Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.5. xuất một số giải pháp phát triển nghề nuôi babagai ở huyện Văn Chấn
GAI Ở HUYỆN VĂN CHẤN – YÊN BÁI
4.5.1. Về cơ chế chính sách
Cần xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ rủi ro đối việc sản xuất nuôi
ba ba gai theo văn bản hợp nhất số: 31/VBHN-BNNPTNT, ngày 09/10/2014 của Bộ NN&PTNT về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vùng nuôi ba ba gai gồm: đường điện,
hệ thống cấp, thoát nước, xử lý môi trường nước. Gắn việc đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi ba ba gai với đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Khuyến khích thành lập các hợp tác xã, trang trại nuôi ba ba gai để giúp
nhau trong sản xuất đồng thời có tư cách pháp nhân thuận lợi hơn trong việc vay vốn theo Nghị định 41/NĐ-CP.
Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn về kỹ thuật sử dụng
thuốc hóa chất phòng trị bệnh cho ba ba gai. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở kinh doanh thuốc hóa chất và việc sử dụng thuốc, hóa chất tại các vùng nuôi ba ba gai để xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh, nuôi trồng không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.
4.5.2. Về con giống
Một trong những khó khăn cơ bản trong việc phát triển nuôi ba ba gai hiện
nay là con giống chưa được cấp chứng nhận. Thực trạng vấn đề sản xuất giống hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do vậy, để có đủ giống đảm bảo số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý và đáp ứng kịp thời vụ cho người nuôi ba ba gai cần thực hiện các giải pháp.
Rà soát, điều chỉnh quy trình kỹ thuật sản xuất giống ba ba gai trên địa bàn tỉnh, để đầu tư xây dựng quy hoạch vùng sản xuất giống, ương ba ba giống tập
trung trên địa bàn.
Khuyến khích người dân phát triển các hộ nuôi, trang trại sản xuất giống được công nhận và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đồng thời, tập huấn nâng cao kỹ thuật chọn giống cho người dân để tác động trở lại hệ thống sản xuất và kinh doanh giống.
4.5.3. Kỹ thuật nuôi
Chọn vị trí xây dựng ao nuôi phải đạt một số tiêu chí sau:
- Các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá phải thích hợp với ba ba gai và tránh những nơi có biên độ dao động mạnh (pH=7 - 8; oxy hoà tan ≥4mg/l; Amoni (NH4+ tính theo N) <1mg/l; Độ trong ≥30cm; Độ kiềm 90-180mg CaCO3/l).
- Vùng nuôi có nguồn nước không chịu ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm do nước thải dân dụng, khu công nghiệp.
- Ứng dụng kỹ thuật nuôi mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình nuôi ba ba gai sẽ giúp quản lý môi trường ao nuôi, cảnh báo sớm dịch bệnh,… - Giao thông đi lại thuận tiện để dễ dàng vận chuyển con giống, cung cấp và bán sản phẩm chi thị trường các tỉnh lân cận, cũng như các tỉnh phía bắc.
4.5.4. Giải pháp về đào tạo
- Tăng cường công tác tập huấn khuyến ngư để đào tạo nghề tại chỗ cho người sản xuất. Trước mắt, cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn ngày tại các xã, thị trấn, nuôi ba ba gai tập trung cho các hộ nuôi nắm bắt về thị trường, kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, tổ chức sản xuất theo hình thức và loại hình đào tạo ngắn hạn 3 tháng nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển nghề nuôi ba ba gai.
- Bổ sung cán bộ chuyên môn thuỷ sản cho cấp cơ sở đặc biệt là phòng nông nghiệp (phòng kinh tế) để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý và kinh doanh thuỷ sản cho cán bộ cơ sở.
- Tăng cường tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất giống; đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm dịch con giống tại chi cục Thuỷ sản.
- Cấp chứng chỉ nuôi trồng thủy sản cho người dân nuôi ba ba gai.
4.5.5. Giải pháp khuyến ngư
- Nâng cao hiệu quả công tác khuyến ngư gắn với thực tế phát triển nuôi ba ba gai tại địa phương. Tiếp tục xây dựng các mô hình trình diễn để nhân rộng các
mô hình tốt, mới cho các hộ nuôi ba ba gai tham quan học tập.
- Phối hợp với đài truyền thanh và truyền hình tỉnh xây dựng chương trình tuyên truyền thông qua bản tin nhanh, trang tin chuyên đề… nhằm truyền bá kiến thức thông tin về công nghệ và kỹ thuật nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện Văn Chấn.
- Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật và người nuôi ba ba gai thăm quan học hỏi kinh nghiệm các Viện, các Trường và các địa phương có mô hình nuôi ba ba gai, sản xuất giống thành công nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức thực tế nhằm góp phần thúc đẩy nghề nuôi ba ba gai phát triển.
4.5.6. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi ba ba gai
Do xu hướng phát triển nghề nuôi ba ba gai ngày cảng tăng cả về số hộ cũng như diện tích nuôi nên không tránh khỏi việc ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, ảnh hưởng của chất thải từ các khu nuôi đến môi trường xung quanh cần được quan tâm để đảm bảo phát triển bền vững. Các biện pháp phòng ngừa nên được khuyến cáo và áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Một số biện pháp sau đây cần được áp dụng đầy đủ để giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường:
- Triển khai giám sát quy hoạch vùng nuôi an toàn, từ khâu chọn địa điểm đến hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện Văn Chấn.
- Tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để giải quyết các vấn đề dịch bệnh, các tác động giữa nuôi ba ba gai với môi trường sinh thái, loại bỏ sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh trong sản phẩm nuôi.
- Xây dựng tổ sản xuất, chi hội nghề nuôi ba ba gai. HTX thuỷ sản để quản lý theo hình thức cộng đồng nhằm nâng cao ý thức, nhận thức, vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
- Hạn chế việc sử dụng hóa chất, quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi ba ba gai, kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không tuân thủ thủ theo quy định.
4.5.7. Giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường liên kết trong sản xuất, tiệu thụ sản phẩm cho các hộ nuôi ba ba gai liên kết trong sản xuất, tiệu thụ sản phẩm cho các hộ nuôi ba ba gai
về thị trường tiêu thụ là một trong những giải pháp hỗ trợ rất quan trọng để phát triển nuôi ba ba gai trên trên địa bàn huyện Văn Chấn, Do vậy:
- Cần đa dạng hoá thị trường không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường truyền thống, phải từng bước phát triển thị trường mới, đặc biệt là khai thác thị trường tại các điểm du lịch, dịch vụ nhà hàng trên địa bàn tỉnh. Chi cục thủy sản tỉnh, Trung Tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị trường mới như: tham gia hội chợ thủy sản, xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thuỷ sản tạo điều kiện cho người mua và bán tiếp xúc ký kết tiêu thụ sản phẩm, giảm các khâu trung gian nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản.
- Tăng cường thông tin thị trường cho người nuôi, để phát triển nghề phù hợp, không để nuôi tràn lan tự phát. Khuyến khích các hộ phát triển phương thức sản xuất chủ lực, hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. - Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.