NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá nhân sự của cá nhân
3.1.1. Những bất cập trong quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Thứ nhất: Quy định của pháp luật về năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Điều 19 BLDS năm 2005 quy định:“Người thành niên có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của
Bộ luật này” [10, Điều 19]. Từ quy định này có thể hiểu, cá nhân từ đủ mười
tám tuổi trở lên, nếu không bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì sẽ được công nhận là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp cá nhân đủ mười tám tuổi (đã thành niên) nhưng vì bị mắc bệnh từ nhỏ nên không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, nếu theo quy định tại Điều 19 BLDS năm 2005 thì chúng ta vẫn phải thừa nhận những người đó có khả năng tham gia giao dịch dân sự khi họ chưa bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai: Quy định của pháp luật về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên chưa đủ sáu tuổi
Quy định của pháp luật về năng lực hành vi dân sự đối với người chưa
thành niên chưa đủ sáu tuổi như sau: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng
lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do
Điều 21 BLDS khẳng định người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự, theo tôi là không chính xác. Người chưa đủ sáu tuổi chỉ bị coi là không có năng lực hành vi dân sự nếu họ bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Nếu họ có sự phát triển bình thường về nhận thức thì khi họ đạt đến một độ tuổi nhất định do pháp luật quy định họ sẽ có năng lực hành vi dân sự.
Thứ ba: Quy định của pháp luật liên quan đến người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi
Khoản 2 Điều 647 BLDS năm 2005 quy định: “Người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc
người giám hộ đồng ý” [10, Điều 647].
Theo phân tích tại mục 2.3.2.2, người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi dù chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nhưng họ cũng có một sự nhận thức nhất định nên nếu họ có tài sản riêng thì phải thừa nhận quyền định đoạt đối với tài sản của họ. Do đó, pháp luật dân sự nước ta ghi nhận quyền lập di chúc cho người chưa thành niên trong độ tuổi này để đảm bảo quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Tuy nhiên, việc tự định đoạt này của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Vậy hình thức của “sự đồng ý” trong quy định trên của pháp luật nên được hiểu như thế nào, pháp luật hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Thứ tư: Quy định pháp luật về trường hợp cá nhân mất năng lực hành vi dân sự
Tại Điều 22 BLDS năm 2005 quy định mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp một người do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ thành vi dân của mình…Vậy “bệnh khác” theo quy định trên là những bệnh gì? Đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn về vấn đền này.
Theo quy định tại Điều 22 BLDS, một cá nhân không thể bằng nhận thức để có thể làm chủ, kiểm soát bất kỳ hành vi nào của mình và có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án thì được coi là người mất năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch của họ đều phải thông qua người đại diện hợp pháp xác lập và thực hiện thì mới có hiệu lực. Tuy nhiên, BLDS cũng chưa quy định rõ về thời điểm bắt đầu giao dịch dân sự đối với người mất năng lực hành vi dân sự phải thực hiện qua người đại diện. Thời điểm này là thời điểm mất năng lực hành vi dân sự xảy ra trên thực tế hay là thời điểm Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình Tòa án giải quyết các giao dịch liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự.
Hiện nay, tình trạng người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại là vấn đề nhiều địa phương quan tâm. Nhưng không phải người mất năng lực
hành vi dân sự nào cũng có người giám hộ, mà có rất nhiều trường hợp người
mất năng lực hành vi dân sự không có người thân thích, không ai là người quản lý, giám sát. Khi họ thực hiện hành vi gây thiệt hại cho chủ thể khác thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Pháp luật dân sự chưa có quy định về vấn đề này.
Thứ năm: Quy định pháp luật liên quan đến việc giám hộ đối với một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự và chưa có cơ quan có thẩm quyền nào kết luận bên vợ hoặc chồng đang là người giám hộ đương nhiên không đủ điều kiện là người giám hộ thì theo khoản 4 Điều 58 và Điều 62 BLDS, bố, mẹ của người vợ hoặc người chồng mất năng lực hành vi dân sự không thể là người giám hộ, người đại diện theo pháp luật cho người mất năng lực hành vi dân sự để khởi kiện xin ly hôn. Quy định trên phần nào sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự khi bên vợ, chồng là người giám hộ có tư cách đạo đức xấu
3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá nhân qua một số vụ án
3.1.2.1. Về xác định tư cách đương sự của người chưa thành niên
Đương sự trong vụ án Dân sự được quy định bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, họ tham gia tố tụng tại Tòa án khi có đầy đủ năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng cá nhân có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân gắn liền với sự tồn tại của cá nhân đó. Mọi cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng của đương sự, bằng chính hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Thông thường, cá nhân được xác định có năng lực pháp luật tố tụng dân sự đầy đủ khi cá nhân đó đủ mười tám tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Khoản 5, 6 Điều 57 BLTTDS năm 2004 quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là người chưa thành niên như sau:
Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong
trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện [45, Điều 57].
Độ tuổi của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự phân hóa theo nhiều cấp độ tuổi khác nhau từ đủ sáu tuổi, đủ chín tuổi, đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. Trường hợp đương sự là người chưa thành niên chưa đủ mười lăm tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những đối tượng này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật có toàn quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho người được đại diện, kể cả về quan hệ nhân thân. Trong bản án, Tòa án thể hiện rõ người được đại diện là nguyên đơn, còn người đã thực hiện hành vi khởi kiện vì lợi ích của nguyên đơn phải ghi họ là người đại điện cho nguyên đơn. Nếu đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc tham gia giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình khởi kiện với tư cách là nguyên đơn và tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Nhưng Tòa án vẫn có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Đối với người chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên được trực tiếp tham gia tố tụng dân sự về quan hệ hôn nhân và gia đình, nhưng pháp luật chưa quy định rõ địa vị tố tụng của họ.
3.1.2.2. Về xác định tư cách đương sự của người chưa thành niên từ đủ chín tuổi trong vụ án ly hôn
Theo LHN&GĐ năm 2000 về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn quy định:
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con [49, Điều 92]. Cùng với sự phát triển của mọi mặt của xã hội, trẻ em được lĩnh hội, tiếp xúc với nền giáo dục từ nhỏ, thúc đẩy nhanh quá trình nhận thức, cảm nhận, hình thành tư duy độc lập của các em về môi trường sống xung quanh. Do đó, LHN&GĐ năm 2014 đã có sự thay đổi hợp lý theo chiều hướng giảm độ tuổi để hỏi ý kiến của người con trong vụ án ly hôn từ đủ chín tuổi xuống từ đủ bảy tuổi. Khoản 2 Điều 81 LHN&GĐ năm 2014 quy định:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con [54, Điều 81]. Tuy nhiên, với vấn đề việc xác định tư cách đương sự của người chưa thành niên trong vụ án cha mẹ ly hôn, chúng tôi tập trung đưa ra phân tích vướng mắc trong công tác xét xử của Tòa án khi triệu tập người chưa thành niên từ đủ chín tuổi (theo LHN&GĐ hiện hành) tham gia phiên tòa. Sau đây
là một vụ án về việc tranh chấp không công nhận vợ chồng giữa nguyên đơn:
Bà Phạm Thị H, sinh năm 1974 và bị đơn: Ông Cù Văn Đ, sinh năm 1973; đều trú tại huyện M, tỉnh LĐ.
Theo đơn xin ly hôn ngày 27/11/2013 và các lời khai của bà Phạm Thị H trình bày:
Bà và ông Cù Văn Đ sống chung với nhau từ đầu năm 2003 nhưng không đăng ký kết hôn. Bà và ông Đ chung sống hạnh phúc không có mâu thuẫn gì, nhưng đến năm 2013 nhà nước thu hồi đất, ông, bà nhận tiền đền bù thì vợ chồng xảy ra xung đột, từ chuyện nhỏ ông Đ cũng kiếm cớ gây sự, chửi mắng, đánh đập bà. Bà không có một quyền gì trong gia đình nên muốn được ly hôn.
Về con chung: Hai vợ chồng có 02 con chung là cháu Cù Thanh S, sinh ngày 14/8/2004 và cháu Cù Trọng N, sinh ngày 26/7/2008. Khi ly hôn bà yêu cầu được nuôi cả hai con và yêu cầu ông Đ cấp dưỡng nuôi con.
Bị đơn ông Cù Văn Đ trình bày:
Ông và bà H xây dựng gia đình vào tháng 1/2003, có tổ chức lễ cưới, nhưng không có đăng ký kết hôn. Nay bà H yêu cầu ly hôn ông đồng ý.
Về con chung: ông xác định có hai con chung như bà H trình bày, nhưng ông không đồng ý cho bà H nuôi cả hai con mà ông đề nghị mỗi người được nuôi một con chung.
Tại bản án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 19/2013/HNGĐ-ST ngày
28/12/2013, TAND Huyện M và bản án Hôn nhân và Gia đình phúc thẩm số
06/2014/HNGĐ-PT ngày 12/2/2012, TAND Tỉnh LĐ đã nhận định:
Về quan hệ hôn nhân: Bà H và ông Đ chung sống với nhau năm 2003 có tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán được gia đình hai bên thừa nhận, nhưng không có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 11 LHN&GĐ năm 2000; điểm c khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày
09/6/2000 của Quốc hội tuyên bố không công nhận bà H và ông Đ là vợ chồng.
Về con chung: bà H và ông Đ có hai con chung là cháu Cù Thanh S,
H và ông Đ đều yêu cầu được nuôi con. Vì con chung của bà H và ông Đ đều còn nhỏ cần sự chăm sóc của mẹ nhiều hơn. Hơn nữa, hiện nay ông Đ còn phải chăm sóc hai con riêng của ông, nên điều kiện chăm sóc con ít nhiều hạn chế hơn bà H. Vì vậy, giao cả hai con chung cho bà H có trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng giáo dục.
Về việc cấp dưỡng nuôi con: bà H nuôi con, ông Đ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là đúng với quy định của pháp luật và việc cấp dưỡng phải đảm bảo được điều kiện sinh hoạt thiết yếu của các con. Do đó, buộc ông Đ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho cả hai cháu là 1.500.000đ/tháng. Thời gian cấp dưỡng nuôi con kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật cho đến khi con đủ tuổi trưởng thành.
1/ Tuyên bố không công nhận bà Phạm Thị H và ông Cù Văn Đ là vợ chồng.
2/ Về con chung: Giao cháu Cù Thanh S, sinh ngày 14/8/2004 và cháu Cù Trọng N, sinh ngày 26/7/2008 cho bà H có trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục. Buộc ông Đ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho cả hai cháu là 1.500.000đ/tháng. Thời gian cấp dưỡng nuôi con là kể từ ngày án có hiệu lực pháp