Năng lực của chủ thể tiến hành hoạt động xét xử:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 61 - 64)

Đánh giá thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ tư pháp, Nghị quyết số 08 NQ/TW của Bộ Chính trị BCHTW Đảng khố IX khẳng định: “đội ngũ cán bộ tư pháp cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức làm ảnh hưởng đến kỷ cương pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước”. Thực trạng những người làm công tác xét xử Toà án cấp huyện bên cạnh những người có phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực chun mơn, có tinh thần trách nhiệm thì vẫn cịn có những hạn chế, yếu kém nhất định.

Nguyên nhân lớn nhất của những sai sót trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử trước hết là do mặt bằng về trình độ pháp lý của Thẩm phán cấp huyện chưa đồng đều.

Về trình độ của Thẩm phán:

Năm Số Thẩm phán có bằng ĐH và CĐ Tỷ lệ chƣa có bằng cấp Số Thẩm phán Tỷ lệ

1995 775 35% 1.439 65% 2001 1.957 82% 430 18% 2001 1.957 82% 430 18%

2003 1.989 422

Chất lượng và chuyên môn được nâng cao. Năm 1993 chỉ có 18,5% số Thẩm phán có bằng đại học luật và tương đương. Đến năm 2003 đã có 86% Thẩm phán có bằng đại học luật và tương tương. Trong đó hơn 90% số Thẩm phán địa phương hiện nay (cả cấp tỉnh) là đảng viên, có trình độ trung cấp chính trị trở lên.

Hoạt động xét xử là hoạt động của con người, mang tính xã hội cao. Vì vậy nói đến hoạt động xét xử của Toà án chủ yếu mang yếu tố chủ quan trong đó năng lực của đơị ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là yếu tố tiên quyết để xác định năng lực xét xử của Toà án. Muốn xét xử đạt kết quả tốt, Toà án cấp huyện phải có đội ngũ những người xét xử có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, có kiến thức pháp lý, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ công lý. Trong nhưng tiêu chuẩn đó, Điều 37 Luật TCTAND năm 2002 và pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 1993 quy định rõ về tiêu chuẩn chun mơn phải có trình độ cử nhân luật và được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm cơng tác thực tiễn theo quy định của pháp luật thì được bổ nhiệm làm Thẩm phán. Đối với Hội thẩm nhân dân cũng địi hỏi phải có kiến thức pháp lý nhất định.

Đối với đội ngũ Hội thẩm nhân dân cấp huyện hiện nay chưa có một số liệu thống kê cụ thể nào nhưng thực tiễn cho thấy đa số Hội thẩm nhân dân không qua đào tạo khoa học pháp lý và nghiệp vụ xét xử mà phần lớn trong số họ làm việc ở những ngành nghề chuyên môn nghiệp vụ khác. Việc tham gia xét xử của họ như là một trách nhiệm phải làm thêm, tiêu chuẩn chế độ rất hạn hẹp. Ngành Tồ án cũng chưa có kế hoạch cụ thể trong việc mở lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho họ. Thông thường ngay sau khi bắt đầu

nhiệm kỳ mới ngành Tồ án có tổ chức tập huấn cho Hội thẩm được bầu, sau đó có tập huấn định kỳ. Song thực tế cho thấy điều kiện tham gia của Hội thẩm nhân dân có khó khăn, các văn bản pháp luật mới được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều, vì thời gian có hạn do đó kết quả thu được cũng rất hạn chế; trong khi đó điều kiện cập nhật thơng tin, tự trang bị kiến thức pháp lý cho mình rất khó khăn và khó thực hiện được. Chính vì vậy khi tham gia xét xử Hội thẩm nhân dân gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.

Mặc dù trình độ chun mơn, nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đã được tăng lên nhưng lại không đồng đều giữa các vùng, miền khác nhau, dẫn đến có những nhiệm vụ khơng thuộc loại phức tạp nhưng Tồ án cấp huyện vẫn không tự giải quyết được mà phải xin ý kiến của tỉnh.

Về kỹ năng xét xử tại phiên tồ: nhìn chung, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân làm tốt cơng tác tổ chức phiên tồ, thể hiện được vị trí, tư cách của người đại diện cơ quan quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên ở một số Toà án đặc biệt là ở các Toà vùng sâu, Thẩm phán chưa thực sự chú ý đến các trình tự, nghi thức tổ chức phiên tồ, nội quy phiên toà thường đọc qua loa, chiếu lệ, sự giải thích phần quyết định, bản án vừa tuyên của chủ toạ phiên tồ khơng rõ ràng, cụ thể, phương pháp điều khiển phiên toà của một số Thẩm phán còn yếu, cách xưng hơ tại phiên tồ khơng thống nhất…làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của hoạt động xét xử.

Tình trạng trên dẫn đến nhiều vụ án tuy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử khơng sai, nhưng vì tổ chức phiên tồ, phương pháp điều khiển phiên tồ của Thẩm phán có nhiều thiếu sót do đó đã gây ra sự hồi nghi của những người tham gia tố tụng cũng như những người tham dự phiên tồ về tính đúng đắn của bản án, hoặc quyết định của Hội đồng xét xử. Nguyên nhân của tình trạng trên, một phần là do các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không được đào tạo một cách cơ bản về kỹ năng xét xử tại phiên tồ, cơng tác kiểm tra, tổ chức tổng kế rút kinh nghiệm để chỉ đạo kịp thời khắc phục các thiếu sót đó

của Tồ án cấp trên chưa thực hiện được. Mặt khác nguyên nhân trên còn xuất phát từ việc các văn bản quy phạm tố tụng quy định về trình tự, thủ tục tiến hành phiên tồ cịn có những bất cập cần nghiên cứu hồn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)