi dưới 18 tuổi được nhận trợ cấp trong đó mức trợ cấp được xác định theo những quyền lợi mà người cha hoặc người mẹ đã qua đời có được.

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bao gồm các quy định pháp luật

nhằm bảo đảm thu nhập và bảo đảm sức khỏe cho người lao động trong các trường hợp bị TNLĐ hoặc bị BNN. Tất cả những người thực hiện một hoạt động làm công ăn lương hay độc lập cũng như học viên của một số trường nghiệp vụ được bảo hiểm cho những rủi ro về TNLĐ. Đó là tất cả các tai nạn và tất cả những bệnh có mối liên hệ với hoạt động nghề nghiệp. Không có danh sách các bệnh nghề nghiệp. Để được trợ cấp, cần phải chứng minh thiệt hại là do một hay nhiều ảnh hưởng độc hại ở nơi làm việc gây ra. Tai nạn trên quãng đường giữa nơi làm việc và nơi ở cũng được bảo hiểm.

Những chăm sóc y tế cần thiết khi có TNLĐ hay BNN cũng được tính giống như trong trường hợp ốm đau. Mặc dù vậy, bảo hiểm TNLĐ có thể đền

bù những chi phí cần thiết cho việc điều trị ở nước ngoài cũng như những chi phí không được tính đến trong phạm vi bảo hiểm ốm đau.

Trong trường hợp mất khả năng lao động tạm thời, mức trợ cấp theo từng trường hợp bằng mức trợ cấp được chi trả trong trường hợp ốm đau. Trong trường hợp mất khả năng lao động vĩnh viễn, một trợ cấp để bồi thường mất thu nhập do tai nạn có thể được chi trả khi tỷ lệ mất khả năng làm việc ít nhất là 1/15. Trong trường hợp chết sau khi xảy ra TNLĐ, người vợ / chồng còn sống cũng như con dưới 18 tuổi hay 20 tuổi trong trường hợp vẫn tiếp tục đi học có quyền được nhận trợ cấp.

Trợ cấp thất nghiệp, là một chế độ trong hệ thống các chế độ BHXH,

nhằm hỗ trợ thu nhập cho NLĐ bị mất thu nhập do mất việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm hai loại hình trợ cấp: một trợ cấp cơ bản và một trợ cấp tỷ lệ với thu nhập. Những trợ cấp này do các quỹ BHTN đặt dưới sự giám sát của Cục thị trường lao động quốc gia chi trả. Trợ cấp cơ bản là một trợ cấp với định mức nhất định được chi trả cho những người không có bảo hiểm để bù đắp cho việc mất thu nhập hay không đáp ứng các yêu cầu tham gia và việc làm. Thời hạn chi trả trợ cấp phụ thuộc vào tuổi của người được bảo hiểm.

Không giống như mô hình ASXH của các nước Bắc Âu, mô hình ASXH của Mỹ, Anh lại đề cao trách nhiệm cá nhân, Nhà nước chỉ tập trung cho những lực lượng yếu thế trong xã hội. Nhà nước chỉ đảm bảo những mức trợ cấp thấp cho người dân và khuyến khích họ tham gia các dịch vụ bảo hiểm tư nhân. Vì theo quan điểm không tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo tư tưởng lười biếng do lợi ích bị cào bằng, mức trợ cấp của Nhà nước thường chỉ đảm bảo mức sống tối thiểu cho người được hưởng trợ cấp. Trong trường hợp muốn hưởng cao hơn, người dân phải tự tham gia các sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Đối với chính sách BHXH, Nhà nước đảm bảo rất hạn chế trong phạm vi một số chế độ, chứ không phải toàn bộ chín chế độ như theo mô hình Bismarck. Ví dụ, tại Mỹ, Nhà nước chỉ cung cấp trợ giúp cho

các chế độ BHXH bao gồm trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, trợ cấp mất sức lao động, bảo hiểm y tế; còn lại, bảo hiểm TNLĐ, bảo hiểm thất nghiệp người dân bắt buộc tự phải mua bảo hiểm tư nhân mà không có sự trợ giúp, bảo trợ của Nhà nước[11, tr20].Tương tự, ở Anh, Nhà nước cũng chỉ cung cấp trợ giúp cho các chế độ BHXH sau:

Trợ cấp ốm đau, được chi trả trong trường hợp NLĐ làm công ăn lương

ốm ngừng làm việc, nếu đáp ứng các điều kiện, sau thời hạn ba ngày có quyền được hưởng trợ cấp ốm đau hàng ngày. Việc chi trả các trợ cấp này do NSDLĐ thực hiện và sau đó NSDLĐ sẽ được Bảo hiểm quốc gia hoàn trả. Trợ cấp được chi trả tối đa là 28 tuần và với mức 52,50 bảng một tuần. Chỉ người làm công ăn lương có thu nhập ít nhất 58 bảng một tuần mới có thể được hưởng. Những người không được hưởng trợ cấp ốm đau hàng ngày (người không làm công ăn lương, thất nghiệp, hưu, người không đóng góp đủ hoặc có thu nhập dưới 58 bảng) có thể nhận trợ cấp với mức khoán do Bảo hiểm quốc gia chi trả trực tiếp, tối đa không quá 28 tuần. Khoản trợ cấp này cũng dao động giữa 44,40 và 52,50 bảng một tuần. Khoản này bằng 56,45 bảng đối với phụ nữ trên 60 tuổi và nam trên 65 tuổi [32,tr359,360]. Việc phân bổ này phụ thuộc các điều kiện đóng bảo hiểm.

Trợ cấp thai sản, theo pháp luật, trợ cấp này sẽ được NSDLĐ chi trả 18

tuần. Khoản trợ cấp này tương ứng với: 90% lương trước đó trong 6 tuần đầu tiên và một khoản khoán hàng tuần bằng 52,50 bảng ở 12 tuần tiếp theo. Với điều kiện người này làm một công việc không gián đoạn ít nhất 26 tuần trước khi nghỉ và yêu cầu hưởng trợ cấp phải được đưa ra từ tuần thứ 15 trước ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm xã hội bắt buộc trong luật bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)