Khái niệm bảo vệ quyền con người bằng các biện pháp tha miễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự (Trang 32 - 34)

1.3. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của việc bảo vệ quyền con ngườ

1.3.1. Khái niệm bảo vệ quyền con người bằng các biện pháp tha miễn

người bằng các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam

1.3.1. Khái niệm bảo vệ quyền con người bằng các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam

Biện pháp tha miễn có vai trò cần thiết và không thể thiếu trong việc bảo vệ quyền con người. Các biện pháp này góp phần loại bỏ, hạn chế, giảm một phần nào đó về hình phạt với bị cáo. Giữ cho bị cáo nhân thân tốt (nếu được miễn trách nhiệm hình sự, không để lại án tích), giảm thời gian cách ly bị cáo ra khỏi xã hội, giúp họ tái hòa nhập xã hội…

Xét một cách gián tiếp, biện pháp tha miễn đã tạo động lực thúc đẩy quá trình “quay đầu lại”, hoàn thiện nhân cách của nguời phạm tội. Bởi lẽ, biện pháp tha miễn mang tính chất nhân đạo áp dụng đối với người phạm tội khi họ thực hiện tội phạm, những người thỏa mãn biện pháp tha miễn hình phạt áp dụng với họ sẽ “nhẹ hơn” hình phạt áp dụng với người có hành vi tương tự (nhưng không thỏa mãn các biện pháp tha miễn), bởi lẽ trong trường hợp này biện pháp tha miễn có tác dụng làm “nhẹ” đi hình phạt mà lý ra bị cáo được hưởng. Vì thế biện pháp tha miễn giúp người phạm tội có cơ hội quay trở lại với cộng đồng trong thời gian “ngắn”, một phần nào đó tạo cho bị cáo tâm lý thoải mái hơn để tái hòa nhập cộng đồng. Khi tái hòa nhập, họ có cơ hội kiểm nghiệm là những việc mình làm trong quá khứ, cân nhắc thiệt hơn và suy xét đến thái độ của pháp luật với hành vi của mình (sự khoan hồng, nhân đạo). Có thể nói ở một khía cạnh nào đó biện pháp tha miễn đã gián tiếp tạo ra động lực, môi trường để hoàn thiện và phát triển nhân cách tốt đẹp vốn có của con người.

Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Ðảng, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được đẩy mạnh, đạt được kết quả tích cực, tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động của Nhà nước từng bước được đổi mới; Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp tuy nhiên pháp luật cũng là “con dao” hai lưỡi. Nếu pháp luật đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì đất nước sẽ tiến tới một nhà nước pháp quyền trong tương lai gần. Còn nếu pháp luật không làm tốt vai trò thì tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng, phức tạp, khó kiểm soát và phải chăng lúc này pháp luật chỉ là lực cản của sự phát triển. Bởi vậy, pháp luật hình sự nói chung, biện pháp tha miễn nói riêng là sự thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của pháp luật với người phạm tội. Từ việc thấu hiểu được sự khoan hồng của pháp luật cộng với sự quan tâm, loại bỏ sự miệt thị của cộng đồng người phạm tội sẽ có cơ hội tốt hòa nhập xã hội để trở thành công dân có ích, vượt qua mặc cảm, không tái phạm. Vì thế, biện pháp tha miễn là cơ sở để đánh giá thực trạng xã hội của một đất nước cũng như đường lối, chủ trương của Nhà nước đối với người phạm tội nói chung và thể hiện việc bảo vệ quyền con người nói riêng.

Biện pháp tha miễn cũng là cơ sở cho việc miễn giảm hình phạt. Bởi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt là tất yếu. Hình phạt vốn là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, là công cụ hữu hiệu bởi tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nó để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và khi áp dụng hình phạt người bị áp dụng hình phạt sẽ bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền tự do (hình phạt tù, cấm cư trú, quản chế, trục xuất), quyền về tài sản (tịch thu tài

sản, phạt tiền), quyền chính trị (cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định) nhất định trong thời gian theo luật định. Hình phạt tù là hình phạt đặc thù hạn chế quyền tự do nhiều nhất của công dân mà biện pháp cưỡng chế khác không thể đạt được. Và đặc biệt, người bị áp dụng có thể bị tước đi quyền sống - một quyền cơ bản của con người mà bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào khác ngoài hình phạt (tử hình) đều không thể tước bỏ. Nhưng khi người bị áp dụng hình phạt thỏa mãn các điều kiện áp dụng các biện pháp tha miễn họ sẽ không phải chấp hành hoàn toàn những hình phạt nặng nề mà đáng ra họ phải gánh chịu (hình phạt với họ luôn nhẹ hơn - vì bản thân có các tình tiết được miễn, giảm hình phạt…), thậm chí họ còn không phải chịu án tích - hậu quả pháp lý bất lợi về nhân thân đối với người phạm tội (khi họ được miễn, giảm hình phạt…).

Vậy, bảo vệ quyền con người bằng các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam là sự khoan hồng, nhân đạo của pháp luật thông qua bản án, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tha miễn được quy định trong Bộ luật hình sự đối với người phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)