THÔNG TIN VỀ MẪU KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại các cơ quan ban ngành thuộc ủy ban nhân dân thành phố vĩnh long (Trang 49 - 54)

Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long có 24 phịng ban (12 hành chính, 12 sự nghiệp) và 11 xã phường trực thuộc. Tổng số cán bộ công chức trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long : 294 người (195 nam, 99 nữ)

Để có cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, ta sẽ thống kê mơ tả theo các đặc điểm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên, vị trí cơng tác. Sau khi thực hiện phỏng vấn 200 cán bộ công chức của các cơ quan ban ngành thuộc UBND thành phố Vĩnh Long, có thơng tin về mẫu và kết quả phân tích số liệu như sau:

4.2.1 Giới tính

Bảng 4.1. Thống kê về tần suất của giới tính

Giới tính Tần suất Phân trăm

Nam 120 60,0

Nữ 80 40,0

Tổng cộng 200 100,0

Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016

Qua bảng 4.1 cho thấy trong 200 mẫu phỏng vấn có 120 mẫu là nam chiếm 60% trong tổng số 200 cán bộ công chức được phỏng vấn và 80 mẫu là nữ chiếm 40% tổng số 200 cán bộ công chức được phỏng vấn, thông số này cho thấy số

lượng nam giới chiếmsố đông hơn nữ giới, do đặc thù của công việc thường xuyên kết hợp với các ban ngành, kể cả ngành dọc (Cơng an, Tịa án, Thi hành án, …) nên chênh lệch số lượng cán bộ cơng chức nam và nữ có thể chấp nhận được. Qua đó cho thấy bộ số liệu càng tăng độ tin cậy cho việc phân tích các mục tiêu của nghiên cứu.

4.2.2 Độ tuổi

Bảng 4.2. Thống kê tần suất về nhóm tuổi

Độ tuổi Tần suất Phân trăm

Từ 30 tuổi trở xuống 25 12,5

từ 31 - 44 tuổi 92 46,0

Từ 45 - 54 tuổi 48 24,0

Từ 55 tuổi trở lên 35 17,5

Tổng 200 100,0

Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành thuộc UBND thành phốVĩnh Long năm 2016

Theo kết quả phỏng vấn ở bảng 4.2, trong nghiên cứu này đáp viên có độ tuổi

nhỏ nhất là 30 tuổi, độ tuổi lớn nhất là 55 tuổi. Phân theo nhóm thì đáp viên có

đến 44 có 92 người chiếm tỷ lệ cao nhất 46%. Tiếp theo là nhóm tuổi từ 45 đến 54 tuổi có 48 người chiếm 24%. Cuối cùng là nhóm 55 tuổi trở lên có 35 người chiến

17,5%. Nhìn vào độ tuổi có thể thấy lực lượng cán bộ công chức thành phố Vĩnh Long năm 2016 còn trẻ. Điều này phù hợp với đặc điểm lao động ở nước ta – lực

lượng lao động trẻ. Mặt khác, do xu hướng các tổ chức thường ưu tiên những cán bộ trẻ có trình độ để họ có thể sáng tạo, linh hoạt và làm việc hiệu quả hơn. Từ đó làm cho bộ số liệu có độ tin cậy cao.

4.2.3 Học vấn

Bảng 4.3. Thống kê tần suất về học vấn

Học Vấn Tần suất Phân trăm

Trung cấp 38 19,0

Cao đẳng 4 2,0

Đại học 138 69,0

Sau đại học 20 10,0

Total 200 100,0

Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành thuộc UBND thành phốVĩnh Long năm 2016

Qua bảng 4.3 nhìn chung trình độ của cán bộ công chức thành phố Vĩnh

Long khá cao. Những người có trình độ đạihọc cao nhất là 138 người chiếm 69%, trình độ cao đẳng là 4 người chiếm 2%. Lần lượt tỉ lệ người có trình độ từ trung cấp trở xuống là 38 người chiếm 19% và trên đại học là 20 người chiếm

10%. Điều này có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là do ảnh hưởng của địa bàn nghiên cứu (thành phố Vĩnh Long) có điều kiện

kinh tế phát triển nên qui tụ nhiều nguồn lao động tri thức. Thứ hai là do nền kinh tế ngày càng cạnh tranh để tồn tại và phát triển nên mỗi tổ chức cũng chú trọng nhiều hơn đến việc lựa chọn những người có trình độ Đại học trở lên. Bên cạnh đó, do người lao động ngày càng ý thức vào việc nâng cao trình độ để có thể đáp ứng cơ hội thăng tiến, phát triển cho bản thân.

4.2.4 Số năm làm việc

Bảng 4.4. Thống kê tần suất về số năm làm việc

Số năm làm việc Tần suất Phân trăm

2 năm trở xuống 6 3,0

Từ 3 –5 năm 19 9,5

Từ 6 - dưới 10 năm 82 41,0

Từ 11 năm trở lên 93 46,5

Tổng 200 100,0

Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016

Kết quả phỏng vấn ở bảng 4.4 cho thấy, phần lớn đáp viên có số thâm niên

cơng tác từ 11 năm trở lên chiếm 46,5% (93 người). Kế tiếp là nhóm có số cơng tác từ 6 đến dưới 10 năm chiếm 41% (82 người). Bên cạnh đó nhóm cán bộ trẻ có trình độ mới được tuyển dụng là nhóm từ 2 nămtrở xuống chiếm tỉ lệ 3% (6 người) và nhóm cơng tác từ 3 đến 5 năm chiếm 9,5% (19 người). Từ đó cho thấy đa số cán bộ

cơng chức đã có thâm niên cơng tác khá lâu năm tại các cơ quan ban ngành thuộc

UBND thành phố, nên nắm vững được những qui định, văn bản và phương thức hoạt động của UBND thành phố.

4.2.5 Hôn nhân

Bảng 4.5. Thống kê tần suất về hôn nhân

Hôn nhân Tần suất Phân trăm

Độc thân 25 12,5

Kết hôn 175 87,5

Tổng 200 100,0

Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành thuộc UBND thành phốVĩnh Long năm 2016

Qua bảng 4.5 cho thấy do đa số đáp viên có độ tuổi trung niên nên tỉ lệ cán bộ cơng chức thuộc nhóm kết hôn chiếm tỉ lệ khá cao 87,5% (175 người). Mặt

người đều chưa muốn kết hôn sớm và một số cán bộ cơng chức có tuổi đời cịn q trẻ chiếm 12,5% (25 người).

4.2.6 Thu nhập

Bảng 4.6. Thống kê tần suất về thu nhập

Thu nhập Tần suất Phân trăm

Dưới 5 triệu 22 11,0

Từ 5 đến 15 triệu 138 69,0

Từ 16 đến 20 triệu 40 20,0

Total 200 100,0

Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016

Phần lớn đáp viên có thu nhập từ 5 triệu đến 15 triệu có 138 người chiếm

69%. Số cán bộ cơng chức có thu nhập từ 16 đến dưới 20 triệu cũng khá cao 40

người chiếm 20%, do đa số là cán bộ thâm niên công tác lâu năm gần đến tuổi hưu. Nhóm có thu nhập dưới 5 triệu có 22 người chiếm 11% vì đa số những người này

mới vào làm việc và có trình độ từ trung cấp trở xuống. Có nhiều nguyên nhân chi phốiđến số lương của cán bộ công chức như: Năng lực, thâm niên, vị trí cơng tác và chế độ chính sách về lương. Vì đa số đáp viên được hỏi có trình độ đại học nên số lương từ 5 triệu đến 15 triệu là phù hợp.

4.2.7 Thu nhập chính

Bảng 4.7: Thống kê tần suất về thu nhập chính

Đồng ý cơngviệc Tần suất Phân trăm

Có 200 100,0

Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành thuộc UBND thành phốVĩnh Long năm 2016

Qua phỏng vấn 200 cán bộ công chức cho thấy đa số thu nhập chính đều hưởng lương của nhà nước. Do theo luật cán bộ công chức qui định nếu là cán bộ cơng chức thì khơng được tìm thêm thu nhập từ các Doanh nghiệp và Công ty. Bên

cạch đó, do nền kinh tế nước ta hiện nay ngày càng phát triển nên thu nhập của cán bộ công chức còn thấp so với nền kinh tế hiện nay.

Bảng 4.8: Tổng hợpthu nhập theo từng nhóm tuổi

Nhóm tuổi Thu nhập trung bình

(Đvt: triệu đồng)

Số năm kinh nghiệm trung bình

(Đvt: năm)

Từ 30 tuổi trở xuống 8,92 8,68

từ 31 - 44 tuổi 9,93 8,61

Từ 45 - 54 tuổi 10,65 10,13

Từ 55 tuổi trở lên 10,37 9,86

Nguồn: Phỏng vấn 200 cán bộ công chức các cơ quan ban ngành thuộc UBND thành phố Vĩnh Long năm 2016

Theo kết quả phỏng vấn ở bảng 4.8, trong nghiên cứu này đáp viên có độ tuổi

nhỏ nhất là 30 tuổi, độ tuổi lớn nhất là 55 tuổi. Phân theo nhóm thì đáp viên có

nhóm tuổi từ 30 trở xuống thu nhập trung bình 8,92 triệu đồng, với số năm kinh nghiệm trung bình là 8,68. Kếđến là nhóm từ 31 đến 44 tuổi có thu nhập trung bình

9,93 triệu đồng, với số năm kinh nghiệm trung bình là 8,61. Tiếp theo là nhóm tuổi

từ 45 đến 54 tuổi có thu nhập trung bình 10,65 triệu đồng, với số năm kinh nghiệm

trung bình là 10,13. Cuối cùng là nhóm 55 tuổi trở lên có thu nhập trung bình 10,37

triệu đồng, với số năm kinh nghiệm trung bình là 9,86. Nhìn vào bảng tổng hợp có thể thấy thu nhập và số năm kinh nghiệm phù hợp theo từng nhóm tuổi.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC

LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI CƠ QUAN BAN

NGÀNH THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG (PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA)

Với 35 biến quan sát đo lường cho 8 nhân tố, tác giả tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại các cơ quan ban ngành thuộc ủy ban nhân dân thành phố vĩnh long (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)