Các giai đoạn sinh trưởng của giống cà chua HT160

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua HT160 tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 42 - 46)

Phần 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của giống cà chua HT160 trong

4.2.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng của giống cà chua HT160

Cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng, để hoàn thành chu kì sống của mình đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng bao gồm giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, giữa các giai đoạn có mối quan

31

hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tốc độ sinh trưởng của thời kì trước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thời kì sau. Ở mỗi thời kì sinh trưởng cây đều chịu tác động của nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện ngoại cảnh, kĩ thuật canh tác… Vì vậy xác định thời gian sinh trưởng của các mẫu giống là rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động trong việc điều khiển sinh trưởng phát triển của cây theo hướng có lợi cho con người mà không ảnh hưởng xấu đến cây, có thể dự đoán thời gian thu hoạch, sắp xếp các giống thích hợp với thời vụ gieo trồng, cơ cấu luân canh cây trồng nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, đảm bảo hiệu quả kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Bảng 4.2. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của giống cà chua HT160 trong vụ Hè Thu năm 2017

Các thời kỳ Thời

gian ( Ngày)

Thời gian trồng đến ra hoa

Thời gian từ trồng đến bắt đầu ra hoa là thời kỳ rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng, nó là bước ngoặt quan trọng từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây. Trong giai đoạn này cây tích lũy nhiều chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa đậu quả. Cây cho năng suất cao hay thấp phụ thuộc chặt chẽ vào giai đoạn này. Chính vì vậy, ngoài các yếu tố di truyền tác động, chúng ta cần có biện pháp chăm sóc cây hợp lý, bón phân cân đối, đầy đủ, đặc biệt là

32

Ngoại cảnh trong giai đoạn này tác động rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng của cây, đặc biệt là điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Điều kiện thuận lợi cho phân hóa mầm hoa: Nhiệt độ ban đêm 150C ban ngày từ 20 – 250C, độ ẩm đất 65 – 70%, độ ẩm không khí 55 – 65%. Nhiệt độ cao xảy ra vào thời điểm 2 - 3 ngày sau khi nở sẽ gây cản trở đến quá trình thụ tinh. Độ ẩm không khí cao trên 90% dễ làm hạt phấn trương nứt, hoa không thụ phấn được và rụng. Chính vì vậy chúng ta cần xác định được thời điểm nở hoa của giống cà chua HT160 để cây tránh gặp điều kiện bất lợi trong quá trình thụ phấn, thụ tinh. Qua bảng 4.2 cho ta thấy giống HT160 từ trồng đến ra hoa là 17 ngày.

Thời gian trồng đến đậu quả

Thời gian từ trồng đến đậu quả là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng quyết định đến năng suất cuối cùng của cây. Khi tắt hoa, đậu quả thì các điều kiện của môi trường ảnh hưởng rất rõ rệt đến cây cà chua. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột hay các điều kiện môi trường thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ đậu quả. Ngoài ra đặc điểm di truyền của giống là yếu tố quan trọng quyết định tỉ lệ đậu quả của cây. Khoảng thời gian này được tính từ khi 70 - 80% số cây trên ô đậu quả ở chùm 1 và chùm 2. Cây cà chua là cây tự thụ phấn điển hình, tuy nhiên trong điều kiện thuận lợi nó có tỉ lệ giao phấn từ 2 - 4%. Thời gian từ trồng đến ra hoa và thời gian từ trồng đến đậu quả có tương quan chặt chẽ với nhau, giống nào ra hoa sớm thì đậu quả sớm và ngược lại. Trong thời gian cây ra hoa gặp điều kiện nhiệt độ cao hoa sẽ bị dị hình, đầu nhụy vươn dài, hạt phấn bị khô, tỷ lệ hạt hữu dục thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây. Nhiệt độ thích hợp cho hạt phấn phát triển 210

C – 240

C. Trong điều kiện thời tiết tại Hải Dương vụ Hè Thu năm 2017 - 2018 tương đối thuận lợi, nhiệt độ lớn hơn 150

C và nhỏ hơn 350

phấn bị khô dẫn đến hiện tượng bất dục, hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, rụng quả non ít xảy ra nên tỷ lệ đậu quả cao.

Số liệu theo dõi ở bảng 4.2 cho thấy thời gian từ trồng đến đậu quả của giống HT160 là 25 ngày.

Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín

Khi quả đậu thì bắt đầu bước vào tích lũy dinh dưỡng để nuôi quả, khi tích lũy được một lượng dinh dưỡng nhất định thì chuyển sang giai đoạn chín. Lúc này trong quả diễn ra hàng loạt sự biến đổi các chất hữu cơ để tạo ra các chất đặc trưng cho từng giống và được thể hiện dưới dạng màu sắc quả. Màu sắc quả cà chua thường được quyết định bởi hai yếu tố là Lycopen và carotene. Lycopen là sắc tố chính để tạo cho quả cà chua có màu đỏ. Những giống cà chua màu vàng lại do sắc tố caroten quyết định. Chính vì thế mà quả cà chua có màu vàng thì thường có hàm lượng provitamin A cao gấp 8 – 10 lần quả có màu đỏ. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều sẽ thúc đẩy quá trình chín của quả diễn ra nhanh, mạnh hơn và tập trung hơn. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng tới màu sắc của quả khi chín.

Qua theo dõi trên đồng ruộng chúng tôi thấy thời gian từ trồng đến chín của giống cà chua HT160 là 70 ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua HT160 tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w