Tính khử của một số dịch chiết thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện​ (Trang 39 - 43)

Bảng 3.1. Tính khử của một số dịch chiết thực vật

STT Mẫu dịch chiết Hoạt tính STT Mẫu dịch chiết Hoạt tính

2 lá chè ++ 10 lá liễu + 3 lá chuối + 11 lá chua me ++ 4 lá ổi ++ 12 lá xả ++ 5 lá sung + 13 lá sấu ++ 6 lá bàng + 14 lá sim +++ 7 lá lộc vừng + 15 lá trầu ++ 8 lá mua +++ 16 lá lốt +

Qua bảng 3.1 cho thấy các dịch chiết nước của các lá cây khảo sát đều có tính khử. Trong đó, những dịch chiết có tính khử mạnh là dịch chiết lá mua, lá bạch đàn và lá sim. Dịch chiết lá bạch đàn có tính khử mạnh nhất. Do đó, dịch chiết lá bạch đàn được chọn để làm tác nhân khử Ag+ thành Ag0 tạo hạt nano.

3.2. Xác định thành phần hóa học của dịch chiết lá bạch đàn

Ngoài các hợp chất cơ bản tham gia cấu thành nên cơ thể sống của thực vật như: cellulose, ptotein, đường, axit nucleic, vitamin, nước, các loại muối khoáng….thì cây bạch đàn còn tổng hợp các chất thứ sinh có vai trò bảo vệ. Mẫu lá bạch đàn tươi được thu thập và đưa về phòng thí nghiệm. Các mẫu lá được rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ tiến hành chiết dịch như phương pháp đã mô tả. Dịch chiết lá bạch đàn được phân tích thành phần hóa sinh theo phương pháp của Harborne.

3.2.1. Glycoside

Dựa vào bản chất của hợp chất glycoside chúng tôi đã chứng minh được trong lá cây bạch đàn có chứa hợp chất glycoside. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình dưới đây:

Hình 3.1. Hình ảnh mẫu test glycoside

(1) mẫu thí nghiệm, (2) mẫu đối chứng

Ở mẫu thí nghiệm xuất hiên kết tủa đỏ gạch mà mẫu đối chứng không có kết tủa, nên có thể kết luận rằng trong dịch chiết lá cây bạch đàn có chứa hợp chất glycoside. Vì sự có mặt của acid dễ dàng làm cho glycoside thủy phân thành monosaccharide và aglycon, mà tính chất đặc trưng của các monosaccharide là tính khử nên Cu2+ bị khử thành Cu+ ( Cu2O kết tủa đỏ gạch).

3.2.2. Alkanoid

Để kiểm tra sự có mặt của thành phần alkanoid có trong dịch chiết của cây chúng tôi đã dùng thuốc thử Mayer để nhận biết. Khi cho 2-3 dung dịch Mayer vào hỗn hợp dịch lọc của dịch lọc và axit HCl 1% sẽ xuất hiện kết tủa. Kết quả này phản ánh trong dịch chiết lá bạch đàn có thành phần alkanoid (hình 3.2).

Hình 3.2. Hình ảnh test alkanoid

(1) mẫu thí nghiệm, (2) mẫu đối chứng

3.2.3. Flavonoid

Để xác định thành phần flavonoid có trong dịch chiết, phản ứng shinoda đã được thưc hiên. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.3.

Hình 3.3. Hình ảnh test flavonoid

Từ hình trên ta có thể nhận thấy được mẫu thí cho phản ứng màu shinoda. Bản chất của flavonoid là các polyphenol nên khi có mặt kim loại Mg sẽ diễn ra phản ứng khử hóa tạo thành octoquynon có màu cam hoặc đỏ cam, sự có mặt của axit HCl chỉ giữ vai trò xúc tác. Từ kết quả trên có thể kết luận rằng dịch chiết lá cây bạch đàn có chứa hợp chất flavonoid.

3.2.4. Tannin

Dựa vào hóa tính của tannin, phản ứng tạo tủa của dịch chiết với dung dịch FeCl3 được tiến hành. Mức độ tạo màu và kết tủa của dịch chiết được thể hiện ở hình 3.4 cho thấy trong dịch chiết lá bạch đàn có chứa hợp chất tannin.

Hình 3.4. Hình ảnh test Tannin

3.2.5. Terpenoid

Phản ứng đặc trưng nhận diện terpenoid được thực hiện để xác định xem dịch chiết lá bạch đàn có chứa terpenoid hay không. Kết quả được thể hiện ở hình 3.5. Kết quả cho thấy ở ống thí nghiệm dung dịch chuyển sang màu tím sẫm điều này chứng tỏ trong dịch chiết lá bạch đàn có terpenoid.

Hình 3.5. Hình ảnh test terpenoid

(1) mẫu thí nghiệm, (2) mẫu đối chứng

Tổng hợp kết quả phân tích thành phần hóa sinh của dịch chiết lá bạch đàn được thể hiện ở bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện​ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)