Thẩm quyền của Tòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hai quần đảo hoàng sa và trường sa trước tòa án công lý quốc tế của liên hiệp quốc (Trang 29 - 34)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3. Tổng quan về Tòa án Công lý Quốc tế

1.3.3. Thẩm quyền của Tòa

Tòa ICJ có hai thẩm quyền chính: giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia phù hợp với Quy chế của Tòa và đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý mà Đại hội đồng, Hội đồng bảo an LHQ cũng như các cơ quan khác của LHQ, các tổ chức chuyên môn được phép của Đại hội đồng yêu cầu.

1.3.3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Chức năng của Tòa ICJ chính là giải quyết hòa bình, trên cơ sở luật quốc tế, các tranh chấp pháp lý quốc tế phát sinh giữa các quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Tòa ICJ không giải quyết những tranh chấp giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế hay với các cá nhân. Liên Hiệp Quốc cũng như tất cả các tổ chức quốc tế chuyên môn khác không được quyền sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp này. Chỉ có quốc gia mới có quyền kiện ra Tòa để giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa họ.

Các thành viên của LHQ là các quốc gia đầu tiên được sử dụng cơ chế của Tòa để giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa họ. Quốc gia không phải là thành viên LHQ cũng có thể yêu cầu Tòa giúp đỡ nếu trước đó họ phải chấp nhận Quy chế của Tòa. Điều này chỉ đạt được khi quốc gia yêu cầu đáp ứng được các điều kiện do Đại hội đồng đặt ra trong từng trường hợp trên cơ sở kiến nghị của HĐBA. Thông thường, các điều này là: chấp nhận Quy chế của Tòa, cam kết tôn trọng và thực hiện các quyết định của Tòa và đóng một khoản niêm liễn lệ phí cho Tòa. Tất cả các quốc gia không phải là thành viên

LHQ cũng như không phải là thành viên Quy chế Tòa phải đệ trình cho Thư ký tòa một tuyên bố theo đúng những điều kiện mà HĐBA đề ra. Hành động này được coi là sự chấp nhận chính thức thẩm quyền của Tòa và cam kết thực hiện tự nguyện các quyết định sự công bằng giữa các bên tranh chấp. Một tranh chấp chỉ được Tòa chấp nhận khi có hai hoặc nhiều quốc gia liên quan.

Khi đã có tranh chấp, Tòa có thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Thẩm quyền này là độc lập, dựa trên cơ sở tự nguyện của các quốc gia hữu quan và không bị bất kỳ sức ép chính trị, kinh tế nào. Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa dựa trên sự đồng ý rõ ràng của quốc gia. Đây là nguyên tắc mang tính tập quán và đã được đưa vào trong Điều 36, khoản 1

của Quy chế: “Tòa có thẩm quyền tiến hành xét tất cả các vụ việc mà các bên đưa ra cũng như tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các hiệp ước, các công ước đang có hiệu lực”.

Tính tự do của các quốc gia trong việc lựa chọn thẩm quyền của Tòa không cần đến sự tham dự của các cơ quan khác của LHQ, không phụ thuộc vào bất kỳ áp lực nào, kể cả Hội đồng Bảo an LHQ. Điều 36 khoản 3 Hiến

chương LHQ trù định: “Hội đồng Bảo an phải lưu ý đối với những tranh chấp có tính chấp pháp lý, thông thường, các đương sự phải đưa các tranh chấp đó ra Tòa án Công lý Quốc tế theo đúng quy định của Quy chế Tòa án”.

Theo nội dung của điều khoản trên, vào bất kỳ thời điểm nào của tranh chấp, HĐBA có thể khuyến nghị các bên áp dụng những thủ tục và biện pháp thích hợp nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải lưu ý rằng các tranh chấp pháp lý nên được các bên đưa ra trước Tòa. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là HĐBA bắt buộc các quốc gia phải đưa ra tranh chấp của mình ra cho Tòa xử lý mà không thể sử dụng các biện pháp khác.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được thiết lập theo ba phương thức:

Trong mọi trường hợp, các quốc gia tranh chấp sẽ ký một hiệp ước, được gọi là thỏa thuận thỉnh cầu, đề nghị Tòa xem xét phân giải tranh chấp giữa họ. Thỏa thuận này mang tính chính thức, rõ ràng, thường được giải quyết qua đường ngoại giao để việc kiện lên Tòa có giá trị về mặt pháp lý. Trong thỏa thuận này, các quốc gia nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của Tòa, phạm vi luật áp dụng.

Trong trường hợp thỏa thuận thỉnh cầu, các bên đưa ra các câu hỏi khác nhau thể hiện quan điểm và cách hiểu của họ về tranh chấp, Tòa sẽ phải xác định chính xác thẩm quyền của mình khi xem xét các câu hỏi đó. Vì vậy, việc soạn thảo các câu hỏi phải thật rõ ràng, chính xác theo quan điểm pháp luật. Một sai lầm trong cách thể hiện có thể “định hướng” cho Tòa, gây bất lợi cho chính quốc gia đưa ra câu hỏi đó.

+ Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế.

Thẩm quyền bắt buộc của Tòa có thể được xác lập hoặc thông qua các điều khoản đặc biệt trong các hiệp ước song phương và đa phương thừa nhận trước thẩm quyền của Tòa. Thông thường, trong các hiệp ước và công ước song phương hoặc đa phương thường trù định điều khoản đặc biệt, trong đó các bên thỏa thuận trước rằng, khi có xảy ra tranh chấp trong việc giải thích và thực hiện điều ước quốc tế, một bên có thể đưa ra tranh chấp ra trước Tòa. Có điều ước quy định chung chung rằng khi có tranh chấp, các bên sẽ áp dụng các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trong đó có Tòa ICJ. Có điều ước quy định rõ sẽ sử dụng Tòa ICJ trong trường hợp có tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra, một bên có thể đơn phương kiện ra trước Tòa hoặc các bên có thể cùng ký một thỏa thuận đưa vụ việc ra nhờ Tòa phân xử.

Trường hợp điều ước quốc tế lựa chọn Pháp viện thường trực quốc tế như là cơ quan tài phán chính giải quyết thì thẩm quyền của Tòa cũng có cơ sở được xác lập. Tòa ICJ, cơ quan kế thừa Pháp viện thường trực quốc tế, có thẩm quyền với điều kiện điều ước vẫn còn hiệu lực và các quốc gia

hữu quan là các quốc gia thành viên của Quy chế của Tòa. Điều 37 Quy chế của Tòa nêu rõ: Trong tất cả các trường hợp khi hiệp ước hay công ước hiện hành trù định chuyển vụ việc cho một cơ quan tài phán do Hội Quốc liên lập ra hay cho Pháp viện thường trực quốc tế thì vụ việc giữa các nước thành viên của Quy chế này phải được chuyển Tòa ICJ.

+ Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa

Điều 36, khoản 2 quy định về cơ chế này như sau:

“Các quốc gia thành viên của quy chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận vô điều kiện (ifso facto) đối với mỗi quốc gia khác bất kỳ đã nhận nhiệm vụ như vậy: thẩm quyền xét xử của Tòa án là nghĩa vụ xét xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:

a. Giải thích điều ước.

b. Vấn đề bất kỳ liên quan đến Luật quốc tế.

c. Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế. d. Tính chất và mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế.”

Theo cơ chế này, khi cả hai quốc gia tranh chấp đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa và các tuyên bố này của họ đồng thời có cùng phạm vi hiệu lực đối với một tranh chấp như vậy thì có thể coi là Tòa có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó. Cơ chế này cho phép quốc gia có thể viện dẫn đến sự giúp đỡ của Tòa để phân giải tranh chấp với một quốc gia khác có cùng một lập trường đối với thẩm quyền của Tòa.

Các tuyên bố đơn phương này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia. Các quốc gia có toàn quyền tự do lựa chọn, thời điểm, nội dung, điều kiện chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa. Tòa không quan tâm đến vấn đề hình thức của tuyên bố, miễn là nó thể hiện rõ ràng sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Những tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa có thể là không điều kiện hoặc với điều kiện có đi có lại từ nhiều hoặc một số nước, hoặc trong một thời gian nhất định.

1.3.3.2. Thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn

Điều 96 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định:

“1. Đại hội đồng hay Hội đồng Bảo an có thể đòi hỏi Tóa án Công lý Quốc tế những kết luận tư vấn về bất cứ vấn đế pháp lý nào;

2. Các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn bất kỳ lúc nào được Đại Hội đồng cho phép, cũng được quyền hỏi ý kiến Tòa án Công lý Quốc tế về những vấn đề pháp lý có thể được đặt ra trong phạm vi hoạt động của mình”

Tuy nhiên, cơ chế này chỉ dành cho các cơ quan chính của LHQ và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Các quốc gia không được yêu cầu Tòa cho kết luận tư vấn về những tranh chấp của mình. Tuy nhiên, các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế bất kỳ đều có quyền và nghĩa vụ cung cấp tin tức, các tài liệu văn bản có liên quan đến vấn đề hoặc có thể tường trình bằng lời trong phiên họp công khai được triệu tập nhằm mục đích xem xét vấn đề. Thư ký Tòa sẽ thông báo và chuyển tất cả những bản báo cáo bằng văn bản đó cho các nước và các tổ chức có quyền tham gia vào Tòa án.

Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an được quyền yêu cầu kết luận tư vấn bất kỳ vấn đề pháp lý nào, trong khi các tổ chức khác chỉ được yêu cầu kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý có thể được đặt ra trong phạm vi hoạt động của mình. Cơ chế này phân biệt rõ rệt thẩm quyền của hai cơ quan chính của LHQ với các tổ chức quốc tế khác.

CHƯƠNG 2

TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hai quần đảo hoàng sa và trường sa trước tòa án công lý quốc tế của liên hiệp quốc (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)