Những thành tựu

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 104 - 108)

3.3. Đánh giá quản lý thuế đốivớidoanh nghiệp tư nhân trên địabàn thành phố Hà

3.3.1. Những thành tựu

3.3.1.1. Thành tựu về hoạch định chiến lược thuế

Chiến lược thuế nhìn chung tương đối phù hợp với điều kiện thành phố Hà Nội. Chiến lược về cơ bản đã căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự phát triển và đặc điển của các đối tượng nộp thuế để xác định mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu QLT trên địa bàn TP Hà Nội. Lãnh đạo Cục Thuế TP Hà Nội trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã và đang ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện các mục tiêu và xây dựng nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu đã xác định. Một số thành tựu nổi bật:

Một là, cơ cấu thu nội địa giai đoạn 2015-2020 hoàn thành mục tiêu chiến lược, đạt trên 91%, trong đó có đóng góp không nhỏ từ khu vực DNKVTN.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 3.4: Tăng trưởng thu NSNN theo sắc thuế của các DNKVTN giai đoạn 2015-2020.

Khu vực DNNN địa phương 51%36% 41% Khu vực DNTN 41% Khu vực DNNN 41% 27% Khu vực DN FDI 17% 20% 20% 1% 3% 2%

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thu NSNN từ các doanh nghiệp theo từng khu vực năm 2015, 2019, 2020

Nguồn: Tác giả minh họa theo số liệu của Cục Thuế TP Hà Nội

Thu từ các DNKVTN tăng trưởng nhanh, là khu vực thấp nhất đầu giai đoạn, đến cuối giai đoạn đã vươn lên thay thế khu vực doanh nghiệp nhà nước trở thành khu vực có số thu lớn nhất trên địa bàn. Tăng trưởng thu được đảm bảo bởi sắc thuế cơ bản như thuế TNDN, thuế GTGT (Biểu đồ 3.4). Cơ cấu thu từ các DNKVTN từ 27% năm 2015 tăng lên 41% vào các năm 2019, 2020 (Biểu đồ 3.5).

Hai là, hiện đại hóa QLT, đơn giản hóa thủ tục thuế, tinh gọn tổ chức bộ máy. Các kế hoạch hiện đại hóa, cải cách đơn giản thủ tục hành chính thuế đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực điều hành kinh tế của chính quyền Hà Nội. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng qua các năm, đến năm 2018 và 2019 TP Hà Nội lọt vào top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước, ở vị trí 9/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính thuế đạt trên 99% doanh nghiệp khai, nộp, hoàn thuế điện tử cấp độ 3,4, với 166 thủ tục hành chính thuế cấp cục và 124 thủ tục cấp chi cục được rà soát, hoàn thiện hàng năm; chất lượng và thái độ phục vụ của CQT ngày càng được cải thiện. Cục Thuế hoàn thành mục tiêu chiến lược về cải cách tổ chức bộ máy với việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất chi cục thuế quận, huyện, thị xã thành Chi cục Thuế khu vực trực thuộc: Văn phòng Cục giảm từ 24 phòng giảm xuống 21, giảm số chi cục từ 30 xuống 25 chi cục quận, huyện và Chi cục Thuế vùng.

3.3.1.2. Thành tựu về tổ chức thực hiện quản lý thuế

Thứ nhất, thành tựu về xây dựng CSDLTTVT

Giai đoạn 2015-2020, Cục Thuế TP Hà Nội cơ bản đạt mục tiêu vận hành hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng CSDLTTVT đối với DNKVTN, một số thành tựu đáng chú ý là:

- Tổ chức, vận hành hệ thống ứng dụng tin học xây dựng CSDLTTVT tập trung đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ QLT ở cấp Cục và tại tất cả các Chi cục đối với 100% các DNKVTN trên địa bàn.

- Xây dựng, nâng cấp, tích hợp và chuyển đổi thành công hệ thống các phần mềm ứng dụng trong quá trình xử lý thông tin thuế như: quá trình kê khai đăng ký thuế, thực hiện kê khai thuế và kế toán tài khoản nộp thuế đến từng DNKVTN.

- Ứng dụng, sử dụng các ứng dụng hỗ trợ trong quá trình QLT, đảm bảo tất cả các chức năng nhằm kiểm soát thực trạng thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp tiến hành phân tích đánh giá và quản lý tốt nhất các trường hợp vi phạm về thuế.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu DNKVTN phân cấp theo qui mô, các mô hình trao đổi dữ liệu cấp Cục được kết nối với Tổng cục Thuế hình thành kho CSDLTTVT tập trung.

- Xây dựng hệ thống phần mềm, chỉ tiêu phân tích rủi ro lựa chọn các DNKVTN có rủi ro cao cần TTKT thuế, cưỡng chế thuế; Quản lý chất lượng công tác TTKT thuế.

- Xây dựng, nâng cấp trang web của Cục Thuế TP Hà Nội nhằm hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ kê khai thuế điện tử trên mạng internet,...đảm bảo hạ tầng truyền thông thông suốt, hoạt động 24/7 với hệ thống dự phòng sự cố an toàn, nhanh chóng.

Thứ hai, thành tựu về TTKT việc chấp hành nghĩa vụ thuế

Giai đoạn 2015-2020, Cục Thuế thực hiện thành công việc hợp nhất hai bộ phận TTKT thuế thành một hệ thống thống nhất, tạo thuận lợi, thông suốt trong chỉ đạo điều hành; nguồn nhân lực được bổ sung, đến năm 2020 đạt 31% trên tổng nguồn nhân lực toàn Cục, với trình độ 100% đại học trở lên. Cục Thuế TP Hà Nội hoàn thành mục tiêu chiến lược giai đoạn, là 1 trong 5 Cục Thuế có số lượng cán bộ công chức cao nhất cho công tác này, đạt và vượt mức bình quân từ 25-30% theo khuyến nghị tốt theo thông lệ quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( Hình 3.3).

34% 9 % 5% 5% 18% 28%

Thanh tra, kiểm tra KK&KTT

QLN&CCVT TTHT

Liên xã phường Còn lại

Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức nhân lực theo chức năng QLT

Nguồn: Cục Thuế TP Hà Nội, tháng 12/2020

Nguyên tắc pháp chế về TTKT thuế cơ bản xây dựng, ban hành sát với qui chế giám sát, sổ tay nghiệp vụ, văn bản hướng dẫn pháp luật được triển khai đồng bộ, đầy đủ, đúng qui trình, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tránh chồng chéo với các hoạt động thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng.

Phương pháp TTKT rủi ro về thuế triển khai toàn diện, thống nhất ở phạm vi toàn Cục, 100% các cuộc TTKT đều được phân tích rủi ro trên ứng dụng công nghệ thông tin về TTKT. TTKT rủi ro theo chuyên đề với độ phủ rộng đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, và có độ chính xác cao. Giai đoạn 2015-2020 truy thu từ các chuyển đề đạt hiệu quả cao, khẳng định hiệu lực, nghiêm minh, bình đẳng giữa các DNKVTN trên địa bàn trong kinh doanh (Bảng 3.7).

Thứ ba, thành tựu về thu nợ thuế và cưỡng chế thuế

Thể chế chính sách, qui trình thu nợ và CCT được Cục thuế tổ chức triển khai thi hành thống nhất, đồng bộ. Kế hoạch thu nợ và CCT xây dựng đến từng đơn vị, biện pháp cưỡng chế thu nợ được mở rộng, linh hoạt, chi tiết theo tuổi nợ, việc công khai thông tin DNKVTN nợ thuế đối với nhóm các DNKVTN có thương hiệu, hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, dịch vụ tài chính, chứng khoán… đã đem lại hiệu quả. Thông tin về tình trạng sức khỏe doanh nghiệp được xây dựng, chuyển đến các cơ quan chức năng để phối hợp quản lý về kinh tế đem lại sự minh bạch, bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực tài nguyên, đất, vốn… giữa các doanh nghiệp tuân thủ và thiếu ý thức tuân thủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai ở tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ QLN và CCT, cơ bản đã hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho chức năng và cả các chức năng khác của hoạt động QLT, đặc biệt là xây dựng và thực hiện dự toán thu thuế, KK và KTT, cưỡng chế thuế đối với các khoản thuế truy thu sau TTKT thuế.

Thứ tư, thành tựu về GQKNVT

Hệ thống các qui định pháp lý, qui trình GQKNVT được ban hành, tổ chức thực hiện thống nhất, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho mọi DNKVTN quyền được tiếp cận, được giải thích rõ ràng về kết quả quá trình GQKNVT của CQT, tin tưởng vào sự độc lập trong quá trình giải quyết. Việc minh bạch ngay từ khâu tiếp nhận và trong toàn bộ quá trình giải quyết đã nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của công chức thực thi, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của DN về thời gian giải quyết, đúng chính sách pháp luật trong áp dụng, tránh khiếu nại vượt cấp. Hay nói cách khác, thể chế pháp lý về GQKNVT đã bước đầu đảm bảo công bằng, bình đẳng, minh bạch về trách nhiệm giải trình của CQT trước các DNKVTN.

3.3.1.3. Thành tựu về về kiểm tra, giám sát quản lý thuế.

Thực thi việc giám sát bên trong hoạt động QLT với các chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ theo chức năng lõi gồm : KK và KTT, TTKT, QLN, đã góp phần đảm bảo hoạt động QLT thông suốt, hiệu quả. Trách nhiệm giải trình của CQT với cộng đồng DNKVTN đã được tuân thủ và thực thi đúng pháp luật, đúng chuẩn mực về đạo đức, liêm chính, quy tắc ứng xử công vụ nội ngành. Bên cạnh đó, công tác pháp chế được thống nhất thực thi trên phạm vi toàn Cục Thuế đã tăng cường, đảm bảo hoạt động QLT đúng pháp luật, cơ bản quyền và lợi ích của DN được đảm bảo bằng pháp luật.

Các chương trình hành động về tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng chống tham nhũng được triển khai đến từng công chức, với 100% ký cam kết thực hiện. Các biện pháp phòng chống tham nhũng được cụ thể hóa vào công tác QLT, thực thi công vụ được kiểm tra thường xuyên đã góp phần tăng cường QLT, đồng hành cùng DN và đảm bảo kỷ luật, kỷ cương nội ngành thực chất, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w