Xu hướng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 130 - 138)

4.1. Bối cảnh tác động đến hoàn thiện quản lý thuế đốivới các doanh nghiệp khu

4.1.2. Xu hướng cải cách quản lý thuế ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045

Mục tiêu cân bằng giữa tăng thu ngân sách và khuyến khích tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, sự biến chuyển vũ bão của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là vấn đề cốt lõi. Hệ thống chính sách thuế được điều chỉnh nhanh hơn trong mỗi chu kỳ trung và dài hạn của ngân sách quốc gia để bắt kịp sự phát triển nhanh, nóng của nền kinh tế số, việc cắt giảm thuế quan, và đòi hỏi

các biện pháp quản lý mới, tương thích, phù hợp theo các thỏa thuận hiệp định thương mại song phương, đa phương ngày một gia tăng. Xu hướng thay đổi cấu trúc thuế, giảm tỷ trọng thuế trực thu, tăng tỷ trọng thuế gián thu từ việc mở rộng cơ sở thuế và tăng thuế suất thuế gián thu là một tất yếu nhằm đảm bảo cân bằng thu ngân sách khi các nước vào cuộc đua khuyến khích ưu đãi thuế (cắt giảm thuế suất thuế TNDN) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cùng với thâm hụt số thu từ thuế nhập khẩu theo lộ trình xóa rào cản thuế quan.

Phương thức QLT hiện đại, hiệu quả, qui trình, thủ tục đơn giản và khả thi trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin chính là chìa khóa giải quyết các vấn đề thách thức mang tính toàn cầu về thuế quan mà Chính phủ hướng đến. Để đối phó với sự gia tăng gian lận thuế, sự phức tạp, đa dạng, khó kiểm soát từ tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế số và mục tiêu bao quát nguồn thu, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả, QLT phải chuyển sang “công nghệ số”. Sự chuyển đổi sang báo cáo thuế công nghệ số giúp CQT nắm bắt thông tin quản lý hoàn toàn theo thời gian thực, dễ dàng yêu cầu tăng tần suất báo cáo đối với DNKVTN. DNKVTN nộp hồ sơ khai thuế nhanh, thuận tiện hơn. Áp lực về cải cách với số lượng CQT trên thế giới áp dụng ứng dụng khai thuế điện tử, kiểm toán điện tử, hồ sơ tài chính và hệ thống thuế của DNKVTN ngày càng gia tăng. Các nước châu Âu hiện đang áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn kiểm toán thuế trong khai thuế điện tử. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xác định bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế nhằm trao đổi điện tử dữ liệu kế toán đáng tin cậy từ các tổ chức với cơ quan thuế quốc gia hoặc các kiểm toán viên bên ngoài. Đối với các công ty đa quốc gia, việc số hoá sẽ cho phép các quốc gia và cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng chia sẻ, tham chiếu thông tin về DNKVTN để ngăn ngừa tình trạng xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận. Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là khi đại dịch covit 19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, tạo sức ép cho các DNKVTN buộc phải phát triển, thích ứng với thay đổi trong môi trường kinh doanh chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin trong QLT sẽ cho phép CQT khai thác và xử lý thông tin nhanh chóng hơn, từ đó sẽ dễ dàng xác định được các rủi ro tuân thủ tiềm ẩn, cũng như cung cấp dịch vụ thuế hỗ trợ cho DNKVTN.

Hiện nay, cải cách, hiện đại hoá QLT trở thành một vấn đề bức thiết để hướng đến một hệ thống thuế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả có thể đáp ứng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu, rộng vào kinh tế toàn cầu, với sự gia tăng nóng về số lượng DNKVTN, biến đổi nhanh, phức tạp về phương thức, ngành nghề kinh doanh mới hình thành bởi nền kinh tế số mà thể chế pháp luật thậm chí chưa điều chỉnh đến. Vận dụng các hướng dẫn về hiện đại hóa QLT của các tổ chức quốc tế

như Ngân hàng Thế giới, Quĩ Tiền tệ Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, và những thành tựu đã đạt được từ chiến lược cải cách thuế của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Xu hướng cải cách QLT ở Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045 sẽ là:

i) Tái cấu trúc thuế, mở rộng cơ sở thuế đảm bảo tăng trưởng nguồn thu bền vững, thúc đẩy cạnh tranh, phát triển lành mạnh trong nền kinh tế số, và yêu cầu hội nhập kinh tế với hệ thống chính sách thuế công bằng, trung lập, hiệu quả, khả thi;

ii)Thể chế hóa các nội dung qui định về QLT số, tạo khung pháp lý thống nhất, đồng bộ về chia sẻ dữ liệu, xác thực điện tử, bảo mật thông tin và chế độ báo cáo, khai thuế đơn giản…thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, nhằm tạo dựng Chính phủ số hình thành và phát triển, hoạt động có hiệu quả, từ đó thúc đẩy kinh tế số và xã hội số;

iii) Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ, phát triển ứng dụng nghiệp vụ QLT theo chức năng toàn diện, triệt để, nhằm quản lý hiệu quả và cung cấp dịch vụ tối ưu với chi phí thấp cho DNKVTN trên nền tảng số.

Tại thời điểm nghiên cứu, ngành Thuế chưa chính thức xây dựng, ban hành chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Tuy nhiên, dựa trên kết quả đã đạt được từ chiến lược thuế giai đoạn 2011-2020 và định hướng của ngành thuế qua các báo cáo tổng kết các năm, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045 sẽ là:

Một là, trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần hình thành đồng bộ hệ thống chính sách thuế, tạo nên một chỉnh thể thống nhất, nhằm tiến đến thực hiện công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế được xây dựng; tạo ra động lực, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và xây dựng tạo lập để nó sẽ là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, có hiệu lực của Đảng và Nhà nước.

Hai là, tiến hành xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong quá trình hoạt động; đảm bảo trong suốt quá trình quản lý về thuế, phí và lệ phí vừa mang tính thống nhất cao, đảm bảo tính minh bạch, nhưng cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai thực hiện, phải dựa trên ba nền tảng cơ bản trong suốt quá trình hoạt động, đó là: thể chế chính sách thuế cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, quy trình thực hiện trong quản lý thuế, nhất là các thủ tục hành chính thuế phải đơn giản nhưng phải khoa học, có phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực đủ chất lượng, liêm chính; triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, đáp ứng yêu cầu QLT trong nền kinh tế số.

4.1.3. Xu hướng vận động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Sự phát triển nhanh, mạnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên phạm vi toàn cầu, làn sóng chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ Trung Quốc và định hướng của Chính phủ về nền kinh tế số sẽ tác động đến xu hướng vận động và phát triển, đem lại cả thuận lợi và thách thức cho các DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội. Để ổn định, phát triển và mang lại lợi nhuận, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ là lựa chọn duy nhất, mang tính tất yếu mà mọi DNKVTN phải tuân theo. Công nghệ sẽ đem lại khả năng tiếp cận nền kinh tế chia sẻ, thương mại xã hội, thương mại điện tử, và một số lượng ngày càng tăng các ý tưởng, mạng lưới cộng tác và đương nhiên cả các nhà cung cấp và khách hàng sẽ làm giảm chi phí cho các nhà đầu tư.

Với hiện tại và tương lai, có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi cho các DNKVTN nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn mở rộng thị trường bán lẻ qua việc lựa chọn phương thức bán hàng phù hợp (thương mại điện tử, truyền thống, hay kết hợp), liên kết chuỗi với các nhà cung cấp để có sản phẩm chất lượng, dồi dào, hợp thị hiếu, với giá cả và chi phí thấp. Ở loại hình DNKVTN qui mô vừa, với bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, qui mô, năng lực, vốn, cơ sở hạ tầng giản đơn sẽ dễ dàng thực hiện thay đổi máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ để chuyển hướng sản xuất kinh doanh, đón bắt và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mới của thị trường ngay trong ngắn hạn. Vì vậy, nhóm doanh nghiệp này có xu hướng trở thành vệ tinh cho chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các DNKVTN lớn, tiếp cận và tham gia vào quá trình gia công sản phẩm xuất khẩu, phần mềm, cung ứng dịch vụ logistic...Trong khi đó, các DNKVTN quy mô lớn có xu hướng mang tính khác biệt bởi qui mô và tầm ảnh hưởng. Họ sẽ cung ứng những thay thế riêng cần thiết để có thể đảm bảo đầy đủ các thiếu hụt trong thể chế công khi tham gia vào các lĩnh vực cơ bản, then chốt của nền kinh tế như thị trường vốn, đầu tư hạ tầng cơ sở, bất động sản, chế tạo chính xác, công nghệ cao, giáo dục, đào tạo… Họ có chiến lược riêng để trở thành những tập đoàn lớn, thậm chí ở đẳng cấp quốc tế với việc thiết lập thương hiệu, quyền sở hữu, tạo niềm tin cho thị trường trong nước và trước những mối đe doạ từ bên ngoài, mạnh dạn chi cho việc tiếp cận thông tin, đầu tư công nghệ, tham gia quĩ đầu tư rủi ro để mang lại những đột phá về hiệu quả kinh tế nhưng cũng đồng thời xác định phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường là giá trị cốt lõi, lâu dài ( Lê Duy Bình, 2018; Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, 2018).

Riêng nhóm các DNKVTN khởi nghiệp, các nhà đầu tư có xu hướng tiến vào lĩnh vực công nghệ như: công nghệ tài chính, thương mại điện tử, giáo dục trực truyến, công nghệ du lịch. Bởi Chính phủ và TP Hà Nội đã, đang xây dựng thể chế, tạo lập môi trường phát triển cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái công nghệ số, cũng như các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhằm gia tăng số lượng doanh nghiệp này; bên cạnh đó, qui mô thị trường thương mại điện tử của TP Hà Nội có tốc độ tăng trưởng nhanh với số lượng người dân lớn sử dụng internet, mạng xã hội tham gia chi tiêu trực tuyến chính là điều kiện hấp dẫn cho nhóm các doanh nghiệp này phát triển.

Hà Nội có thế mạnh là đầu tàu phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước, điểm đến đầu tiên của các nhà đầu tư khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Nhưng để đảm bảo thực hiện thành công ý chí chính trị của Đảng và Chính phủ, Thành ủy Hà Nội đề ra cho giai đoạn 2021-2030, Hà Nội cũng cần phải chiến lược phát triển khu vực DNKVTN nhanh, bền vững. Dựa trên các số liệu thống kê về tốc độ phát triển doanh nghiệp, tốc độ tăng doanh nghiệp hoạt động cả nước năm 2019 so với 2018 là 6,1%; tỷ lệ về số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội so với cả nước đến 31/12/2019 là 22,26%, trong đó DNKVTN chiếm trên 97% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020). Để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển 1,5 triệu doanh nghiệp đến năm 2025 và đến năm 2030 là 2 triệu doanh nghiệp (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2017), theo ước tính của tác giả, TP Hà nội phải có trên 333 nghìn doanh nghiệp hoạt động vào năm 2025 và trên 445 nghìn doanh nghiệp vào năm 2030, đồng nghĩa với việc tốc độ tăng doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội phải đảm bảo bình quân năm cho giai đoạn 2021-2025 là 19,6%/năm và cả giai đoạn 2021-2030 là 16,5%/năm. Đây là mục tiêu rất cao, đòi hỏi chính quyền TP Hà Nội chắc chắn phải đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế tri thức để giữ vai trò đi đầu; khuyến khích đa dạng hóa công nghiệp, tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp; cải thiện hạ tầng, công nghiệp phụ trợ; nguồn nhân lực; công nghệ; cải cách thể chế hỗ trợ thuận lợi cho phát triển nhanh số lượng DNKVTN trên địa bàn; chú trọng phát triển số lượng DNKVTN vừa và lớn để dẫn dắt các ngành, lĩnh vực then chốt, tạo ra các sản phẩm chiến lược, xây dựng thương hiệu mang tầm quốc gia, toàn cầu, tạo ra những cực tăng trưởng mới, thúc đẩy DNKVTN phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để khu vực KTTN bán chính thức và phi chính thức thấy được sự cần thiết về minh bạch trong kinh doanh, chủ động chuyển đổi tham gia vào nền kinh tế chính thức nhằm gia tăng nhanh chóng số lượng DNKVTN trên địa bàn.

4.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045

Thứ nhất, hoàn thiện QLT đối với DNKVTN trước hết phải đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan

Hoàn thiện QLT đối với DNKVTN trước hết vừa phải đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Hội đồng nhân dân, UBND TP giao hàng năm, với phương châm “thu đúng, thu đủ, thu kịp thời”, vừa phải đảm bảo mục tiêu kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thúc đẩy DNKVTN phát triển, đủ sức cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó có nghĩa là, quản lý thuế phải đảm bảo bắt kịp với sự phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp về hình thức kinh doanh của các DNKVTN trong nền kinh tế số, để mở rộng cơ sở thuế với mức động viên hợp lý nhằm đem lại hiệu quả, ổn định và công bằng. Làm được như vậy QLT mới đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của DNKVTN và hoàn thành mục tiêu “nuôi dưỡng nguồn thu”.

QLT đối với DNKVTN, với mục tiêu “nuôi dưỡng nguồn thu” phải hướng tới việc hoàn thiện thể chế quản lý thuế giúp DNKVTN phát triển ổn định, bền vững theo hướng: kiến tạo môi trường minh bạch, đơn giản, thuận lợi, tiết giảm tối đa chi phí tuân thủ, kích thích, tạo dựng những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; đồng thời những ngành nghề sản xuất những loại hàng hóa cần hạn chế sản xuất sẽ được kiểm soát chặt chẽ, kiểm soát cả khâu tiêu dùng sản phẩm nhằm đảm bảo hiệu sử dụng quả nguồn lực, chống lãng phí, đồng thời cần xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích nguồn vốn trong xã hội được sử dụng, đầu tư nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích các DNKVTN cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật.

Thể chế hóa các quy định về trách nhiệm trong công tác QLT gắn với chức năng nhiệm vụ của các sở, ban ngành trong bộ máy chính quyền thành phố, khẳng định tính pháp chế thuế là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức chứ không chỉ riêng của CQT khi đưa vào đời sống kinh tế xã hội. Từ đó tạo ra sự đồng thuận, nhất trí cao trong giải quyết các vấn đề liên quan đến thu thuế trên địa bàn, nhất là ở những lĩnh vực khó quản lý như thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, các khoản thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản, chống chuyển giá...và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới về hoạch định chiến lược thuế, thể chế và phương thức tổ chức thực hiện QLT.

Hoàn thiện QLT đối với DNKVTN của Cục Thuế TP Hà Nội phải gắn với chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành Thuế giai đoạn 2021-2030, và phải gắn với 10

chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ thu ngân sách giai đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045 góp phần thắng lợi định hướng lớn về phát triển kinh tế -xã hội thủ đô. Theo đó, hoàn thiện thể chế QLT là khâu đột phá với các đề án, chuyên đề, kế hoạch nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 130 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w