Quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi xâm phạm tính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ luật Hồng Đức – nội dung cơ bản và giá trị đương đại Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 60 - 62)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

2.2. Bộ luật Hồng Đức bảo vệ những quyền lợi cơ bản của con người, nhất là

2.2.3. Quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi xâm phạm tính

tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Bộ luật Hồng Đức đã quy định các hình phạt rất nghiêm đối với những kẻ xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác, trong đó không có sự phân định

hình phạt theo địa vị xã hội của người phạm tội. Chẳng hạn: “Đánh nhau mà chết người thì phải tội giảo, lấy gươm giáo cố ý giết người thì phải tội chém” (Điều 467); “Lấy uy quyền thế lực mà bắt trói người thì xử tội như tội đánh nhau đánh người, nhân bắt trói mà đánh người ta bị thương thì xử tội nặng hơn tội đánh bị thương hai bậc. Lấy uy quyền thế lực mà sai người đánh người ta bị thương hay chết thì dù mình không hạ thủ cũng phải coi là tội nặng nhất, người đánh cũng cùng một tội” (Điều 470).

Những quy định này cho thấy trong xã hội phong kiến, tính mạng sức khỏe của con người không phân biệt sang hèn, giai cấp đều được pháp luật bảo vệ.

Bên cạnh đó, Bộ luật Hồng Đức cũng bảo vệ danh dự nhân phẩm của con người trong xã hội. Đặc biệt, những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của quan lại, những người thuộc hoàng tộc và họ hàng ruột thịt đều bị áp dụng những hình phạt rất nghiêm khắc. Chẳng hạn, người không có quan chức mà lăng mạ quan tam phẩm trở lên thì xử đồ làm khao đinh (Điều 473).

Những tư tưởng pháp lý nhân đạo và các quy định cụ thể để bảo vệ phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật của Bộ luật Hồng Đức cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị đương đại, đặc biệt đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hướng phát huy bản sắc văn hóa pháp lý dân tộc kết hợp với việc tiếp thu các giá trị, thành quả của khoa học pháp lý hiện đại của nhân loại.

CHƢƠNG 3: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ CÁC GIÁ TRỊ KẾ THỪA CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH,

THỦ TỤC TỐ TỤNG VÀ KỸ THUẬT PHÁP LÝ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ luật Hồng Đức – nội dung cơ bản và giá trị đương đại Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)