PHẦN 3 KẾT LUẬN 3.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương halogen, oxi – lưu huỳnh lớp 10 THPT (Trang 53 - 54)

- Đề tài phù hợp với việc ôn thi HSG, đề thi đánh giá năng lực các trường đại học hiện nay và đề thi THPT quốc gia.

PHẦN 3 KẾT LUẬN 3.1 KẾT LUẬN

3.1. KẾT LUẬN

Chúng tôi đã phân tích về bài tập sáng tạo và năng lực đặc thù môn hóa học đồng thời chỉ ra những nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập sáng tạo để làm cơ sở lí luận cho đề tài. Để kết quả nghiên cứu đạt được yêu cầu khách quan, khoa học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của GV và HS về thực trạng sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy và học. Những điều tra và con số thống kê cho thấy, việc dạy hóa học hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và mục tiêu phát triển năng lực toàn diện cho người học.

Từ cơ sở nêu trên, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển NL đặc thù môn hóa học cho HS. Có thể thấy, hầu hết các giải pháp chúng tôi đưa ra trong sáng kiến này đều hướng tới rèn luyện khả năng trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào vấn đề thực tiễn cho HS rất cụ thể, thiết thực, được đúc kết, kiểm nghiệm từ thực tiễn dạy học ở trường THPT của bản thân trong hơn mười năm qua. Thực tế, các hình thức và biện pháp chúng tôi đưa ra không phải hoàn toàn mới, tuy nhiên, hiện nay phần đông GV vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về sự cần thiết và mức độ quan trọng của bài tập sáng tạo nhằm phát triển NL đặc thù bộ môn. Vì thế chúng tôi mong muốn với sáng kiến này GV quan tâm, vận dụng để phát huy tốt vai trò của môn học Hóa học trong dạy học.

Cuối cùng, để những biện pháp chúng tôi xây dựng có thể được vận dụng đạt kết quả mong muốn, tôi đã tiến hành thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, việc áp dụng bài tập sáng tạo dạy học chương Halogen, Oxi – Lưu huỳnh là khả quan, cần được nhân rộng. Khi áp dụng hệ thống biện pháp này kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực, chắc chắn việc dạy và học môn hóa học sẽ có chất lượng và hiệu quả cao.

Qua quá trình triển khai chúng tôi nhận thấy đề tài đã đóng góp được một số vấn đề như sau:

- Tính mới mẻ:

SKKN cũng đã làm rõ được cách thiết kế bài tập sáng tạo thông qua các hoạt động trải nghiệm, cải tiến thí nghiệm, bài tập thực tiễn có nội dung thực tế mà sách giáo khoa còn chưa có nhiều gợi ý để giáo viên sử dụng trong các tiết dạy nhằm mục đích phát triển năng lực đặc thù bộ môn, gợi động cơ học tập cho học sinh và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay. Hệ thống bài tập sáng tạo phù hợp với xu thế hiện đại và cách thức thi cử hiện nay, học sinh và giáo viên có thể dùng để tham khảo và ôn tập.

- Tính sáng tạo:

Đây là đề tài đã được nghiên cứu và đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, có tính thực tiễn cao. Các kiến thức hóa học được học sinh trải nghiệm, vận dụng giải

quyết các tình huống thực tiễn nên hiểu rõ bản chất và thấy được sự gần gũi với cuộc sống đời thường, rèn luyện được nhiều năng lực cho học sinh thông qua việc dạy và học hóa học.

- Tính hiệu quả:

Đề tài có giá trị lớn, góp phần giúp học sinh hiểu sâu và giải quyết các vấn đề quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Có giá trị trong việc giáo dục ý thức, rèn luyện được nhiều năng lực cho học sinh. Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong các trường THPT.

- Tính ứng dụng:

Đề tài đã xây dựng hệ thống 20 bài tập sáng tạo phù hợp xu thế phát triển năng lực mà các trường đại học hiện nay sử dụng để tuyển sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi.

Đề tài có thể mở rộng theo hướng sử dụng công nghệ số hóa trong dạy học hóa học.

3.2. KIẾN NGHỊ

Từ việc thực hiện đề tài, chúng tôi mạnh dạn trình bày kiến nghị đề xuất:

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đặc thù môn hóa học thông qua bài tập sáng tạo chương halogen, oxi – lưu huỳnh lớp 10 THPT (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)