Chƣơng 1 : TỔNG QUAN
1.3. Mối liên hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và động lực học tập ngƣời học
thì càng có động cơ học tiếng Anh cao hơn. Học sinh ở độ tuổi 14 và 15 có động cơ học tập yếu hơn so với những ngƣời có độ tuổi 16 trở lên. Nghiên cứu cũng đƣa ra những thảo luận và đề xuất đối với giảng dạy cần quan tâm, chú ý phát triển động lực cho học sinh nhỏ tuổi hơn.
1.3. Mối liên hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và động lực học tập ngƣời học học
Theo mô hình ARCS về thiết kế động lực, Keller (1984) chỉ ra 4 yếu tố mà giáo viên có thể sử dụng nhằm đẩy mạnh và duy trì động lực của ngƣời học trong quá trình học tập. Đó là chú ý (Attention), liên hệ (Relevance), tự tin (Confidence) và thoả mãn (Satisfaction). Mô hình ARCS ra đời nhằm tạo nên, kích thích và duy trì những chiến lƣợc tạo động lực học tập trong các thiết kế giảng dạy. Mô hình này cho thấy những hành vi, hoạt động nằm trong phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên có thể gây sự chú ý, sự thích thú, sự tự tin, sự thoả mãn của ngƣời học. Đó là những yếu tố mà Keller khẳng định sẽ làm tăng cƣờng và duy trì động lực học tập của ngƣời học. Keller cho rằng giáo viên không thể khiến học sinh chịu học nhƣng giáo viên có thể phát triển những chiến lƣợc tạo môi trƣờng thúc đẩy họ học tập.
Slavin (2008) bàn về tạo động lực cho sinh viên học tập trong tài liệu Tâm lý giáo dục- lý thuyết và thực hành (Educational Psychology: Theory and Practice). Tài liệu này đƣa ra định nghĩa về động lực, giới thiệu tuần tự các lý thuyết về động lực nhƣ thuyết Học tập hành vi, thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết Quy kết (Attribution Theory), thuyết Kỳ vọng (Expectancy Theory)…những chiến lƣợc mà giáo viên có thể sử dụng nhằm tăng cƣờng
động lực ở ngƣời học. Tài liệu khẳng định: ngƣời học nào cũng có động lực thúc đẩy. Sự tự nguyện cố gắng học tập là một sản phẩm của nhiều yếu tố khác nhau từ tính cách, năng lực của ngƣời học cho đến những đặc trƣng đặc biệt của các môn học, động cơ khích lệ học tập, hoàn cảnh, hành vi của giáo viên. Một trong những vấn đề quan trọng có liên quan đến nghiên cứu này là tài liệu cung cấp những thông tin khẳng định giáo viên có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn ở động lực học tập ngƣời học. Những chiến lƣợc mà giáo viên có thể sử dụng nhằm tăng động lực học tập ngƣời học nhƣ phải khơi dậy sự hứng thú học tập, trí tò mò, sử dụng đa dạng các hình thức trình bày, giảng bài thú vị, giúp ngƣời học thiết lập những mục tiêu của chính mình, cung cấp những phản hồi rõ ràng, tức thời và thƣờng xuyên…Tài liệu chƣa đƣa ra những chứng cứ khoa học dựa trên nghiên cứu thực tiễn phƣơng pháp giảng dạy ảnh hƣởng đến động lực học tập ngƣời học nhƣng những đề xuất về hành vi, kỹ thuật mà giáo viên nên sử dụng nhằm tăng động lực cho học sinh dựa trên những lý thuyết đã đƣợc chứng minh và áp dụng rộng rãi. Những đề nghị của tài liệu này nhƣ giáo viên phải là ngƣời khơi dậy và duy trì động lực học tập của ngƣời học có lẽ sẽ làm thay đổi triệt để phƣơng pháp giảng dạy của họ.
Trong tài liệu trình bày về Động cơ và học tập trong lớp học (Motivation and Classroom Learning), Gary D. Borich (2006) một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên và động cơ học tập của ngƣời học. Tài liệu này bàn về hai cách tiếp cận đối với động lực và học tập trong môi trƣờng lớp học: những lý thuyết hành vi xem con ngƣời nhƣ một cái máy (thuyết Bản năng, thuyết Thúc đẩy, thuyết Nhu cầu…) và các lý thuyết về nhận thức xem con ngƣời nhƣ những sinh vật biết suy nghĩ, có lý trí (thuyết Quy kết, thuyết Tự hiệu quả, thuyết Tự quyết tâm...). Tác giả cho rằng các thuyết Quy kết, thuyết Tự hiệu quả, thuyết Tự quyết tâm rất hữu dụng trong lớp học, cung cấp những đề xuất thực tiễn cho
giáo viên trong việc tăng cƣờng động lực bên trong ngƣời học. Tài liệu đề cập đến vấn đề các nhà tâm lý học đồng ý quan điểm động lực cần thiết cho việc học, học sinh chịu học hay không có liên quan rất nhiều đến động lực nhƣng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho động lực, xem giáo viên không có trách nhiệm gì với vấn đề này. Tác giả xem động lực học tập nhƣ một điều gì đó bị tác động bởi giáo viên, bởi môi trƣờng và có thể kiểm soát đƣợc.
Hiện nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào về ảnh hƣởng của phƣơng pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên, nhất là đối với sinh viên năm nhất, ngành kinh tế. Các nghiên cứu trình bày ở trên cho thấy, thế giới đã có nhiều nghiên cứu phƣơng pháp giảng dạy, động lực học tập của ngƣời học, các đề xuất khuyên giáo viên nên lƣu ý trong lớp học nhằm giúp tăng cƣờng động lực học tập cho ngƣời học. Trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, chỉ có các nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên. Nghiên cứu trực tiếp mối quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy tiếng Anh và đông lực học tiếng Anh chƣa đƣợc nghiên cứu.