Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự góp phần bảo vệ quyền con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang) (Trang 59 - 60)

con người trong việc xét xử các vụ án hình sự

Nhằm tôn trọng thực hiện các điều ước Quốc tế đã ký kết, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là xây dựng các qui định bảo đảm cho quyền con người, quyền công dân.VKS thông qua hoạt động kiểm sát bản án (quyết định) hình sự sơ thẩm của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) để phát hiện những vi phạm và thực hiện quyền năng kháng nghị phúc thẩm VAHS. Khi có kháng nghị của VKS, Toà án cấp trên trực tiếp mở phiên tòa phúc thẩm xét xử lại vụ án, kiểm tra tính đúng đắn về hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, nhằm khắc phục những sai lầm nghiêm trọng của Tòa án cấp dưới trực tiếp, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, xử lý công minh, không để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, đảm bảo việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, việc áp dụng các chính sách hình sự đối với từng người tham gia tố tụng trong vụ án được tuân thủ đúng qui định. Trong quá trình tiến hành tố tụng, pháp luật TTHS qui định các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ các chứng cứ có tội và xác định các chứng cứ vô tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những tài liệu giải quyết vấn đề dân sự trong VAHS và trách nhiệm chứng minh tôi phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, bị can, bị cáo không có

nghĩa vụ chứng minh nhưng có quyền đưa ra chứng cứ và yêu cầu chứng minh, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để họ đưa ra yêu cầu và giải quyết yêu cầu đó. Mọi vi phạm trong quá trình giải quyết một VAHS làm ảnh hưởng đến quyền con người của những người tham gia tố tụng đều là căn cứ để kháng nghị phúc thẩm VAHS. Sau khi phát hiện bản án (quyết định) hình sự sơ thẩm của Tòa án cùng cấp (hoặc cấp dưới trực tiếp) có vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự, pháp luật TTHS, cùng với việc dựa vào thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm trong việc xét xử phúc thẩm VAHS, VKS kháng nghị phúc thẩm VAHS để bảo vệ quyền con người trong VAHS

1.4. Phân biệt kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự với kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)