Kết quả sản xuất kinh doanh của Trung tâm qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chi phí tại trung tâm viễn thông đông hưng viễn thông thái bình thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 48 - 53)

Chỉ tiêu Năm 2014 (tr.đ) Năm 2015 (tr.đ) Năm 2016 (tr.đ) So sánh (%) 15/14 16/15 BQ A. Doanh thu 35.212 38.638 44.396 109,73 114,90 112,29

1. Viễn thông – công

nghệ thông tin 34.133 36.876 42.991 108,04 116,58 112,23 2. Doanh thu tài chính 4,6 5,1 5,7 110,87 111,76 111,32 3. Doanh thu khác 21,1 27,5 29,1 130,33 105,82 117,44 4. Doanh thu KDTM 1.053 1.729 1.370 164,20 79,24 114,06

B. Chi phí 12.638 16.142 18.998 127,73 117,69 122,61

C. Lợi nhuận 22.574 22.496 25.398 99,65 112,90 106,07

Nguồn: Trung tâm Viễn thông Đông Hưng) Thông qua bảng 3.2có thể thấy tình hình doanh thu cùng lợi nhuận của đơn vị ngày một tăng trưởng. Điều đó chứng tỏ đơn vị đã đi đúng hướng và đạt được hiệu quả rõ rệt.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1.Phƣơng pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được lấy ở các tài liệu có sẵn như kế hoạch về chi phí cho đơn vị của Viễn thông tỉnh, báo cáo tài chính, báo cáo nguồn nhân lực từ năm 2014 đến năm 2016, số liệu chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị, số liệu chênh

lệch chi phí thực tế phát sinh và chi phí theo kế hoạch….Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn điều tra bằng mấu phiếu điều tra được lập sẵn với nội dung là đánh giá về việc hoạch định; dự toán; tổ chức thực hiện và kiểm soát chi phí của Trung tâm. <Phiếu khảo sát kèm theo>.Đối tượng là 50 người, trong đó:

- 22 người đang làm việc tại Trung tâm viễn thông Đông Hưng; - 08 cộng tác viên của Trung tâm;

- 10 nhân viên của phòng Kế hoạch kế toán, Viễn thông Thái Bình; - 06 nhân viên phòng Tổ chức hành chính, Viễn thông Thái Bình; - 04 nhân viên phòng Kỹ thuật đầu tư, Viễn thông Thái Bình.

Các tài liệu thu thập được sẽ dùng để phân tích, đánh giá về việc lập kế hoạch chi phí, tổ chức thực hiện chi phí, kiểm soát chi phí và ra quyết định về quản trị chi phí tại trung tâm. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm quản trị chi phí tại đơn vị được tốt hơn và hiệu quả hơn.

3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các tài liệu thu thập được dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tương đối, số tuyệt đối và trung bình.

Giữa các phương pháp có mối quan hệ biện chứng bổ xung cho nhau cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ ,kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị.

Các phương pháp sử dụng đều nhằm thu thập, cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý của quản trị chi phí.

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích

* Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp này dùng để phân tích mức độ biến động, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ của Trung tâm, nêu được khó khăn, thuận lợi từ đó có căn cứ để đề xuất biện pháp.

* Phương pháp phân tích so sánh

hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. Phương pháp này được dùng để so sánh tình hình nguồn nhân lực của Trung tâm qua các năm, so sánh tình hình sử dụng vốn của Trung tâm, tình hình cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất và so sánh lượng dịch vụ phát triển qua các năm.

* Phương pháp chuyên gia

Dựa vào việc hỏi ý kiến những người có những kiến thức sâu rộng về kinh tế, những người có kinh nghiệm lâu năm trong Trung tâm như giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phó phòng… sau đó đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề một các đúng đắn, có căn cứ và tính khả thi cao.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 4.1. THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 4.1.1. Thực trạng chi phí

Hiện nay, tại đơn vị Viễn thông Đông Hưng quản lý và cung cấp nhiều loại dịch vụ viễn thông khác nhau, do đó có nhiều loại chi phí phát sinh liên quan đến các dịch vụ.

Do đặc điểm của Trung tâm Viễn thông Đông Hưng là đơn vị cấp 2 trực thuộc Viễn thông Thái Bình do đó các khoản chi phí như khấu hao TSCĐ - là giá trị hao mòn TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất, khai thác nghiệp vụ như nhà cửa, máy phát điện; nguồn điện; tổng đài; bảng điều khiển; trạm viba; tuyến cáp; máy định vị lỗi tổng đài; máy vi tính; ô tô; … thông thường các chi phí này thường rất cao do đó thường được hoạch toán trên công ty chủ quản là Viễn thông Thái Bình. Tương tự đối với các khoản chi phí BHXH, BHYT, các khoản kinh phí công đoàn,… được thanh toán trực tiếp trên đơn vị chủ quản do đó không có sự phát sinh trong các kỳ hoạch toán của Trung tâm Viễn thông Đông Hưng.

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Biểu đồ 4.1. Tổng chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hƣng giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Trung tâm Viễn thông Đông Hưng 0 5 10 15 20 25 2014 2015 2016

Tổng chi phí tại Trung tâm viễn thông trong giai đoạn 2014-2016 có xu hướng tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2014 tổng chi phí là 12,63 tỷ, năm 2015 tăng lên thành trên 16,14 tỷ và năm 2016 tăng lên thành 18,99 tỷ. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 122,61%.

4.1.2. Phân loại chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hƣng

Cơ sở của phương pháp này là dựa vào công dụng kinh tế của chi phí, địa điểm phát sinh cũng như mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.Theo quy định, giá trị toàn bộ của sản phẩm bao gồm các yếu tố sau: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí bán hàng và chi phí QLDN.

4.1.2.1. Chi phí vật liệu trực tiếp

Hiện tại, Trung tâm vẫn chưa quản lý nguyên vật liệu theo danh mục, phân loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ mà chia thành các nhóm như sau:

+ Vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm, khai thác nghiệp vụ: dây điện thoại (dây thuê bao); dây nhảy; băng dính; rệp; modem, hộp bảo an; hộp cáp; khóa đai Inox;....

+ Vật liệu dùng sữa chữa tài sản: măng xông, cột bê tông; ống co nhiệt; dây đo thử; dây cáp; keo dán..

+ Nhiên liệu, động lực: xăng, dầu chạy máy phát điện. Chi phí nhiên liệu động lực trên thực tế phản ánh chi phí xăng dầu, máy nổ phục vụ cho hoạt động của các tổng đài phát sinh ở các trung tâm Viễn thông trực thuộc Viễn thông tỉnh, các công ty dọc cung cấp đường truyền. Chi phí này không đáng kể ở bộ phận giao dịch tại các điểm.

Tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp được thể hiện qua bảng số liệu 4.1. Tổng chi phí vật liệu trực tiếp có xu hướng tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2014 tổng chi phí vật liệu trực tiếp là 7.795 triệu đồng thì tới năm 2016 tăng lên 12.805 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của chi phí vật liệu trực tiếp là 128,2%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chi phí tại trung tâm viễn thông đông hưng viễn thông thái bình thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)