Phần 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả đánh giá tình hình sản xuất cà chua của trang trại Bùi Huy Hạnh
Hạnh xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
4.1.1. Tổng quan về trang trại
Trang trại Bùi Huy Hạnh nằm ở xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Tứ Kỳ là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Cũng giống như các huyện khác của tỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình. Vị trí địa lý của huyện: Phía đông bắc giáp huyện Thanh Hà (ranh giới là sông Thái Bình) Phía tây bắc giáp thành phố Hải Dương; Phía tây giáp huyện Gia Lộc; Phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang, đều thuộc tỉnh Hải Dương. Phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc). Phía đông giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn sông Thái Bình).
Huyện có 26 đơn vị hành chính. Dân số huyện Tứ Kỳ gần 168.790 người, mật độ là 790 người/ m². Tổng diện tích tự nhiên là 170.03 km².
Đặc điểm khí hậu
Trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đông, nóng ẩm về mùa hè.
Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2.157 mm, thấp nhất là 1.060 mm, trung bình là 1.567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7 trong năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, độ ẩm cao nhất là 88%, thấp nhất là 67%.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 21°C - 23°C, mùa nóng tập trung
vào tháng 6 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa.
- Về chế độ gió: Gió mùa đông nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió
mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 12.
Các nguồn lực trang trại gồm: + 2 Lãnh đạo trang trại
+ 1 Kế toán
+ 6 Công nhân lao động + 1 Kỹ sư trồng trọt
4.1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại
Trang trại Bùi Huy Hạnh nằm ở xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương với tổng diện tích của trang trại là 5ha: Trong đó 2ha là ao hồ nuôi cá và sản xuất rau, 1ha trồng cây ăn quả và 2ha dùng để chăn nuôi.
Việc xác định một cơ cấu diện tích trồng hợp lí cho kỳ kế hoạch là mục đích rất quan trọng khi lập kế hoạch diện tích sản xuất. Một cơ cấu trồng hợp lí phù hợp với điều kiện sản xuất của trang trại sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Căn cứ vào khí hậu của vùng, phương hướng sản xuất, tính chuyên môn hóa. Căn cứ vào hiện trạng đất, lao động cơ sở kỹ thuật của trang trại. Trang trại đã xác định cơ cấu diện tích gieo trồng cho từng loại cây trồng.
Đối với diện tích sản xuất rau màu, trang trại áp dụng công thức luân canh cây trồng của trang trại: Cà chua ( tháng 6 - 11 ), su hào ( tháng 12 đến tháng 2 năm sau ) , bí xanh (tháng 12 đến tháng 6 năm sau).
4.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh cà chua của trang trại từ năm 2014 –2016 2016
Cây cà chua đã được lãnh đạo trang trại đưa vào trồng từ nhiều năm nay. Giá trị sản phẩm của cây này góp phần lớn vào giá trị chung của ngành nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ. Tuy nhiên việc trồng cây này chủ yếu mang tính tự phát, sản phẩm đầu ra chất lượng còn hạn chế, thị trường tiêu thụ kém, có lúc thu nhập bấp bênh, chưa mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
25
nhất là trong thời kỳ cả nước xây dựng nông thôn mới.
Đối với trang trại Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ vấn đề này luôn được Đảng, chính quyền dành nhiều ưu tiên, vì là lĩnh vực nông nghiệp, trong đó việc phát triển sản xuất cà chua nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của huyện Tứ Kỳ. Cây cà chua được trồng hầu hết trong các xã của huyện, song tập trung lớn nhất ở khu vực phía Tây, phía Bắc của huyện như: Tân Kỳ, Tiên Động, Tứ Xuyên... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm trên địa bàn toàn huyện. Bên cạnh việc cho thu nhập khá cao và giải quyết việc làm cho nhân dân, song việc sản xuất cây này còn gặp nhiều khó khăn như về áp dụng khoa học kỹ thuật, vốn vay, bao tiêu sản phẩm, giá cả...
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua tại trang trại giai đoạn
Năm Chỉ tiêu
Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy:
Diện tích sản xuất cà chua của trang trại
được trồng là Hara 10 cho năng suất đạt 15 tấn/ha, sản lượng đạt 30 tấn. Theo thông tin từ chủ trang trại cho biết, vào năm 2014 thì sự hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc cà chua còn hạn chế nên dẫn đến năng suất chưa cao. Năm 2015 chủ trang trại đã giảm bớt diện tích trồng cà chua xuống còn 1ha. Trong năm này trang trại vẫn sử dụng giống Hara nhưng năng suất cà chua đã tăng lên đạt 20 tấn/ha. Đến năm 2016 với diện tích trồng cà chua là 1 ha nhưng với kỹ thuật
chăm sóc cà chua đã được cải tiến và đã sử dụng giống HT10 nên năng suất cà chua đã tăng lên 23 tấn/ha .
4.1.4. Kế hoạch sản xuất cà chua vụ Hè Thu 2017 của trang trại
Năng suất cà chua thu hoạch được trên một đơn vị diện tích nói lên trình độ canh tác, trình độ thâm canh của trang trại là cao hay thấp.
Do sản suất cà chua phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên năng suất cà chua hằng năm tăng giảm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên thuận lợi hay khó khăn. Vì vậy xác định năng suất cà chua cần dựa vào năng suất bình quân các năm và điều kiện thâm canh của năm kế hoạch.
Căn cứ vào tình hình thực tế, trang trại đã xây dựng kế hoạch trồng cà chua vụ Hè Thu 2017 là 1 ha với năng suất dự kiến là 50 tấn/ha. Giống được sử dụng là giống HT160.
Trên cơ sở đó trang trại đã xây dựng kế hoạch làm đất, lượng giống và phân bón, phòng trừ sâu bệnh.
Cụ thể:
Lượng giống sử dụng là: 4,5 – 5 kg hạt
Lượng phân bón là: 25 tấn phân chuồng hoai mục + 120 kg N + 100kg P2O5 + 150kg K2O
Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh bao gồm việc dự đoán tình hình sâu bệnh có thể diễn ra đối với cà chua và xác định các phương pháp phòng trừ thích hợp. Cần phải dự trữ số thuốc cần thiết có thể dập tắt sâu bệnh trong thời gian ngắn nhất.
Xây dựng kế hoạch phòng trừ sâu bệnh căn cứ vào: - Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cà chua - Kinh nghiệm của các năm trước
- Thời gian phát sinh, thời gian phá hoại nghiêm trọng của sâu bệnh
27
Cần phải có kế hoạch kiểm tra, phát hiện, dự báo kịp thời và chủ động nhằm khắc phục sự lây lan dịch bệnh trên diện rộng cho cây cà chua.
Ngoài những kế hoạch trên còn có kế hoạch chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, chế biến... Một trong những yêu cầu quan trọng của các loại kế hoạch này là đảm bảo chất lượng canh tác, giúp cây trồng sinh trưởng, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, tăng năng suất cà chua và thu hoạch cà chua đúng thời vụ.