Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ luật Hồng Đức – nội dung cơ bản và giá trị đương đại Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 123 - 124)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

3.4. Giá trị kế thừa về kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hồng Đức

3.4.1. Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật

Ngoài chương Danh lệ và các điều bổ sung thêm về luật hương hỏa thì hầu hết các điều luật trong Bộ luật Hồng Đức được xây dựng theo mô hình của các điều luật chứa đựng quy phạm pháp luật hình sự trong đó mô tả hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp chế tài đối với chủ thể thực hiện hành vi đó.

Các điều luật trong Bộ luật Hồng Đức là những điều luật không có tên gọi mà chỉ đánh số điều. Vì vậy trong rất nhiều điều luật, nhà làm luật không chỉ quy định một hành vi phạm tội mà còn quy định cách xử lý đối với những người có liên quan đối với trường hợp phạm tội đó. Chẳng hạn: “ Các quan trấn thủ đến kỳ cho quân lính thay phiên, quá hạn không cho thay, quá một ngày phạt 30 quan, ba ngày thì phải biếm ba tư; nhiều hơn nữa thì phải tăng thêm tội. Các quan trấn thủ sai khiến quân lính không hợp lệ để đến nỗi lính bỏ trốn hay là ăn tiền làm khổ quân lính thì xử tội biếm, tội đồ hay tội lưu, nặng thì phải tăng thêm tội”

Một số quy phạm pháp luật có cách trình bày tương đối độc đáo, dễ hiểu. Đó là cách diễn đạt quy phạm pháp luật bằng việc mô tả những tình huống cụ thể. Ví dụ: “Cha mẹ sinh được hai con trai, người con trai trưởng chỉ sinh con gái, con thứ lại có con trai thì phần hương hỏa giao cho con trai người con thứ; nhưng con trai người con thứ chỉ sinh cháu gái thì phần hương hỏa trước kia lại phải giao trả cho

thức này đảm bảo cho các quy phạm pháp luật phức tạp cũng có thể được diễn đạt một cách đơn giản dưới hình thức mô tả vì thế nó được hiểu một cách dễ dàng. [22]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ luật Hồng Đức – nội dung cơ bản và giá trị đương đại Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)