Công ti dự phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ti vô hiệu (Trang 51 - 52)

e. Giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hộ

1.5.1. Công ti dự phần

Cơng ti dự phần là hình thức tổ chức kinh doanh khá đặc biệt so với các hình thức tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. Đây là hình thức liên kết góp vốn nhưng khơng phải đăng ký. Điều 1871 Bộ luật dân sự Pháp quy định: “Các thành viên có thể thỏa thuận khơng đăng ký cơng ti. Công ti dự phần không phải là pháp nhan và không bắt buộc phải cơng bố. Cơng ti có thể được chứng minh bằng mọi cách. Thành viên được tự do thỏa thuận về mục đích, hoạt động và những điều kiện của cơng ti dự phần với điều kiện không vi phạm những quy định bắt buộc tại các Điều 1832, 1832-1, 1833, 1836 đoạn 2, 1841, 1844 đoạn 1 và đoạn 2 Điều 1844-1” (đây

là những quy định về bản chất pháp lí, điều kiện thành lập cơng ti, mục đích của cơng ti, thể thức sửa đổi điều lệ cơng ti, quản lý phần vốn góp). Cơng ti dự phần cũng phải đảm bảo tuân theo những quy định của pháp luật đối với cơng ti nói chung. Do khơng đăng ký và khơng thực hiện cơng bố nên cơng ti dự phần khơng có tư cách pháp nhân. Đối với người ngồi cơng ti, cơng ti dự phần có thể khơng được nhận biết.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong công ti dự phần nếu không quy định về phương thức tổ chức khác thì phải tuân theo những quy định áp dụng đối với cơng ti hợp danh (cơng ti dự phần có tính chất thương mại) [23, Điều 1871-1]. Tài sản góp vào cơng ti dự phần vẫn thuộc sở hữu của thành viên đem góp. Những tài sản có được do mua bằng vốn sẵn có, mua trong thời gian cơng ti tồn tại, những tài sản không chia phần từ trước khi đưa vào công ti, những tài sản mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung không chia phần đều là tài sản chung khong chia phần giữa các thành viên. Công ti dự phần cũng có thể bị giải thể nhưng phải thông báo cho các thành viên khác biết, việc thơng báo đó phải ngay tình và đúng lúc.

Đối với người ngồi cơng ti, mỗi thành viên khi giao kết nhân danh cá nhân mình thì sẽ một mình chịu trách nhiệm với người thứ ba. Còn trong trường hợp, các thành viên hành động với tư cách hội viên và người thứ ba cũng biết rõ như vậy, thì mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với người thứ ba về những nghĩa vụ phát sinh từ những hành vi do một trong các viên thực hiện với tư cách thành viên [23, Điều 1872-1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ti vô hiệu (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)