PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Xã hội hoá giáo dục là một việc làm tất yếu, để đưa giáo dục về đúng vị trí của nó trong xã hội như nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đề ra. Thông qua hoạt động xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội, từ đó phát huy các nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo trong các nhà trường,đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở nhà trường, chúng tôi nhận thấy:
- Phải thấm nhuần sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó, tham mưu tích cực với các cấp uỷ, chính quyền nhằm cụ thể hoá thành cơ chế, chính sách, giúp cho việc triển khai thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục có kết quả.
- Tăng cường các hình thức và biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò của giáo dục vì chỉ khi nhân dân hiểu về giáo dục, đồng tình với giáo dục, cùng chia sẽ khó khăn, cộng đồng trách nhiệm thì bản thân xã hội của giáo dục mới được phát huy và hiệu quả giáo dục mới đạt tới như mong muốn.
- Tích cực vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động giáo dục
- Tích cực vận động chính quyền đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân ủng hộ tài chính cho hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường.
- Cần phát huy tốt nội lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ, có kế hoạch lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng lòng tin trong học sinh, trong phụ huynh học sinh cũng như cộng đồng dân cư ... làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc xã hội hoá công tác giáo dục với tư cách là cơ quan chuyên môn tham mưu với lãnh đạo, với cộng đồng...
- Nhà trường cần có những biện pháp mềm dẻo, việc làm phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào xã hội hoá giáo dục và mọi việc làm đều hướng đến mục đích của giáo dục, tạo một môi trường thuận lợi để mỗi người thực hiện quyền được học và học tập suốt đời cũng như vì sự phát triển của cả cộng đồng trong tương lai.
3.2. Kiến nghị
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Nên có sự chỉ đạo nhất quán trong việc đánh giá, tổng kết lý luận và thực tiễn, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trong việc đầu tư cho phát triển giáo dục.
Tích cực tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh những chủ trương, chính sách phục vụ phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt chú ý đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản.
Tích cực đề xuất với Bộ Giáo dục và đào tạo, các bộ, ngành liên quan về điều chỉnh biên chế giáo dục, đầu tư tài chính cho giáo dục.
- Đối với Huyện uỷ, UBND huyện
Coi giáo dục THPT là một bộ phận của ngành giáo dục huyện nhà và có sự đầu tư thích đáng đối với các nhà trường nhằm đảm bảo và nâng cao các điều kiện phục phụ dạy học được tốt.
Chỉ đạo các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, các địa phương phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh công tác XHHGD THPT hơn nữa, nhằm không ngừng nâng cao sự quan tâm tới sự nghiệp trồng người.
- Đối với các trường THPT
Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục dài hơi, nhằm thực hiện tốt việc nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bj dạy học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là cho việc thực hiện chương trình giasodujc phổ thông 2018.
Có biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân địa phương về tầm quan trọng, ý nghĩa và mục tiêu giáo dục bậc THPT.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp huy động nguồn lực xã
hội hóa giáo dục hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới” đã thể hiện
sự cố gắng của nhóm tác giả, nhưng vẫn mang sắc thái chủ quan. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót. Để đề tài thực sự có giá trị, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các thầy cô và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Ngọc Đại (2012), Giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Trọng Đông (2020), “Mô hình trường học hạnh phúc”, Sáng kiến kinh
nghiệm quản lý giáo dục.
3. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/03/1993 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp
giáo dục và đào tạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII. 4. Bách khoa toàn thư mở, https://vi.wikipedia.org/wiki.
5. Các văn bản hướng dẫn xây dựng trường học hạnh phúc của Công đoàn Giáo
dục Việt Nam và Nghệ An hiện hành.
6. Hồ Ngọc Đại (2012), Giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Nguyên (2013), “Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và hợp
tác quốc tế dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (7), tr. 23-27.
8. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991): NXB Sự thật, Hà
Nội
9. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1997): NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội
10. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001): NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
11. Phạm Minh Hạc(1999): Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
12. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.