CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2. Mở rộng khả năng tiếp cận tài liệu tới bạn đọc
3.1. Quan hệ của cán bộ thƣ viện với giáo viên và các dịch vụ dành cho giáo viên
dành cho giáo viên, học sinh.
3.1. Quan hệ của cán bộ thƣ viện với giáo viên và các dịch vụ dành cho giáo viên. giáo viên.
Để có thể thay đổi cách dạy và cách học trong giáo viên và học sinh, cán bộ thƣ viện cần phải tác động vào giáo viên, vì đó chính là nhân tố thúc đẩy sự thay đổi của học sinh. Làm đƣợc điiều này, cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên thƣ viện và giáo viên giảng dạy. Việc này sẽ giúp cải thiện quá trình học tập của học sinh và chất lƣợng đầu ra.
Điểm đầu tiên là cần xác định kết quả của chƣơng trình giảng dạy, trình độ và kiến thức hiện có của học sinh, xác định khi nào và cần can thiệp vào nội dung gì về mặt thƣ viện trong chƣơng trình học. Đối với từng môn học hoặc bài học cụ thể, giáo viên thƣ viện có thể tìm hiểu về nội dung bài học, môn học và cung cấp các danh mục tài liệu phù hợp cho môn học đó. Danh mục này có thể bao gồm cả tài liệu in có tại thƣ viện và các tài liệu miễn phí trên mạng.
Giáo viên thƣ viện cũng có thể phối hợp với giáo viên để thiết kế bài giảng có lồng ghép nội dung về kiến thức thông tin (kĩ năng phân tích nhu cầu thông tin, tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin hợp lí) vào từng môn học, bài học cụ thể. Ví dụ: Nếu học sinh đƣợc giao làm một bài luận về sao hỏa, cùng với nội dung giảng dạy kĩ năng viết bài luận, giáo viên thƣ viện có thể yêu cầu đối với lồng ghép nội dung tìm kiếm thông tin về hành tinh này trong các nguồn tài liệu khác nhau, chẳng hạn nhƣ từ điển bách khoa, các sách tham khảo về vật lí, các trang wed. Các buổi học sẽ đƣợc giảng dạy phối hợp giữa giáo viên và giáo viên thƣ viện, trong đó giáo viên có thể giảng dạy về kĩ năng viết bài luận, kĩ năng phân tích chủ đề cùng giáo viên thƣ viện có thể giảng dạy về kĩ năng phân tích nhu cầu tin, kĩ năng tìm kiếm trên nhiều nguồn khác nhau, đánh giá thông tin và sử dụng thông tin phù hợp. Qua đó, giáo viên sẽ có thêm hiểu biết về các nguồn thông tin trong thƣ viện, cách tra cứu cơ sở dữ liệu và ngƣợc lại, giáo viên thƣ viện cũng học hỏi đƣợc về kĩ năng viết bài luận từ giáo viên. Nhƣ vậy, cả giáo viên và giáo viên thƣ viện cùng hƣởng lợi từ sự hợp tác này so với việc chỉ giảng dạy một cách riêng rẽ các nội dung về kĩ năng viết bài luận và kĩ năng tìm kiếm, đánh giá thông tin.
Khi mà giáo viên đã sử dụng thƣ viện và các dịch vụ của thƣ viện thì họ sẽ có xu hƣớng sử dụng thƣ viện nhiều hơn để phục vụ cho công tác giáo dục của mình. Trƣờng hợp giáo viên ít sử dụng thƣ viện có thể là do họ còn chƣa nhận thức đƣợc vai trò mà thƣ viện có thể đóng góp cho việc giảng dạy của mình. Một trong các cách giải quyết vấn đề này là giáo viên cần phải đƣợc giới thiệu về thƣ viện và các nguồn tài liệu, dịch vụ mà nó có thể cung cấp, hỗ trợ những kiến thức bổ sung hữu ích cho họ, nhằm phục vụ công tác giảng dạy của mình. Qua đó làm cho chất lƣợng đầu ra của học sinh đƣợc nâng cao.
Cán bộ thƣ viện có thể tổ chức một chƣơng trình giảng dạy về kiến thức thông tin để cho giáo viên để cung cấp cho họ những kĩ năng về xác định, truy cập, đánh giá và sử dụng thông tin. Giáo viên cần đƣợc hƣớng dẫn về cách sử dụng thƣ viện và lồng ghép các buổi học về kiến thức thông tin, cách sử dụng thƣ viện vào từng gƣờ giảng, vào các bài tập của học sinh, các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động khác. Mặt khác, lợi ích của việc phối hợp với thƣ viện cũng sẽ đề cao.
Một điều nữa có thể làm cải thiện chất lƣợng sử dụng thƣ viện, đó là đảm bảo rằng tất cả các trƣờng học phải đƣợc bố trí một cán bộ chuyên trách và đƣợc đào tạo bài bản về thƣ viện. Hiện tại đa số các thƣ viện trƣờng học chƣa có cán bộ thƣ viện chuyên trách mà vị trí này thƣờng đƣợc giao cho các giáo viên kiêm nhiệm, không có chuyên môn thƣ viện đảm nhận. Một cán bộ thƣ viện chuyên trách có đủ thời gian để đóng góp vai trò tích cực, chủ động hơn trong việc quảng bá việc sử dụng thƣ viện trong giảng dạy, các hoạt động ngoại khóa, học tập của học sinh cũng nhƣ để giáo viên và học sinh giải trí. Cán bộ thƣ viện chuyên trách sẽ giúp cải thiện kiến thức thông tin của giáo viên và học sinh.
Để làm đƣợc việc này, thƣ viện cần đƣợc bổ sung tài liệu một cách đầy đủ, phù hợp với nhu cầu giảng dạy, học tập, giải trí của giáo viên và học sinh. Thêm vào đó, cán bộ thƣ viện cũng phải tìm cách để giáo viên tham gia vào việc đánh giá kho tài liệu của thƣ viện xem có phù hợp hay không cũng nhƣ tìm cách để giáo viên giúp đỡ trong việc lựa chọn tài liệu mới phù hợp với từng trƣờng. Những cách hợp tác này có thể giúp giảm thiểu những nhận thức chƣa phù hợp về kho tài liệu thƣ viện, dịch vụ thƣ viện cũng nhƣ các trang thiết bị thƣ viện.
3.2 Quan hệ của cán bộ thƣ viện với học sinh các dịch vụ dành cho học sinh.
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất tác động đến vai trò của thƣ viện trƣờng học và cán bộ thƣ viện trƣờng học trong việc nâng cao chất lƣợng đàu ra của học sinh là sự bùng nổ thông tin, đặc biệt là các nguồn thông tin điện tử đang diễn ra trong những năm gần đây. Với lƣợng thông tin khổng lồ chƣa đƣợc kiểm định hiện hữu trên mạng internet song hành cùng với sự lạc hậu nhanh chóng của nó, vai trò của cán bộ thƣ viện ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thƣ viện không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp các nguồn tài liệu cho học sinh mà ngày nay, thƣ viện cùng với các cơ quan khác, quan tâm đén việc tạo ra cộng đồng những ngƣời có kĩ năng học tập suốt đời. Trong đó, các kĩ năng xác định, sử dụng và đánh giá thông tin là một phần quan trọng. Và kĩ năng thông tin chính là một phần then chốt trong các dịch vụ thƣ viện.
Ngoài vai trò đào tạo kiến thức thông tin cho học sinh, thƣ viện còn có thể đóng góp tích cực vào việc học tập của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa và dịch vụ nhƣ: Tổ chức các giờ kể chuyện, các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, biển đảo Việt Nam, mời các diễn giả đến nói chuyện về các đè tài có liên quan đến chủ đề học tập của học sinh, mời các tác giả văn học đến giao
lƣu…cán bộ thƣ viện trƣờng học cũng có thể cung cấp dịch vụ tham khảo cho học sinh để hỗ trợ cho học sinh làm bài tập, ví dụ nhƣ hƣớng dẫn cách tìm kiếm các tài liệu tham khảo cho một bài tập cụ thể của học sinh, hay cung cấp danh mục các tài liệu tham khảo cho một môn học.
Thƣ viện trƣờng học cũng có thể vận động cha mẹ, gia đình của học sinh tham gia vào các hoạt động của mình. Ví dụ: Hội những ngƣời bạn của thƣ viện, trong đó sẽ có ngƣời tình nguyện tham gia vào việc sửa chữa, bổ sung tài liệu, tổ chức các gờ kể chuyện, làm các thiết bị hỗ trợ giảng dạy… Tất cả những hoạt động này sẽ giúp cho thƣ viện trƣờng học cải thiện hình ảnh và vai trò của mình trong con mắt học sinh, giáo viên và những nhóm liên quan.
4. Xã hội hóa công tác thƣ viện.