Bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ, quy định trách nhiệm của nhà nước nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ luật Hồng Đức – nội dung cơ bản và giá trị đương đại Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 57 - 60)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

2.2. Bộ luật Hồng Đức bảo vệ những quyền lợi cơ bản của con người, nhất là

2.2.1. Bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ, quy định trách nhiệm của nhà nước nhằm

nước nhằm đảm bảo đời sống tối thiểu cho nhóm xã hội yếu thế.

Với Bộ luật Hồng Đức, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ được pháp luật quy định một loại “quyền” đặc biệt, đó là “quyền được bỏ chồng”. Điều 308 quy định: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ”. Mặc dù quan hệ hôn nhân của con cái là do cha mẹ sắp đặt, định đoạt, song Điều 322 quy định “con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ…” hoặc “con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị”, và người con gái sẽ không bị phân biệt đối xử khi thoái hôn. Trong thực tế, thời phong kiến người phụ nữ rất hiếm khi thực hiện được quyền này. Tuy nhiên việc luật định như vậy đã thể hiện được quyền lợi của người phụ nữ và quan trọng hơn nó trở thành cơ sở để bắt buộc người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với vợ và gia đình. Có thể nói đây là điều luật thể hiện rất rõ tính sáng tạo của các nhà lập pháp thời Lê.

Trong quan hệ thừa kế ruộng hương hỏa, Bộ luật Hồng Đức cũng cho phép con gái trưởng được thừa kế ruộng hương hỏa nếu gia đình không có con trai (Điều 391). Các điều từ Điều 374 đến Điều 376 đã gián tiếp thừa nhận người vợ có quyền có tài sản riêng, có quyền đồng sở hữu khối tài sản chung cùng chồng trong thời gian hôn nhân. Người vợ cũng có quyền được thừa kế tài sản của chồng và sự chênh lệch giữa hai vợ chồng trong việc thừa kế tài sản của nhau là không đáng kể. Các quy định này phản ánh truyền thống tôn trọng phụ nữ trong đời sống xã hội và trong gia đình người Việt. Chính việc tiếp thu và kế thừa một cách hài hòa, sâu sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như tiếp nhận và thể hiện được yếu tố luật tục trong nhiều chế định đã góp phần tạo nên hiệu lực thực tế và ảnh hưởng lâu dài của Bộ luật Hồng Đức kể cả sau khi nhà Lê không còn tồn tại.

* Xác định trách nhiệm của nhà nước nhằm đảm bảo đời sống tối thiểu cho nhóm xã hội yếu thế.

Đối với dân chúng, vua Lê Thánh Tông chủ trương “kính thiên ái dân”. Đây là hai yếu tố luôn đi song hành với nhau và luôn đạt nhà vua vào nghĩa vụ tự “tu thân, tề gia, trị quốc”. Điều này đã phần nào hạn chế được sự chuyên quyền, độc đoán, thúc đẩy ông đưa ra những chính sách tích cực trong cai trị, đáp ứng yêu cầu chính đáng của dân chúng. Ông quan niệm đế vương phải nuôi dưỡng bằng lòng

dân, để đức trùm khắp tám phương, để dân sống no đủ, không còn đói rét, lưu vong nữa. Thương yêu dân là trách nhiệm của quan lại, mọi việc lợi nên làm cho dân, mọi mối hại nên bỏ. Với ý tưởng đó, sẽ không ngạc nhiên khi thấy trong sắc chỉ của nhà vua và trong Bộ luật Hồng Đức có khá nhiều quy định về quyền tự do của người dân, ngăn chặn việc nô tỳ hóa dân đinh. Pháp luật thời kỳ này cũng có những quy định về chăm sóc đối với những người già cả, neo đơn, ốm đau; nương nhẹ trong áp dụng hình phạt đối với những người trót lầm lỡ mà phạm tội, người già, trẻ em...

Bộ luật Hồng Đức xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo đời sống tối thiểu của những người nghèo khổ trong xã hội. [26]. Chẳng hạn: “Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ đau ốm mà không ai nuôi nấng, nằm ở đường xá, cầu điếm, chùa quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà giữ gìn, săn sóc và cho họ cơm cháo thuốc men, cốt sao cứu cho họ sống, không được bỏ mặc cho họ rên rỉ khốn khổ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình lên quan trên và chôn cất, không được để phơi lộ thi hài, nếu trái lệnh này thì quan phường xã phải tội biếm hay bãi chức (Điều 294). Hoặc những người góa vợ, góa chồng, mồ côi và người tàn tật nặng, nghèo khổ không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mình mưu sống được thì quan sở tại phải thu nuôi họ (Điều 295).

Trong lĩnh vực hình sư, Lê Thánh tông dành cho phụ nữ, trẻ em, người già được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo. Điều 17 quy định áp dụng nguyên tắc hồi tố “xử tội theo luật giá cả, luật khi còn nhỏ” tức là những người khi phạm tội chưa già mà đến khi phát giác thì đã già thì xử theo luật khi già cả; khi còn nhỏ phạm tội, đến khi lớn mới bị phát hiện thì xử theo luật khi còn nhỏ. Điều 16 còn quy định các cấp độ khác nhau của “luật già cả, luật khi còn nhỏ”:

- Từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, những người bị phế tật: phạm từ tội lưu trở xuống đều cho chuộc tội bằng tiền (không áp dụng với phạm tội thập ác).

- Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống, những người bị ác tật: phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì phải tâu vua để xét định; ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì không bắt tội.

- Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống: dù bị tội chết cũng không hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bắt tội kẻ xui xiểm, nếu ăn trộm có tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật ấy phải bồi thường.

Phụ nữ phạm tội không bị áp dụng một số hình phạt như trượng hình, riêng lưu hình thì đàn bà chỉ bị đánh roi, thích chữ vào mặt, bắt phải làm việc nhưng không phải đeo xiềng xích như đàn ông; đàn bà phải tội tử hình trở xuống, nếu đang có thai thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới được đem hành hình. Nếu ngục quan làm trái luật thì phải chịu tội.

Chương Thông gian quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm tiết hạnh, nhất là đối với trẻ em gái. Tội gian dâm với vợ người khác hay quyến rũ con gái chưa chồng đều bị xử tội đồ hay lưu và phải nộp tiền tạ, kẻ dắt mối cũng phải chịu tội. Hiếp dâm ngoài bị xử tội lưu hay tội chết còn phải nộp tiền tạ hơn một bậc so với tội gian dâm thường; riêng việc gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái thuận tình thì cũng xử như tội hiếp dâm. Cũng là gian dâm nhưng đối với người phụ nữ là vợ kế, vợ lẽ của ông cha, với mẹ nuôi, mẹ kế, chị em gái... thì bị xử nặng hơn, người đàn bà bị lưu đi châu xa. Đặc biệt, các ngục quan, ngục lại gian dâm với đàn bà, con gái có việc kiện thì xử tội nặng hơn tội gian dâm thường một bậc. [26]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bộ luật Hồng Đức – nội dung cơ bản và giá trị đương đại Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)