.1 Kết quả điều tra trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng dân cư vùng đệm trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia bù gia mập (Trang 46 - 50)

Hình 3.1 Kết quả điều tra trình độ học vấn

Hầu hết các hộ đều có khả năng nói tiếng Kinh nhƣng khả năng đọc viết đều kém ngoại trừ các em đang trong độ tuổi đi học. Ngƣời dân lớn tuổi có khả năng giao tiếp bằng tiếng Kinh kém nên cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận các kiến thức về khoa học kỹ thuật và cập nhật các thơng tin về kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặt khác, học sinh ở đây độ tuổi đi học cũng là độ tuổi giúp gia đình tăng gia sản xuất nên thƣờng đi học không đều, hay bỏ học giữa chừng, rất khó cho việc phổ cập giáo dục. Vì thế, vấn đề nhận thức về bảo tồn, tài nguyên thiên nhiên của ngƣời dân địa phƣơng còn rất thấp.

Số lƣợng ngƣời đƣợc đào tạo nghề thông qua trƣờng lớp nhƣ trung cấp nghề hay các trƣờng cao đẳng, đại học trong xã gần nhƣ rất hiếm. Điều này cũng lý giải tại sao ngƣời dân ở a xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập, Quảng Trực không phát triển đƣợc dịch vụ. Bên cạnh đó thì số lƣợng ngƣời quan tâm đến các ngành nghề truyền thống nhƣ đan lát, dệt thổ cẩm, làm rƣợu cần cũng ngày càng mai một do giới trẻ đều không muốn tham gia các hoạt động này cùng với nguồn nguyên liệu ngày càng khó khai thác. Đối với các hộ theo đạo Tin Lành không cho phép ngƣời dân làm rƣợu cần và uống rƣợu cần nên nghề làm rƣợu cần khơng cịn tồn tại nếu cịn thì cũng chỉ phục vụ cho gia đình uống trong các dip lễ.

38

Thảo luận: Các chƣơng trình làm nhà và xây dựng hạ tầng nơng thôn (điện, đƣờng, trƣờng, trạm, thông tin liên lạc) đã làm thay đổi cuộc sống của cộng đồng nơi đây. Đời sống ngƣời dân từng ƣớc đƣợc cải thiện vì tiếp cận dễ dàng với kỹ thuật, thị trƣờng, các thông tin thông qua đài phát thanh, truyền hình. Mặt trái của vấn đề là họ khơng cịn giữ đƣợc các nếp nhà sàn và thanh niên chỉ thích hát karaoke hoặc nghe nhạc trẻ. Văn hóa truyền thống bị xói mịn cũng làm mất các tri thức địa phƣơng và khả năng của ngƣời dân trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch. Ở tất cả các thôn, ngƣời dân không muốn đi xa nhà để học nghề và ít ngƣời muốn học các ngành nghề truyền thống nhƣ đan lát, dệt thổ cẩm, làm gùi … do đó khả năng thu nhập bằng phi nơng nghiệp là rất khó khăn.

3.1.2 Mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng

3.1.2.1 Diện tích đất canh tác

Theo kết quả khảo sát 180 hộ dân có sinh kế từ đất SXNN, thực trạng về quy mô diện tích đất SXNN của một hộ dân nhƣ sau:

Bảng 3.2 Quy mơ diện tích đất SXNN của một hộ dân vùng đệm

Quy mơ diện tích đất SXNN (ha) Số hộ Tỷ lệ (%)

< 0.5 25 13,9 0.5 < 1 20 11,1 1 < 2 28 15,6 2 < 3 37 20,6 3 < 4 31 17,2 4 < 5 23 12,8 5 < 6 9 5,0 6 < 7 4 2,2 7 < 8 0 0,0 >8 3 1,6 Tổng cộng 180 100

Số liệu bảng trên cho thấy, trong tổng số 180 hộ dân khảo sát:

 Số hộ có diện tích từ 1 ha đến < 3 ha là đông nhất, 65 hộ, chiếm 36,2%

39

 Số hộ có diện tích từ 3 ha đến < 5 ha là 54 hộ, chiếm 30%

 Số hộ có diện tích từ 5 ha đến 8 ha là 13 hộ, chiếm 7,7%

 Số hộ có diện tích từ 8 ha trở lên là 3 hộ, chiếm 1,7%.

Nếu nhƣ các hộ trồng điều thuần chủng thì sản lƣợng điều trung bình một hecta là 0,9 đến 2 tấn. Giá điều lên xuống giá hằng năm từ 10.000-40.000 đ/kg, theo nhƣ giá điều năm 2018 thì 1 kg là 25.000 đ/kg với trừ đi 40% chi phí đầu tƣ. Mỗi hecta ta thu đƣợc 30 triệu đồng.

Nhƣ vậy:

 Có 61,2% số hộ dân có sinh kế từ SXNN nhƣng có quy mơ diện tích đất SXNN

quá nhỏ (< 1 ha) hoặc nhỏ (từ 1 ha đến < 3 ha), nên khơng có khả năng tạo ra thu nhập đủ để trang trải cho sinh hoạt gia đình hàng tháng.

 Có 30 % số hộ dân có quy mơ diện tích đất SXNN (từ 3 ha đến < 5 ha) có thể tạo

ra thu nhập để đủ trang trải cho sinh hoạt gia đình hàng tháng.

 Chỉ có 8,8% số hộ có sinh kế từ SXNN có quy mơ diện tích đất SXNN lớn ( > 8

ha), có điều kiện để trở thành hộ có thu nhập khá.

Trong số 180 hộ phỏng vấn có 27 hộ ngƣời dân tộc không bản địa 153 hộ dân tộc bản địa với diện tích đất lần lƣợt là: 3,7 và 2,1 hecta. Từ đó ta thấy ngƣời khơng bản địa diện tích đất lớn hơn 3 hecta nên thu nhập sẽ đảm bảo cuộc sống còn ngƣời dân tộc bản địa diện tích đất nhỏ hơn 3 nên thu nhập khơng đủ trang trải cho cuộc sống. Dẫn đến họ phụ thuộc tài nguyên rừng rất là nhiều và đây là một vấn đề cần xem xét đến.

3.1.2.2 Chăn ni

Ngồi trồng trọt thì chăn ni cũng là một nguồn thu cho các nông hộ mặc dù đây chăn ni với mục đích tự cung tự cấp là chính. Các vật ni chủ yếu là heo, bị, trâu, dê và gia cầm nhƣ ảng 3.3.

40

Bảng 3.3 Các lồi vật ni phổ biến trong khu vực nghiên cứu

TT Thôn/Bon Heo Trâu Gia cầm

1 ĐắK Ơ Bù Bƣng 3 3 8 10 24 Thôn 3 3 2 5 13 15 Bù Khơn 2 0 4 5 12 Tổng 8 5 17 28 51 2 Bù Gia Mập Bù La 0 2 5 0 32 Bù Nga 5 0 7 0 28 Bù Dốt 1 5 5 0 31 Tổng 2 7 20 0 91 3 Quảng Trực Bu PRăng 2A 6 0 13 10 20 Bù Nung 4 2 15 0 25 Bu KRăK 4 2 10 5 20 Tổng 14 4 38 20 63

Tất cả các loại gia súc đƣợc nhắc tới ở bảng 3.3 thì đều đƣợc các hộ chăn ni theo tập quán thả tự do trong rừng. Trong 3 xã vùng đệm thì xã Quảng Trực ni bị và trâu nhiều. Ngƣời dân trong tất cả các thơn đều thích ni bị vì khơng phải đầu tƣ nhiều, dễ án và đây là lồi vật ni mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Heo và gia cầm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Những năm vừa qua do các đại dịch lở mồm long móng và dịch cúm gia cầm nên lƣợng vật nuôi trong các thơn giảm đáng kể vì ngƣời dân cảm thấy mạo hiểm khi đầu tƣ vào chăn ni. Ngồi ra một số hộ gia đình khó khăn muốn chăn ni để kiếm thêm thu nhập, song điều kiện kinh tế cịn q khó khăn nên khơng thể mua giống an đầu. Qua bảng trên ta thấy xã Quảng Trực mức độ quan trọng của chăn nuôi đối với thu nhập và đời sống của ngƣời dân xã Quảng Trực lớn còn đối với ngƣời dân xã Bù Gia Mập, Đăk Ơ khơng lớn.

3.1.2.3 Tình trạng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bẫy chim thú

Lƣợng lâm sản bị khai thác nhiều nhất là gỗ và củi. Hầu hết nhà trong vùng đều sử dụng gỗ. Trƣớc đây, theo chƣơng trình 134 thì các hộ đồng bào dân tộc khi làm nhà sẽ đƣợc Nhà nƣớc cho khai thác từ 7 - 10 mét khối gỗ xẻ và khi có nhu cầu sửa chữa nhà cửa thì họ vào rừng khai thác trái phép. Ngƣời Kinh thƣờng thuê ngƣời

41

S’tiêng, M’nông xẻ gỗ hoặc mua gỗ khai thác trái phép nên ngƣời dân xem đây là một nguồn thu nhập của họ mặc dù biết đây là hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng nhƣng do thiếu ăn nên họ vẫn buộc vào rừng. Trƣớc đây ngƣời dân chỉ chọn 1-2 lóng đẹp nhất nhƣ khơng có mắt, cách gốc khoảng 2 - 3 mét để dễ cƣa xẻ và phần thân còn lại chỉ dùng làm chất đốt nên rất lãng phí. Mặt khác, việc cƣa xẻ gỗ làm nhà theo chƣơng trình 134 mặc dù về nguyên tắc là đƣợc chính quyền và chủ rừng cho phép nhƣng lại thiếu sự kiểm tra giám sát nên ngƣời dân khai thác bừa bãi và lấy gỗ với số lƣợng lớn hơn lƣợng đƣợc phê duyệt. Hiện nay, chƣơng trình xóa nhà tạm theo chƣơng trình 134 đã kết thúc tại xã 3 xã vùng đệm cùng với việc quản lý bảo vệ rừng tốt hơn nên việc khai thác gỗ làm nhà gần nhƣ đã chấm dứt. Theo số liệu điều tra 180 hộ từ bảng 3.4 đã cho thấy nhu cầu sử dụng củi rất lớn. Các thôn điều tra xã Quảng Trực có tỉ lệ dùng củi cao nhất kế đến là xã Đắk Ơ và ít nhất là Bù Gia Mập. Xét về mặt dân tộc học và sự phát triển kinh tế của từng xã cũng có sự sai khác trong sử dụng năng lƣợng. Ở xã Quảng Trực hầu hết các hộ ngƣời M’nơng và kinh tế các hộ khó khăn nên họ sử dụng hầu hết gỗ củi để đun nấu trong khi đó các hộ ngƣời Kinh hay những hộ có thu nhập khá ngồi dùng củi họ còn sử dụng gas. Việc sử dụng nguồn năng lƣợng nào trong bếp rõ ràng ngoài yếu tố kinh tế cịn có ảnh hƣởng của yếu tố văn hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của cộng đồng dân cư vùng đệm trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia bù gia mập (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)