Pháp luật Việt Nam chưa quy định các tiêu chắ cụ thể khi xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu (Trang 85 - 87)

2.2. Một số hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về tên miền

2.2.2. Pháp luật Việt Nam chưa quy định các tiêu chắ cụ thể khi xác

định tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu

Đối với tên miền thì việc xác định cũng như xử lý các hành vi xâm phạm không phải là một việc làm dễ dàng. Hiện nay chưa có một điều luật nào quy định cụ thể những hành vi nào thì được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với tên miền như Luật sở hữu trắ tuệ đã quy định cụ thể đối với nhãn hiệu và tên thương mại. Điều 130 Luật Sở hữu trắ tuệ đưa ra các tiêu chắ để xác định một hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền. Tuy nhiên, các tiêu chắ này vẫn còn nhiều bất cập có thể được khải quát như sau :

- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ của người khác. Tuy nhiên, tiêu chắ trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn lại chưa được quy định rõ như là các tiêu chắ xem xét hai nhãn hiệu có bị coi là trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhau hay không.

- Chủ thể đăng ký, chiếm giữ hoặc sử dụng không có quyền sử dụng đối với tên miền đó. Tuy nhiên, như thế nào là không có quyền sử dụng đối với tên miền. Nếu một chủ thể đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tên miền (mặc dù tên miền đó có thể bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác) thì chủ thể đó có bị coi là không có quyền sử dụng đối với tên miền đó không. Xét theo các quy định về cấp phát tên miền thì chỉ cần chưa có ai đăng ký, tổ chức, cá nhân đó sẽ được cấp quyền sử dụng đối với tên miền. Tuy nhiên, việc cấp quyền này lại vi phạm quyền đối với nhãn hiệu. Đo dó, tiêu chắ này là không cần thiết và gây khó khăn cho các chủ sở hữu nhãn hiệu trong

giải quyết tranh chấp.

- Nhằm mục đắch chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tắn, danh tiếng của nhãn hiệu. Vấn đề thiệt hại trong trường hợp này được xác định theo căn cứ nào. Bên bị vi phạm có cần phải chứng minh các thiệt hại trên thực tế hay không. Trong nhiều trường hợp tuy chưa có thiệt hại trên thực tế nhưng xét về hành vi thì đã có sự vi phạm đối với nhãn hiệu do sử dụng tên miền trùng với nhãn hiệu thì trong trường hợp này có bị coi là cạnh tranh không lành mạnh hay không ? Đây là vấn đề cần phải làm rõ khi quy định về việc tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu.

Ngoài việc các quy định trên chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng như đã phân tắch tại luận văn này thì có thể nói, việc chỉ căn cứ vào điều 130 để xác định thế nào là tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu là vẫn chưa đủ. Trên thực tế, việc sử dụng tên miền liên quan đến nhãn hiệu đã được bảo hộ trước còn có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo điều 129 Luật Sở hữu trắ tuệ.

Tại Thông tư 10/2008/TT-BTTTT và Nghị định 72/2013/NĐ-CP mới chỉ nêu ra điều kiện khởi kiện tranh chấp tên miền và qua đó chúng ta cũng phần nào hiểu được hành vi xâm phạm tên miền bao gồm những gì và khi muốn khởi kiện thì Người khởi kiện phải cần chứng minh những vấn đề gì. Tuy nhiên, cách xác định những hành vi ấy như thế nào được coi là vi phạm thì chưa có văn bản giải thắch rõ ràng nào quy định, điều này đôi khi cũng gây khó khăn cho bên nguyên đơn trong việc chứng minh bên bị đơn đã có Ộ ý đồ xấuỢ hoặc chứng minh bên bị đơn Ộ không có quyền và lợi ắch hợp pháp liên quan đến tên miềnỢ. Đồng thời, cách xác định một tên miền có vi phạm quyền của người khác hay không lại không đồng nhất với Luật Sở hữu trắ tuệ và có

xu hướng bảo vệ cho người đăng ký tên miền hơn khi coi việc một người đã chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc đã sử dụng rộng rãi tên miền đó không bị coi là có ý đồ xấu khi đăng ký, sử dụng tên miền. Điều này đã dẫn đến sự vừa thiếu, vừa không đồng nhất giữa các văn bản khi xác định tiêu chắ của một vụ tranh chấp tên miền có liên quan đến nhãn hiệu, đặc biệt là việc xác dịnh các tiêu chắ ý đồ xấu, tiêu chắ xác định thế nào là tên miền trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)