Yêu sách của Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hai quần đảo hoàng sa và trường sa trước tòa án công lý quốc tế của liên hiệp quốc (Trang 46 - 47)

6. Kết cấu của luận văn:

2.1. Yêu sách của các bên tranh chấp

2.1.4. Yêu sách của Malaysia

Năm 1978, Malaysia đưa ra yêu sách chủ quyền đối với các đảo An Bang, Đá Kỳ Vân và đá Công Đo dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế về thềm lục địa. Năm 1979, Malaysia công bố bản đồ trong đó một số đảo của Trường Sa được đánh dấu là lãnh thổ Malaysia.

Tháng 6 năm 1983, Malaysia chiếm đóng quân sự đảo đầu tiên là Đá Hoa Lau trong khu vực yêu sách. Tháng 9 năm 1983, Malaysia chính thức tuyên bố chiếm cứ bãi san hô ngầm James Schoal, Đá Hoa Lau, bãi Kiêu Ngựa, Đá Kỳ Vân và khẳng định các đảo này nằm trong vùng được gọi là “vùng kinh tế biển” của Malaysia. Tháng 12 năm 1986, quân đội Malaysia chiếm đảo Đá Kỳ Vân và Kiêu Ngựa.

Tháng 6 năm 1999, Malaysia mở rộng chiếm đóng ra Đá Én Ca và bãi Thám Hiểm, nâng tổng số các đảo bãi chiếm đóng của mình ở quần đảo Trường Sa lên bảy đảo, bãi.

Luận thuyết của Malaysia dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế về thềm lục địa. Tuy nhiên, điều 76 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ghi rõ:

“Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy

biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”, hoàn toàn không liên quan đến các

đảo, đá nổi lên mặt biển trong vùng thềm lục địa. Luận thuyết của Malaysia hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Yêu sách của Malaysia về chủ quyền cũng không có một cơ sở lịch sử nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hai quần đảo hoàng sa và trường sa trước tòa án công lý quốc tế của liên hiệp quốc (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)