Về đối tƣợng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 65)

Quy định pháp luật về đối tượng áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chế tài xử lí hành chính, là căn cứ pháp lí quan trọng để xác định hành vi vi phạm của một người có đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp xử lí khơng. Chính vì vậy pháp luật về đối tượng áp dụng phải được xây dựng, hoàn thiện theo hướng quy định chi tiết, cụ thể để đảm bảo tính minh bạch, thống nhất, đồng bộ thuận lợi cho việc áp dụng tránh khó khăn, tùy tiện trong việc thực hiện pháp luật, tránh oan sai làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng vi phạm và phải phù hợp với pháp luật quốc tế. Xuất phát từ lí do trên, việc hồn thiện pháp luật về đối tượng áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác xin được kiến nghị một số nội dung sau:

Thứ nhất, về độ tuổi áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác, cần

nâng độ tuổi tối thiểu bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính là 14 tuổi. Vì cho dù thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng độ tuổi 12 là quá nhỏ để nhận sự trừng phạt, kiểm điểm của người lớn, cần quy định độ tuổi phù hợp đã phát triển khá đầy đủ về tâm, sinh lí để có thể nhận thức và tiếp nhận sự giáo dục, theo tôi độ tuổi 14 là độ tuổi tối thiểu phù hợp bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Độ tuổi dưới 12 tuổi cần áp dụng biện pháp giáo dục tại gia đình, khuyên răn thầy cơ, những người có trách nhiệm. Điều này cũng hoàn toàn thống nhất với quan điểm chỉ đạo của V26 Bộ cơng an tại hội thảo về xử lí đối với người chưa thành niên "việc xử lí người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trước hết phải quan tâm áp dụng các biện pháp giáo dục tại gia đình, cộng đồng, việc áp dụng các biện pháp xử lí là giải pháp cuối cùng" và phù hợp Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Quy tắc Bắc Kinh "việc quy định độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cần dựa vào mức độ trưởng thành về cảm xúc, tinh thần và trí tuệ chứ khơng dựa vào tính chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm". Ngoài ra, để phù hợp với Nghị định thư bổ sung cho Công ước quốc tế về quyền trẻ em đề nghị nâng độ tuổi đối với người bán dâm lên đủ 18 tuổi vì theo cơng ước thì người chưa thành niên dưới 18 tuổi bị bóc lột tình dục thơng qua hoạt động mại dâm hay các hành vi tình dục bất hợp pháp cần được đối xử như nạn nhân và khơng bị áp dụng một hình thức xử phạt nào khác.

Thứ hai, về cơ sở áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác nhau

pháp luật cần quy định áp dụng trên cơ sở mức độ, tích chất của hành vi vi phạm mà không thể dựa trên yếu tố "nơi cư trú" nhằm đảm bảo công bằng, quyền tự do, quyền lợi hợp pháp của cơng dân. Vì họ khơng thể bị áp dụng biện pháp có tính chất răn đe nghiêm khắc hơn chỉ vì họ khơng có nơi cư trú nhất định. Điều này là vi phạm nguyên tắc pháp chế và ảnh hưởng quyền và lợi ích cơng dân. Vì vậy, cần bỏ quy định "...chưa bị áp dụng biện pháp này

mà khơng có nơi cư trú nhất định", mà cần xác định tính chất, mức độ hành vi vi phạm của họ để đề ra biện pháp xử lí hành chính phù hợp.

Thứ ba, các quy định pháp luật cần xây dựng khái niệm rõ ràng, có

quy định giải thích thế nào là "nơi cư trú nhất định","trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ"; để việc xử lí chính xác cần định lượng rõ, thế nào được gọi là "vặt", "nhỏ", thường xuyên là mấy lần trở lên (ví dụ, trộm cắp vặt là hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2000.000 triệu đồng, có tính chất thường xun là có từ hai lần vi phạm trở lên trong thời hạn 12 tháng) để dễ dàng xác định, phân biệt hành vi vi phạm hành chính và tội phạm hình sự, đồng thời cũng đảm bảo tính nghiêm minh, răn đe của quy định này.

Thứ tư, pháp luật về đối tượng áp dụng các biện pháp xử lí hành chính

khác cần xác định cụ thể, rõ ràng, minh bạch về đối tượng áp dụng, tránh quy định một cách chung chung dẫn tới sự mở rộng các văn bản cấp dưới, gây tùy tiện, khó khăn cho việc áp dụng. Đối với biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, quy định hiện hành tại Điều 25 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính là quá chung, tạo tiền đề cho việc mở rộng đối tượng ở các văn bản hướng dẫn, vì vậy phải nghiên cứu quy định đối tượng áp dụng theo hướng xác định cụ thể, cần xác định các loại hành vi vi phạm tương ứng, cụ thể.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu quy định cụ thể đối tượng, hành vi vi phạm và phải đảm bảo tính đồng bộ giữa đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác nhau, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo, khó khăn trong việc áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)