Các khuyến nghị của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về quản trị công ty cổ phần 07 (Trang 26 - 32)

6. Kết cấu Luận văn

1.5. Các khuyến nghị của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về quản

về quản trị công ty

Bộ nguyên tắc về quản trị công ty của OECD được coi là chuẩn mực quốc tế đầu tiên về quản trị công ty. Bộ Nguyên tắc này được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê chuẩn lần đầu vào năm 1999. Kể từ khi được phê chuẩn năm 1999, bộ nguyên tắc đã trở thành nền tảng cho các sáng kiến quản trị công ty ở các quốc gia thành viên và không thành viên của OECD. Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty đã giúp chính phủ các nước thành viên và không thành viên của OECD đánh giá và hồn thiện

khn khổ pháp lý, tổ chức và quản lý cho quản trị công ty ở quốc gia họ và cung cấp các hướng dẫn, khuyến nghị cho thị trường chứng khốn, nhà đầu tư, cơng ty và các bên khác có vai trị liên quan trong q trình phát triển quản trị cơng ty tốt [60].

Đến năm 2002, OECD đã đặt ra một số vấn đề về yêu cầu xem xét và đánh giá lại các nguyên tắc quản trị công ty của bộ nguyên tắc năm 1999 sau khi tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là sau sự kiện Enron. Do vậy, Bộ nguyên tắc quản trị công ty năm 1999 đã được sửa đổi để đảm bảo bao quát các diễn biến và vấn đề mới. Sau một thời gian sửa đổi, năm 2004, OECD đã ban hành bộ nguyên tắc quản trị công ty được sửa đổi. Bộ nguyên tắc năm 2004 đã có một số thay đổi về các nội dung liên quan đến sự tham gia cả các cổ đơng vào q trình đề cử thành viên HĐQT, cơng khai các vấn đề liên quan đến bầu cử, lương thưởng của ban quản lý và ban điều hành công ty, vấn đề quản lý sự xung đột về lợi ích của các nhà đầu tư tổ chức, vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số.

Bộ nguyên tắc quản trị công ty do OECD ban hành gồm có 6 nhóm nguyên tắc với 32 nguyên tắc cơ bản với các nội dung tóm tắt như sau:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị cơng ty có hiệu

quả. Khuôn khổ quản trị công ty phải thúc đẩy các thị trường minh bạch và hiệu quả, phù hợp với pháp luật và xác định rõ sự phân công trách nhiệm của các nhà giám sát, quản lý và thực thi pháp luật.

Nguyên tắc 2: Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chủ yếu. Khuôn

khổ quản trị công ty cần bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện các quyền của cổ đông.

Nguyên tắc 3: Đối xử bình đẳng với cổ đơng. Khn khổ quản trị công ty cần

đảm bảo đối xử công bằng với tất cả các cổ đông, các cổ đông thiểu số và cổ đông là người nước ngoài. Tất cả các cổ đơng phải có cơ hội được bồi thường trong trường hợp quyền của họ bị vi phạm.

Nguyên tắc 4: Vai trị của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công

ty. Khuôn khổ quản trị công ty cần công nhận các quyền của các bên liên quan theo quy định pháp luật hoặc thơng qua các thỏa thuận chung và khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa CTCP và cổ đơng, các bên liên quan trong việc tạo ra của cải, việc làm

và sự bền vững của các DN có tình hình tài chính tốt.

Ngun tắc 5: Cơng khai và minh bạch. Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm

bảo việc thơng tin kịp thời và chính xác tất cả các vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, quyền sở hữu và quản trị công ty.

Nguyên tắc 6: Trách nhiệm của HĐQT. Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm

bảo định hướng chiến lược cho công ty, giám sát hiệu quả của HĐQT đối với ban GĐ và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đơng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tóm lại, CTCP đã trở thành một hình thức tổ chức kinh doanh có khả năng huy động vốn lớn cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của loại hình CTCP, vấn đề quản trị CTCP ngày càng được quan tâm, đó là giải quyết vấn đề phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và quản lý DN. Nghiên cứu về quản trị công ty là tập trung nghiên cứu về cấu trúc nội bộ và các nguyên tắc quản trị công ty. Thực hiện quản trị cơng ty tốt sẽ góp phần cải thiện hoạt động của CTCP, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững. Đó là những nội dung cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích và bình luận về pháp luật quản trị CTCP tại ở Việt Nam được trình bày tại Chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ CTCP

2.1. Mơ hình quản trị CTCP

2.1.1. Quyền lựa chọn mơ hình quản trị CTCP

Như đã phân tích ở Chương 1 thơng lệ quốc tế cho thấy hiện nay có hai mơ hình quản trị CTCP được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng là mơ hình đơn hội đồng và mơ hình đa hội đồng. Theo quy định của LDN 2005 CTCP có ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ hoặc TGĐ; đối với CTCP có trên mười một cổ đơng là cá nhân hoặc có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của cơng ty phải có BKS. Đối với các CTCP niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khốn thì có thể có thêm chức danh thư ký cơng ty. Như vậy, xét một cách toàn diện, cấu trúc quản lý nội bộ của CTCP ở Việt Nam theo LDN 2005 không phải là cấu trúc hội đồng đơn theo mơ hình LCT Anh - Mỹ, cũng khơng hồn tồn giống với cấu trúc đa hội đồng như mơ hình của luật Đức, mà dường như được pha trộn giữa hai mơ hình nói trên. Tuy nhiên mơ hình này cũng khơng hồn tồn giống với mơ hình quản trị cơng ty của Nhật Bản - nơi có sự pha trộn giữa hai mơ hình cơng ty của Mỹ và Đức - ở chỗ CTCP Việt Nam có quy định GĐ, TGĐ với tư cách là cơ quan điều hành CTCP. Ở công ty đại chúng với số lượng cổ đơng lớn, mơ hình quản trị cũng có ít nhiều sự khác biệt. Theo quy định tại Thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 26/7/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, cơng ty đại chúng có BKS, đối với cơng ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết có thêm chức danh Thư ký cơng ty, đồng thời Hội đồng quản trị cần thành lập các tiểu ban để hỗ trợ hoạt động của Hội đồng quản trị, bao gồm tiểu ban chính sách phát triển, tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng và các tiểu ban đặc biệt khác theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Thực tế cho thấy các DN Việt Nam ngày càng đa dạng về quy mơ, tính chất sở hữu và sự đa dạng của cách thức quản trị công ty. Đồng thời, xu hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty hiện nay

cũng đang hướng đến tìm kiếm và chỉ định các thành viên độc lập không điều hành để đảm nhiệm chức năng xem xét, đánh giá độc lập về các quyết sách quản trị của Hội đồng GĐ, HĐQT và giám sát hoạt động của bộ phận điều hành. Vì vậy, việc áp dụng duy nhất mơ hình quản trị như quy định tại LDN 2005 đã bộc lộ những bất cập, khơng cịn phù hợp với thực tiễn.

Xuất phát từ những vấn đê trên, LDN 2014 đã trao quyền tự chủ cho CTCP trong việc quyết định mơ hình quản trị. Theo đó, Điều 134 LDN 2014 quy định, trừ trường hợp pháp luật chứng khốn có quy định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai cách sau: Thứ nhất, ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GĐ, TGĐ; trong trường hợp CTCP có dưới mười một cổ đơng và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cơng ty, thì khơng bắt buộc phải có BKS. Thứ hai, ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ, TGĐ; trong trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm tốn nội bộ trực thuộc HĐQT. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm sốt đối với việc quản lý điều hành cơng ty. Như vậy, bên cạnh mơ hình quản trị DN truyền thống, LDN 2014 đã bổ sung thêm mơ hình CTCP khơng có BKS, tạo điều kiện để các CTCP có thêm lựa chọn mơ hình quản trị phù hợp. Mặc dù vậy, sự giám sát của một nhóm thành viên trong HĐQT đối với các thành viên khác được cho là thiếu tính khách quan và hiệu quả so với hoạt động của một cơ quan giám sát độc lập trong cơ cấu quản trị của CTCP theo mơ hình truyền thống của LDN 2005. Vì vậy, bên cạnh việc trao quyền tự chủ cho CTCP trong việc lựa chọn mơ hình quản trị, pháp luật cũng cần có thêm các quy định để đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT, cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý trong CTCP, dù thuộc mơ hình nào. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm nhằm hoàn thiện hơn nữa hiệu quả quản trị CTCP.

2.1.2. Ngƣời đại diện theo pháp luật của CTCP

LDN 2014 đã có một sự thay đổi lớn khi quy định: CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức

danh quản lý và quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của DN (Khoản 2 Điều 13).Quy định này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho DN trong việc toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của DN, đại diện cho DN với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Có thể nói, đây là một trong những nội dung thay đổi cơ bản so với LDN 2005 (CTCP chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật). Đứng dưới khía cạnh đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đây là một quy định mang tính đột phá, tạo điều kiện cho DN có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật. Đồng thời, quy định này đã “gỡ rối” cho DN trong trường hợp người đại diện duy nhất của DN bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của cổ đơng trong q trình quản lý điều hành DN trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngồi cơng ty. Bằng cách có nhiều hơn một người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác nói trên sẽ bị vơ hiệu hóa.

Tuy nhiên, việc cho phép CTCP có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật có thể dẫn đến nhiều thiệt hại hơn cho DN do tình trạng tranh chấp trong nội bộ DN có khả năng sẽ diễn ra phổ biến hơn. Điều này thể hiện ở chỗ, mặc dù pháp luật không yêu cầu nhưng về logic, khi một DN cử hơn một người đại diện, trong nội bộ tổ chức DN sẽ quy định rõ thẩm quyền của mỗi người để tránh chồng chéo và tăng cường hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, đây lại không phải là thông tin bắt buộc phải đăng ký với cơ quan quản lý DN, hay công bố thông tin theo quy định. Nếu thông tin về việc phân công trách nhiệm chỉ giới hạn trong nội bộ DN, thì các chủ thể bên ngoài (đối tác, nhà đầu tư…) sẽ khó mà biết được người đại diện mà mình đang đàm phán có thẩm quyền quyết định trong giao dịch mà mình hướng tới hay khơng. Bên cạnh đó, đứng dưới khía cạnh đảm bảo an tồn trong giao dịch của CTCP, quy định trong LDN 2014 vẫn chưa giải quyết được sự phân định trách nhiệm của CTCP và người đại diện theo pháp luật của DN trong trường hợp người đại diện thực hiện các giao dịch không đúng thẩm quyền. Nếu xảy ra thiệt hại do vi phạm

thẩm quyền trong giao dịch thì CTCP hay người đại diện vượt quá thẩm quyền phải có trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, và của chính CTCP, LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định chi tiết hơn vấn đề DN có nhiều người đại diện theo pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về quản trị công ty cổ phần 07 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)