Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VNPT Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ INTERNET cáp QUANG tại VNPT QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 54)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Quảng Bình

2.1.6 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VNPT Quảng Bình

(i) Môi trường vĩ mô

- Môi trường chính trị, pháp luật: Môi trường chính trị ở Việt Nam nước ta hiện nay được đánh giá là rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung vì tình hình chính trị ổn định hơn các quốc gia khác. Trong khi đó, đối với ngành viễn thông, VNPT còn chịu ràng buộc rất lớn từcác quy định của pháp luật. Ngoài các quy định pháp lý mà Công ty phải tuân thủnhư các DN khác như luật doanh nghiệp, luật thuế, , hoạt động trong lĩnh vực của Công ty còn phải tuân thủ các quy định pháp lý về quản lý viễn thông. Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về viễn thông nước ta thời gian qua đã không ngừng thay đổi, tạo điều kiện mở cửa thị trường viễn thông, xóa thếđộc quyền,...

Thứ nhất, là Luật bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010. Nhiều điều kiện kinh doanh ngành viễn thông đối với mọi thành phần trong nền kinh tếđược giảm bớt.

Hai là, chính sách về doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế. Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi "Bù chéo dịch vụ viễn thông" để cạnh tranh không lành mạnh; Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xẩm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác,.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Ba là, trong các năm Nhà nước đã quản lý chặt chẽchính sách giá cước viễn thông. Mới đây nhất, Bộ Thông tin truyền thông đã ban hành Thông tư 09/2016/TT- BTTTT, Quy định chi tiết danh mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, chất lượng, giá cước, khung giá cước sử dụng và mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020.

- Tăng trưởng kinh tế: kinh tế của Quảng Bình chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện tự nhiên (biển). Trong các năm qua, các sự cố môi trường biển, thiên tai đã ảnh hưởng khá lớn tới tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 toàn tỉnh đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của sự cốmôi trường biển, 2 trận lũ năm 2016 và ảnh hưởng nặng nềdo cơn bão số 10 xảy ra trong tháng 9 năm 2017. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,62% (Nghị quyết HĐND 6,5%); trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,82%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,82%, khu vực dịch vụ tăng 6,50%. Cơ cấu GRDP: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 18,44%, giảm 2,05 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 23,37%, tăng 0,54 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 55,23%, tăng 1,58 điểm phần trăm so với năm 2016; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,96%, giảm 0,07 điểm phần trăm.

- Môi trường xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hôi của đất nước, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao không ngừng. GDP bình quân đầu người của Tỉnh ngày càng tăng, hiện nay ước tính đạt khoảng 34,6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ gia đình loại khá và trung bình khá trở lên xét theo tiêu thức thu nhập sẽ tăng lên một cách đáng kể, ngoài những nhu cầu thiết yếu để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, những nhu cầu cao cấp như các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ thông tin đa dạng... cũng cần được đáp ứng một cách hoàn hảo nhất.

Theo ước tính, dân số trung bình năm 2017 toàn tỉnh 882.352 người, tăng 0,53% so với năm 2016; trong đó, dân số khu vực thành thị là 173.901 người, chiếm 19,71%, nông thôn 708.451 người, chiếm 80,29% dân số.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Thị hiếu của người tiêu dùng cũng có ảnh hưởng rất lớn. Đa số người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn có thói quen tiêu dùng các sản phẩm truyền thống, không thích thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực Viễn thông. Tâm lý của người dân nhìn chung là không thích mạo hiểm, sợ rủi ro, không thích thay đổi khi chưa thực sự biết rõ về sản phẩm cạnh tranh trong khi sản phẩm mà họ đang sử dụng đã tạo được niềm tin nhất định. Đây là cơ hội tốt cho VNPT Quảng Bình phát triển sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần và khắc sâu thói quen tiêu dùng cho khách hàng, phát triển các sản phẩm mới trên nền dịch vụ khách hàng truyền thống.

- Môi trường công nghệ

Tác động của công nghệthông tin đã tạo nên một số xu hướng phát triển khá mạnh mẽ các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền băng thông rộng đặc biệt là trong xu thế hội tự giữa viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông. Ngoài các dịch vụ thông thường hiện nay như E-Mail, truyền số liệu, thuê kênh, internet sẽ có thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mới như thương mại điện tử, Chính Phủ điện tử, dịch vụ mạng thông minh IN, IPTV, đào tạo từ xa... Trong thời gian qua thì các nhà mạng đã liên tục và không ngừng đưa ra thị trường những công nghệ mới đặc biệt là công nghệ 3G, 4G

Thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ trong ngành viễn thông là cơ hội để VNPT Quảng Bình đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực mạng lưới.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng hoặc tạo ra các sản phẩm cùng loại nhưng tính năng ưu việt, đa dạng hơn, khi đó vòng đời sản phẩm dịch vụ hiện tại diễn ra nhanh hơn; sản phẩm dịch vụ nhanh chóng lạc hậu và lỗi thời. Đây chính là thách thức đối với VNPT Quảng Bình trong việc không ngừng đổi mới công nghệ, liên tục tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới, tính năng mới ưu việt để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng và tạo sự khác biệt so đối thủ..

(ii) Môi trường ngành - Đối thủ cạnh tranh:

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có nhiều đơn vị cung tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông. Cụ thểnhư sau:

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Di động: Hiện toàn tỉnh có 04 nhà cung cấp dịch vụdi động chính đang có các hoạt gồm có Viettel; Vinaphone; Mobifone; Vietnammobile

Cố định: Hiện toàn tỉnh có 03 nhà cung cấp dịch vụ internet (Viettel; FPT; VNPT); 07 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình (Viettel – NextTV; VNPT – MyTV; FPT – OneTV; VTV - VTVCap; An Viên - AVG; Đông Đô - BGTV; Sài Gòn – SCTV).

Với dịch vụ internet, dẫn đầu thịtrường hiện nay đang là FPT, VNPT Quảng Bình đang bám thứ 2 với khoảng cách chênh lệch ngày càng thu hẹp, và cuối cùng là Viettel.

Các nhà mạng đều cung ứng các dịch vụ ADSL trên đôi cáp đồng và cáp quang, dịch vụ Dcom-3G (Internet không dây 3G), FTTH tương tự nhau.

Thị trường ngành viễn thông hiện nay bao gồm nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, trong đó có hai loại dịch vụ viễn thông chính là dịch vụ viễn thông di động và dịch vụ viễn thông cố định (bao gồm: Internet, PSTN và Truyền hình). Trong giai đoạn vừa qua, do có sự cạnh tranh cao giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mà thị trường và khách hàng đã có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ viễn thông, công nghệthông tin, đưa giá dịch vụ viễn thông di động, Internet băng rộng về mức tương đương và thấp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Khách hàng

Hiện nay với sựđa dạng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, khách hàng có sự so sánh lựa chọn đòi hỏi công bằng về giá cả, chất lượng và phong cách phục vụ. Chính vì vậy người sử dụng và dư luận xã hội rất quan tâm tới cước phí các dịch vụ viễn thông, công nghệthông tin và thái độ phục vụ của nhân viên. Đây là một áp lực lớn lên VNPT Quảng Bình.

Khách hàng bao giờ cũng mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc đòi hỏi nhà khai thác phải cung cấp dịch vụ viễn thông ngày càng có giá cước rẻ hơn nhưng chất lượng phải tốt hơn, mạng lưới phủ sóng rộng hơn. Khi xuất hiện thêm các nhà cung cấp mới, họ lại càng có quyền chọn lựa nhà cung cấp mà họưa thích.

- Nhà cung ứng

Đặc thù của kinh doanh dịch vụ viễn thông là công nghệảnh hưởng rất lớn tới

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

chất lượng dịch vụ và các dịch vụ cung cấp. Công nghệ như thế nào sẽ quyết định các dịch vụ khai thác trên đó. Xu hướng công nghệ trên thế giới về di động là tiến dần đến chuẩn 3G, 4G; về băng thông rộng hướng đến tốc độ ngày càng cao, cáp quang đến nhà thuê bao; về dịch vụ giá trị gia tăng: với sự hội tụ của viễn thông, internet, truyền hình sẽ phát triển các loại hình dịch vụ mới như truyền hình cáp, IP Tivi, vi deo, thương mại điện tử .

Hiện tại VNPT Quảng Bình có nhiều nhà cung cấp thiết bị như Siemens, Alcatel, Bosch Telecom, Telstra, Nortel, Ericsson, Lucky Goldstar và một số hãng viễn thông nổi tiếng khác như Lucent Technologies, Cisco, Datacraft... để có thể lựa chọn cho mình nhà cung cấp phù hợp về công nghệ, chất lượng, giá cả và sự hiệu quả kinh tế .. nhưng chính sự đa dạng của các nhà cung cấp tạo cho VNPT Quảng Bình những áp lực như có quá nhiều chủng loại thiết bị trên mạng, gây ra những vấn đề rắc rối trong tính tương thích giữa các chủng loại thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau và có thể làm giảm chất lượng dịch vụ; sốngười vận hành, khai thác thiết bị sẽ tăng lên; công tác bảo dưỡng, ứng cứu cũng phức tạp hơn... Do vậy, việc hài hoà trong việc chọn thiết bị tương thích với hệ thống sẵn có của VNPT Quảng Bình, thuận lợi trong khai thác, vận hành cũng là một bài toán cần đặt ra khi lựa chọn nhà cung cấp.

- Áp lực từ các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế

Với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng trở nên ngắn lại; con người ngày càng tìm ra nhiều cách khác nhau để thoả mãn nhu cầu của mình. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm thay thếđòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên phải cải tiến để theo kịp sự phát triển đó.

Trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông, vấn đề này càng trở nên nóng bỏng do sự phát triển của nhanh chóng của công nghệthông tin và xu hướng tích hợp viễn thông – tin học, mạng Internet ra đời nhiều sản phẩm mới, sản phẩm thay thếnhư các phần mềm nghe gọi miễn phí,... TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Bảng 2.2: ơ hội và thách thức trong kinh doanh của VNPT Quảng Bình

ơ hội Thách thức

Tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân

tăng, kế hoạch xây dựng Quảng Bình thành trung tâm vùng, nhiều dự án, công trình

được đầu tư đã tạo cho Quảng Bình một diện mạo kinh tế mới nhiều khởi sắc trong

các năm tiếp theo, cùng với đó là nhu cầu các dịch vụ viễn thông của chính quyền các cấp, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn

gia tăng

Hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động của DN ngày càng hoàn thiện

Dân sốtăng, ngày càng trẻ hóa và thu nhập,

trình độdân trí tăng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm viễn thông ngày càng nhiều Sựgia tăng của các nhà cung ứng đầu vào Tình hình chính trịổn định tạo môi trường kinh doanh tốt

Chu kỳthay đổi công nghệ ngày càng ngắn là sức ép lớn

VNPT Quảng Bình mất sự bảo hộ của Nhà

nước. Nhà nước

Cạnh tranh ngày càng trở lên quyết liệt hơn,

sức ép gia tăng chi phí, giảm giá cước dịch vụ do áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng

Nhu cầu của khách hàng ngày càng khó

tính, đa dạng

Các dạng sản phẩm mới ngày càng phát triển thay thế dịch vụ viễn thông truyền thống

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có xu hướng

tăng

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ INTERNET cáp QUANG tại VNPT QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)