- Điểm thứ hai, biện pháp tư pháp hình sự và biện pháp cưỡng chế hành chính đều là các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, do Cơ quan nhà
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong áp dụng và thi hành các biện pháp tƣ pháp
các biện pháp tƣ pháp
Thực tiễn áp dụng pháp luật và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự cho thấy nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đã nêu trên có thể được phân thành hai loại:
Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân tồn tại khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan củ chủ thể áp dụng. Khi tiến hành việc xét xử, quyết định hình phạt cũng như thi hành các biện pháp tư pháp hình sự, Tịa án cũng như các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng và thi hành chúng không thể thay đổi được những quy định pháp luật mà chỉ có thể áp dụng chúng một cách linh hoạt cho phù hợp với pháp luật hiện hành. Do đó, khi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn nhiều vấn đề bất cập, những tồn tại đó dẫn đến hạn chế trong quá trình áp dụng và thi hành chúng.
Cụ thể là:
+ Pháp luật hình sự: Pháp luật hình sự chỉ quy định cơ bản về các điều kiện cũng như cơ sở áp dụng của các biện pháp tư pháp hình sự mà chưa làm rõ được các vấn đề cơ bản như: Khái niệm, bản chất, mục đích cũng như điều kiện áp dụng một cách hiệu quả và thực tế.
Đối với các biện pháp tư pháp hình sự chung, việc ghi nhận trong pháp luật hình sự quá sơ sài, nhất là đối với một số biện pháp như: Buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh. Việc ghi nhận thế nào là công khai xin lỗi, áp dụng công khai xin lỗi như thế nào, tổ chức - cá nhân nào có trách nhiệm trong việc thực hiện, và chế tài của việc khơng thực hiện ra sao, thì lại khơng hề có trong pháp luật hình sự. Hoặc đối với bắt buộc chữa bệnh, việc ghi nhận các bệnh lý, mô tả cụ thể và xác định mức độ của từng loại cần áp dụng bắt buộc chữa bệnh cũng rất quan trọng, và cần được ghi nhận ngay tại Bộ luật Hình sự.
+ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp hình sự trong thực tiễn xét xét xử và thi hành án.
Đối với những trường hợp đặc biệt (áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp hình sự riêng - đối với người chưa thành niên phạm tội), thì cần có
những quy định cụ thể, rõ ràng về điều kiện và thủ tục áp dụng, cũng như thi hành, nhưng pháp luật hiện hành lại không hề quy định mà chỉ có biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Về hình thức áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp cịn hết sức chung chung, rất khó để hiểu và áp dụng một cách linh hoạt đối với từng địa phương có hồn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Việc áp dụng hình thức nào vẫn cịn là vấn đề tranh cãi do có thể hiểu, giải thích theo nhiều hương khác nhau và chưa thống nhất áp dụng được.
+ Pháp luật thi hành án hình sự: Là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các biện pháp tư pháp hình sự, pháp luật thi hành án hình sự mới đây (ban hành ngày 17/06/2010; có hiệu lực từ ngày 01/07/2011) đã quy định khá cụ thể về các biện pháp tư pháp hình sự, là một trong những căn cứ xác đáng để thực hiện chế tài đối với các biện pháp tư pháp hình sự. Nhưng mặt khác, việc ghi nhận cụ thể này, cũng vẫn chưa thể hiện được bản chất của việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự.
* Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trong việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự, cũng như của những người có nghĩa vụ thi hành chúng. Họ khơng thực hiện đúng các quy định pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự như theo đúng các yêu cầu pháp lý khi giải quyết các vụ án hình sự. Do hạn chế về nhận thức pháp lý của những người có thẩm quyền và trách nhiệm áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự, hoặc cố tình áp dụng khơng đúng, khơng đầy đủ và khơng chính xác các quy định của pháp luật mà việc áp dụng và thi hành đó khơng đạt được hiệu quả cao.
Nói chung, nguyên nhân dẫn đến những hoạt động áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự này trong thực tiễn là do:
- Không đảm bảo được cơ sở thực tế của việc áp dụng pháp luật và thi hành các biện pháp tư pháp;
- Không đảm bảo được cơ sở pháp lý trong việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự;
- Sai lầm trong áp dụng biện pháp tư pháp hình sự do sự thiếu hiểu biết về pháp lý;
- Vi phạm thủ tục tố tụng về áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp hình sự.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua nghiên cứu những quy định cụ thể về các biện pháp tư pháp hình sự nêu trên, về cả quá trình lịch sử phát triển và điều kiện áp dụng, thi hành đối với các biện pháp tư pháp đó; chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa lý luận chung (Chương 1) và các quy định thực định (Chương 2), từ đó nhìn nhận khái qt về lý luận các biện pháp tư pháp hình sự.
Tuy nhiên, việc nhìn nhận trên cơ sở lý luận thì chưa đủ tồn diện và đầy đủ; cần phải có cái nhìn sâu hơn trên khía cạnh áp dụng và thi hành, thì mới có thể thấy được sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn, tìm ra các ưu và khuyết điểm của lý luận.
Mặc dù, việc ghi nhận các biện pháp tư pháp hình sự trong pháp luật hình sự đã khá đầy đủ, nhưng chưa sâu rộng, và cũng mới chỉ mang tính chất lý luận, khi được thực tế soi đường, và kiểm chứng, ta mới thấy được tầm quan trọng của các biện pháp nêu trên. Việc áp dụng thực tiễn đã cho thấy, việc quy định lý luận, cũng như áp dụng thực tiễn có mối quan hệ khơng thể tác rời; có tầm quan trọng nhất định; là tổng thể chung góp phần đấu tranh, phịng và chống tội phạm. Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Chương 2, có thể thấy bản thân lý luận và thực tiễn vẫn có có nhiều kẽ hở, cần phải được bổ sung, làm rõ và hồn thiện hơn.
Do đó, chúng ta cần xem xét đến đường hướng và nhu cầu sửa đổi, hồn thiện pháp luật, và tìm ra những giải pháp tối ưu để hoàn thiện chúng.
Chương 3