Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 40 - 46)

Thời kỳ chửa

Lượng thức ăn (kg/con/ngày) Quy trình cho ăn (bữa/ngày) Gầy thường Bình Béo

Từ tuần 1 - 4 (Sử dụng cám 566SF) 2,5 - 3,0 2,2 - 2,5 2 1 bữa: 13h30 Từ tuần 5 - 11 2,2 - 2,5 2 1,8 Từ tuần 12 - 13 2,5 - 3,5 2,2 - 3,0 2,0 - 2,5 Từ tuần 14 - 15 (Sử dụng cám 567SF) 2,5 - 3,5 2,2 - 3,0 2,0 - 2,5

Tuần 16 (lên chuồng đẻ) 3 2,8 2,5 2 bữa:

7h; 16h Trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày 2,5 2,3 2 2bữa: 7h;16h 2 ngày 2 1,8 1,5 1 ngày 1,5 1,5 1,5 Ngày đẻ 1,5 1,5 1,5

(Nguồn: Kỹ thuật trại)

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn giảm dần khẩu phần ăn 0,5kg/ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1kg/ngày đến ngày thứ 5 sau đẻ. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên.

Loại cám được sử dụng theo từng giai đoạn: nái chửa kỳ đầu (tuần 1 - 13) sử dụng cám 566SF, nái chửa kỳ cuối ( tuần 14 - 16) sử dụng cám 567SF.

+ Quy trình dùng thuốc:

- Nái đẻ xong tiêm kháng sinh amoxykel 15% L.A 1ml/10kg TT, tiêm 3 mũi liên tục mỗi mũi cách nhau 1 ngày.

- Nái đẻ hết con tiêm 2ml oxytocin. - Sau đẻ 1 ngày tiêm 2ml oxytocin.

- Sau đẻ 2 ngày tiêm kháng sinh amoxykel 15% L.A 1ml/10kg TT + 2 ml oxytocin.

- Sau đẻ 4 ngày tiêm kháng sinh amoxykel 15% L.A 1ml/10kg TT.

*Quy trình chăm sóc ni dưỡng đàn lợn con theo mẹ:

Sau khi đẻ 1 ngày lợn con được tiến hành mài nanh, bấm đuôi và cho uống amoxiciline F phòng tiêu chảy.

Lợn con 3 ngày tuổi được tiêm sắt và cho uống diacoxin 5% phòng thiếu máu và cầu trùng.

Lợn 4 - 5 ngày tuổi tiến hành bấm tai và thiến đối với lợn đực không để làm giống.

Nhằm nâng cao khối lượng cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con, cần tập ăn sớm lúc 4 - 6 ngày tuổi. Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng đẻ lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên.

3.4.2.3. Quy trình đỡ đẻ cho lợn

Chuẩn bị lồng úm: Chuẩn bị bao khâu lồng úm, bao khâu lồng úm đã được giặt sạch, sát trùng, phơi khơ, sau đó khâu lồng úm.

Chuẩn bị đỡ đẻ: Với lợn mẹ cần vệ sinh âm hộ và mông cho sạch sẽ bằng nước có pha sát trùng khi vỡ ối, vệ sinh sàn chuồng, chuẩn bị thảm lót và lồng úm, chuẩn bị bóng đèn úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như bột lăn Pro-en, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc dây rốn.

Kỹ thuật đỡ đẻ:

- Một tay cầm chắc lợn, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhầy ở mồm, mũi và tồn thân cho lợn để lợn hơ hấp thuận lợi, bơi cồn vào rốn sau đó rắc bột lăn lên tồn bộ cơ thể lợn con cho nhanh khơ rồi cho vào trong lồng úm.

- Cắt rốn: Thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,75cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod.

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ bằng nước pha sát trùng, có lót thảm, mùa đơng lắp thêm bỏng ở trên vị trí bú rồi cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. Khơng can thiệp khi q trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó

Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại khơng có biểu hiện rặn đẻ.

+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên khơng ra ngồi được.

+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.

Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.

Cách can thiệp lợn đẻ khó:

+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn.

+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. - Sử dụng thuốc cho lợn đẻ

+ Sử dụng oxytocin

Với lợn đẻ bình thường khơng phải tiêm oxytocin.

Lợn lứa 5 - 6 trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình để lợn mẹ, kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm oxytocin.

- Nếu trong quá trình đẻ, lợn mẹ bẩn quá ta dùng nước ấm pha với thuốc sát trùng loãng lấy giẻ sạch nhúng vào nước đó và lau qua cho lợn, nhất là vùng thân sau.

Ngay sau khi đẻ xong tiêm 1 mũi oxytoxin và 1 mũi amoxicillin có tác dụng kéo dài 48 tiếng. Thụt rửa tử cung bằng hỗn hợp dung dịch thuốc gymanax và amociline F.

3.4.2.4. Quy trình phịng bệnh cho lợn tại trại * Quy trình vệ sinh hàng ngày:

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trị rất quan trọng trong chăn nuôi.

Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại...Hàng ngày đều có cơng nhân qt dọn, vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác, nước tiểu...Để góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng của đàn lợn, trong quá trình học tập và thực tập tại trại em đã cùng các anh kỹ sư, các bác công nhân trong trại đã thực hiện nghiêm túc những quy định mà trại đề ra như sau:

- Hằng ngày, trước khi vào chuồng làm việc các kỹ sư, công nhân và sinh viên...phải đi qua nhà sát trùng, đeo ủng trước khi vào chuồng. Đồ dùng cá nhân, sổ sách cần để vào tủ UV trước khi đem vào chuồng.

- Giao nhận ca với ca đêm, kiểm tra qua một lượt chuồng trại. - Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi.

- Cho lợn nái ăn, dọn phân, thu phân tránh lợn mẹ nằm đè lên phân. - Lau máng tập ăn cho lợn con, chuẩn bị thức ăn, rắc thức ăn cho lợn con tập ăn.

- Tiến hành lau mông lợn mẹ bị đè phân.

- Vệ sinh sàn sạch sẽ, rắc vôi bột, quét đường đi lại giữa dãy chuồng. - Vệ sinh máng ăn cho lợn mẹ vào thứ 2 đầu tuần và vét cám thừa trước khi tra cám.

- Định kỷ tiến hành phun thuốc sát trùng, xịt gầm, xả vôi gầm chuồng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

- Tiến hành khâu vách bằng bao đã giặt sạch ngâm sát trùng ở chuồng đợi đẻ.

- Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự tiện sang các khu khác đặc biệt là khu cách ly.

- Các phương tiện ra vào trại phải được sát trùng kỳ tránh phát tán mầm bệnh từ bên ngoài vào.

* Đối với chuồng bầu: Sau khi lợn cách ngày đẻ dự kiến khoảng 1 tuần sẽ được tắm chải sạch sẽ rồi được đưa sang chuồng đẻ, ô lợn rời đi sẽ được xịt rửa và phun sát trùng đợi đón lợn đã phối.

* Đối với chuồng đẻ: Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển sang chuồng nái chửa. Sau khi lợn con được xuất bán, tham gia tháo dỡ các tấm đan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khơ. Ơ chuồng và khung chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.

Chuồng nuôi được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Apa Clean vào cuối buổi sáng hoặc cuối buổi chiều hàng ngày.

*Cơng tác vệ sinh phịng bệnh tại trại

Vệ sinh lợn nái khi đẻ: Khi lợn nái có hiện tượng rặn đẻ thì người cơng

nhân chuồng đẻ vệ sinh sạch sẽ lợn nái bằng nước đã pha dung dịch sát trùng theo tiêu chuẩn của bác sỹ thú y quy định, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đỡ đẻ đã được sát trùng sạch sẽ, chuẩn bị lồng úm, bóng đèn sưởi.

Vệ sinh lợn nái chờ phối: Tất cả lợn nái chờ phối đều được tắm rửa

ra ngoài bằng nước muối sinh lý rồi dùng khăn sạch thấm hết nước cũng từ trong ra ngoài.

Vệ sinh đực giống: Khi khai thác tinh, đực giống được rửa sạch phần

bụng và bao ngoài dương vật bằng nước muối sinh lý.

Vệ sinh chuồng trại: Trong chuồng và không gian xung quanh chuồng

được rắc vôi, phun thuốc sát trùng theo lịch cụ thể do kỹ sư quy định. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh được diễn ra hàng ngày.

Chuồng đẻ: Thay nước dẫm chân sát trùng trước khi vào chuồng 1

lần/ngày (phụ thuộc vào thời tiết mà số lần thay nước dẫm chân có thể thay đổi).

Lau sàn chuồng 1 lần/ngày. Phun sát trùng 1 lần/ngày. Xịt gầm chuồng 1 lần/ngày.

Xả vôi gầm 2 lần/tuần (thứ 4, thứ 7). Cọ rửa máng lợn mẹ 1 lần/tuần (thứ 2). Quét mạng nhện 3 lần/tuần (T3, T5, CN). Lau máng lợn con 1 lần/ngày.

Quét hành lang chuồng 1 lần/ngày. Thứ 5 tổng vệ sinh toàn trại.

Chuồng nái chửa: Thay nước dẫm chân sát trùng trước khi vào chuồng

1 lần/ngày.

Phun sát trùng 1 lần/ngày. Xịt máng 1 lần/ngày.

Rửa sàn, tắm lợn 1 - 2 lần/ngày.

Quét mạng nhện 3 lần/tuần (T3, T5, CN). Quét hành lang chuồng 1 lần/ngày. Thứ 5 tổng vệ sinh toàn trại.

Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng 2 lần/tuần. Đánh chuột 1 lần/tuần.

*Quy trình tiêm phịng:

Đàn lợn tại trại được thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm phịng có trong bảng 3.2:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)