- Các nhóm thảo luận, sưu tầm các tình huống cháy, nổ xảy ra ở địa phương
CHẾ TẠO BÌNH CHỮA CHÁY MINI THEO PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
(45 phút)
Mục tiêu
- Sau hoạt động này, học sinh có khả năng thi công được bình chữa cháy mini dựa trên phương án thiết kế tối ưu đã lựa chọn.
- Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh.
Nội dung
- Học sinh thi công bình chữa cháy theo nhóm. - Giáo viên tư vấn, hỗ trợ.
Sản phẩm
- Bình chữa cháy mini
- Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm thi công bình chữa cháy (phục lục) Poster thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung
+ Nguyên vật liệu dự kiến (có định lượng)
+ Nguyên lí hoạt động (có phương trình hóa học và lí giải việc vận dụng nguyên lí dập tắt đám cháy)
Tổ chức thực hiện
Lập nhóm trên facebook/zalo và yêu cầu học sinh cập nhật quá trình chế tạo sản phẩm.
Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm. Thử nghiệm lần 1
- Ghi chép đầy đủ tiến trình và kết quả.
- Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí ban đầu đã đặt ra:
TT Tên tiêu chí Đạt/ Không đạt
1 Bình chữa cháy có nguyên lí hoạt động dựa trên việc vận dụng kiến thức hóa học
2 Nguyên vật liệu dễ kiếm
3 Bình có kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng 4 Bình có hình thức đẹp
5 Bình có hiệu quả trong việc dập tắt đám cháy nhỏ - Phần nào trong thiết kế hoạt động tốt.
- Phần nào trong thiết kế hoạt động không tốt.
- Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình: Lượng chất, nồng độ, loại hóa chất, vật liệu làm bình, cách cho các hóa chất tương tác...
Lần thử nghiệm sau:
- Các cải tiến đã thực hiện.
- Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm sau khi cải tiến so với những lần trước.
Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng: Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh; công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.
Kết luận vấn đề: Thiết kế bình chữa cháy mini vật liệu qua dễ kiếm.
❖ Dụng cụ:
2 chai nhựa, ống hút (3 cái), bóng bay, súng bắn keo, dây cao su, ống nhựa. ❖ Hóa chất:
Giấm ăn, baking soda (NaHCO3)
❖ Cách tiến hành:
+ Khoanh tròn đánh dấu trên chai nhựa những điểm cần đục lỗ.
+ Cho baking soda vào các bóng bay (1/3 bóng). Dùng dây cao su buộc bóng bay vào đầu của ống hút đã cắt một nửa. Cho các ống hút đã buộc bóng bay vào lỗ trên chai nhựa. Sau đó, dùng sung bắn keo cố định lại.
+ Cho giấm ăn vào trong chai nhựa (1/4 chai).
+ Đục lỗ ở nắp chai. Sau đó, luồn ống nhựa qua và dùng keo cố định lại. Nắp phần nắp chai vừa gắn ống vào chai
+ Đục lỗ nhỏ ở chai nhựa thứ hai. Sau đó gắn vào đầu còn lại của ống nhựa
+ Để sử dụng dốc phần baking soda trong các bóng bay xuống. Lúc này giấm ăn tác dụng với baking soda và xảy ra phản ứng hóa học:
CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O
+ Để dập tắt đám cháy thì mở nắp chai nhựa thứ hai. Lúc này khí CO2 thoát ra và đám cháy dập tắt (vì khí CO2 không duy trì sự cháy).
Chú ý: Khi đục lỗ cần chú ý sao cho ống hút khít vào chỗ gắn ống nhựa.
Các nhóm chế tạo sản phẩm
Nhiệm vụ 3: