Tổng quan về các phương thức giải quyết tranh chấp biển đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hai quần đảo hoàng sa và trường sa trước tòa án công lý quốc tế của liên hiệp quốc (Trang 75 - 78)

6. Kết cấu của luận văn:

3.1. Tổng quan về các phương thức giải quyết tranh chấp biển đảo

Về việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, Điều 33 Hiến chương LHQ quy

định: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”. Việc giải quyết tranh chấp

chủ quyền biển đảo giữa các quốc gia cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung của Hiến chương LHQ. Theo quy định trên, việc giải quyết tranh chấp biển đảo có hai hình thức: thứ nhất là giải quyết bằng con đường ngoại giao thông qua đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải; thứ hai là giải quyết bằng con đường tài phán quốc tế.

Giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại ngao thông qua đàm phán,

điều tra, trung gian hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp hòa bình được nhiều quốc gia lựa chọn. Phương thức này đảm bảo được quan hệ hữu nghị giữa các bên tranh chấp, đạt tới sự đồng thuận cao giữa các bên, các bên tôn trọng sự thỏa thuận và tự nguyện thực hiện những cam kết đã thỏa thuận. Tuy nhiên, thực tế trong đàm phán ngoại giao để giải quyết tranh chấp quốc tế, các nước nhỏ thường hay bị thua thiệt do bị sức ép về kinh tế, chính trị. Trong việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung, Việt Nam đã từng nhiều lần thuyết phục Trung Quốc cùng đàm phán hòa bình đề giải quyết tranh chấp, nhưng Trung Quốc luôn tìm cách từ chối, né tránh hoặc cứ khăng khăng đòi theo các quy tắc không thích hợp, bất lợi cho Việt Nam. Vì vậy, phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao còn rất nhiều gian nan và rất khó đạt được thỏa thuận như mong muốn.

Về giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán quốc tế. Các cơ quan tài

Tính chất của mỗi loại hình tài phán phụ thuộc vào quy chế, điều lệ và chức năng của từng loại, theo sự xác định và lựa chọn của chủ thể luật quốc tế.

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án. Hiện tại, Tòa án Công lý Quốc tế của LHQ

và Tòa án quốc tế về Luật biển đều có thẩm quyền xét xử các tranh chấp về biển đảo giữa các quốc gia.

- Tòa ICJ có thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp do các bên đưa ra và mọi vấn đề

được quy định trong Hiến chương LHQ hoặc trong các điều ước quốc tế hiện hành, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982. Điều kiện cần thiết ở đây là sự đồng ý của các bên về thẩm quyền của Tòa. Việc đồng ý chấp nhận ràng buộc của tòa được thể hiện qua tuyên bố đơn phương, qua thỏa thuận với nhau hoặc qua quy định trong văn bản điều ước quốc tế liên quan. Khi xét xử các vụ kiện, tòa áp dụng các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung của pháp luật. Đồng thời, tòa cũng sẽ vận dụng các phán quyết, học thuật của các học giả nổi tiếng như là các công cụ hỗ trợ. Phán quyết của Tòa mang tính chất chung thẩm và có giá trị bắt buộc thi hành giữa các bên.

- Tòa án quốc tế về Luật biển có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp trong việc

giải thích và áp dụng Công ước về Luật biển của LHQ năm 1982 giữa các quốc gia, giữa pháp nhân và thể nhân. Các quốc gia cũng cần có sự công nhận trước thẩm quyền của Tòa thông qua tuyên bố đơn phương, qua thỏa thuận với nhau hoặc qua quy định trong văn bản điều ước quốc tế liên quan. Luật áp dụng chủ yếu là các điều khoản của Công ước về Luật biển của LHQ năm 1982, ngoài ra Tòa có thể áp dụng các nguồn của luật quốc tế miễn là chúng phù hợp với Công ước. Phán quyết của Tòa mang tính chất chung thẩm và có giá trị bắt buộc thi hành giữa các bên.

Tòa ICJ và Tòa án quốc tế về Luật biển là hai hệ thống xét xử thường trực, độc lập và song song. Thẩm quyền của Tòa ICJ rộng hơn Tòa án quốc tế về Luật biển, bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đó có luật biển, luật áp dụng của Tòa ICJ cũng rộng hơn. Tuy nhiên, Tòa ICJ chỉ xét xử tranh chấp giữa các quốc gia, trong khi Tòa án quốc tế xét xử các vụ kiện giữa các quốc, pháp nhân và thể nhân. Tòa ICJ có bề dày về kinh nghiệm xét xử, nhưng thủ tục xét xử rườm rà, kéo dài. Tòa án quốc tế về Luật biển có

những thẩm phán chuyên sâu về luật biển và thủ tục xét xử ngắn gọn hơn. Nhưng khi sử dụng hai tòa này cho tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam vướng phải trở ngại đầu tiên đó là sự công nhận trước thẩm quyền của Tòa từ phía quốc gia bị kiện.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

- Trọng tài quốc tế theo phụ lục VII của Công ước Luật Biển năm 1982. Tòa này

có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến Công ước. Bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra Tòa trọng tài giải quyết bằng một thông báo viết gửi tới bên kia. Tòa trọng tài gồm 5 trọng tài viên do các bên lựa chọn từ danh sách Trọng tài viên do Tổng thư ký lập trên cơ sở đề xuât của các quốc gia thành viên. Tòa này độc lập với Tòa án quốc tế về Luật biển, được thành lập để giải quyết những vụ việc cụ thể (chỉ mang tính tạm thời) và chấm dứt ngay sau khi vụ việc được giải quyết. Bản án của tòa có tính chất tối hậu và không được kháng cáo.

- Trọng tài quốc tế đặc biệt theo phụ lục VIII của Công ước Luật Biển năm 1982.

Tòa này có thẩm quyền hạn chế hơn, chỉ giải quyết các tranh chấp về giải thích và thực hiện các quy định của công ước liên quan đến 4 loại vụ việc. Đó là về đánh cá, bảo vệ mội trường biển, nghiên cứu khoa học biển và hàng hải. Bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra Tòa trọng tài giải quyết bằng một thông báo viết gửi tới bên kia. Các bên cũng được tự do lựa chọn trọng tài trong danh sách. Phán quyết của trọng tài quốc tế đặc biệt là cuối cùng và không được kháng án.

Các phán quyết của hai tòa trọng tài nêu trên đều có giá trị chung thẩm và không được kháng án. Tuy nhiên, nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trước về việc kháng cáo thì cũng có thể đưa ra xem xét lại. Nếu các bên có tranh chấp trong việc giải thích hay thực hiện quyết định của trọng tài thì bất cứ bên nào cũng có quyền đưa ra trọng tài đã ra quyết định để trọng tài xem xét. Ngoài ra, nếu tất cả các bên tranh chấp nhất trí thì tranh chấp đó có thể được đưa lên Toà án Công lý Quốc tế hoặc Toà án quốc tế về Luật Biển để giải quyết.

- Toà Trọng tài trường trực LaHay. Tòa được thành lập vào năm 1899, trên cơ sở

Công ước Lahay 1899 (còn được gọi là công ước Lahaye I) về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Tòa này có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh

giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thoả thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác. Mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định số lượng trọng tài viên bằng nhau tham gia Hội đồng trọng tài từ danh sách Ban trọng tài. Phán quyết của Hội đồng trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số. Phán quyết này có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên.

Việc lựa chọn thủ tục trọng tài có nhiều ưu điểm như, các bên tranh chấp được tự do thỏa thuận, tự do lựa chọn trọng tài viên, thủ tục đơn giản linh hoạt, thời gian giải quyết nhanh chóng, trọng tài viên có kiến thức chuyên môn cao. Việt Nam có thể khởi kiện các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông ra Tòa Trọng tài quốc tế theo phụ lục VII của Công ước Luật Biển năm 1982 vì thủ tục chấp nhận thẩm quyền của tòa không phải là bắt buộc như đối với Tòa ICJ và Tòa án quốc tế về Luật biển.

Phán quyết của Tòa án hay Tòa trọng tài đều có giá trị chung thẩm, bắt buộc thi hành đối với các bên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thi hành các phán quyết đó hoàn toàn do sự tự nguyện của các bên, không có một cơ quan nào đảm bảo cho việc thi hành án. Do vậy, để việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh, Việt Nam cần phải tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực quốc phòng, tăng cường quan hệ ngoại giao, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hai quần đảo hoàng sa và trường sa trước tòa án công lý quốc tế của liên hiệp quốc (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)