Thống kê các đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 83)

Đơn vị tính: Người Biến Tần số Tỷ lệ % Giới tính Nam 75 75,0 Nữ 25 25,0 Độ tuổi Dưới 20 tuổi 6 6,0 Từ 21 đến 30 tuổi 22 22,0 Từ 31 đến 40 tuổi 31 31,0 Từ 41 đến 50 tuổi 19 19,0 Từ 51 đến 60 tuổi 18 18,0 Từ 60 tuổi trở lên 4 4,0 Học vấn Phổ thông 27 27,0 Trung cấp 21 21,0 Cao đẳng 24 24,0 Đại học 21 21,0 Sau đại học 7 7,0 Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 6 6,0

Kinh doanh 30 30,0 Nghỉ hưu 31 31,0 Thất nghiệp 5 5,0 Cán bộ, công chức 18 18,0 Nội trợ 10 10,0 Lần đến UBND Lần đầu tiên 9 9,0 Lần thứ 2 59 59,0 Nhiều lần 32 32,0

Nguồn:Số liệu điều tra và xử lý

Kết quả từ trên cho thấy nghiên cứu có đối tượng là 100. Trong đó, khi xem

xét theo từng biến thì kết quả như sau:

- Giới tính: Trong 100 đối tượng có 25 nữ chiếm tỷ lệ 25% và 75 nam chiếm

tỷ lệ 75%. Kết quả này cho thấy với 100 đối tượng thì số lượng nam chiếm nhiều hơn nữ.

- Độ tuổi: Độ tuổi dưới 20 tuổi có 6 đối tượng chiếm tỷ lệ 6%, từ 21 đến 30

31%, từ 41 đến 50 tuổi có 19 đối tượng chiếm 19%, từ 51 đến 60 tuổi có 18 đối tượng chiếm 18% và trên 60 tuổi có 4 đối tượng chiếm 4%.

- Học vấn: Học vấn phổ thông có 27 đối tượng chiếm tỷ lệ 27%, trung cấp có

21 đối tượng chiếm tỷ lệ 21%, cao đẳng có 24 đối tượng chiếm tỷ lệ 24%, đại học có 21 đối tượng chiếm tỷ lệ 21% và sau đại học có 7 đối tượng chiếm tỷ lệ 7%.

- Nghề nghiệp: Trong 100 đối tượng khảo sát có 6 đối tượng là học sinh sinh

viên chiếm tỷ lệ 6%, làm nghề kinh doanh có 30 đối tượng chiếm tỷ lệ 30%, nghỉ hưu có 31 đối tượng chiếm tỷ lệ 31%, thất nghiệp có 5 đối tượng chiếm tỷ lệ 5%,

cán bộ công chức có 18 đối tượng chiếm tỷ lệ 18% và nội trợ có 10 đối tượng chiếm

tỷ lệ 10%.

- Số lần đến ủy ban nhân dân: Trong 100 đối tượng có 9 đối tượng lần đầu tiên

đến ủy ban nhân dân chiếm tỷ lệ 9%, có 59 đối tượng đến lần thứ hai chiếm tỷ lệ 59% và 32 đối tượng đến ủy ban nhân dân nhiều lần chiếm tỷ lệ 32%.

2.3.1.2. Đánh giá của người dân về Chất lượng đội ngũ CBCC:

Song song với việc khảo sát các thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát là

người dân, tác giả còn tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũCBCC cấp xãở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Đánh giá của người dân về trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ CBCC cấp xã

Đối với trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBCC cấp xã có thể

thấy qua đánh giá chung thì có 33% đánh giá ở mức “tốt”, 35% ở mức “khá”, đây

có thể xem là một tín hiệu đáng mừng khi người dân ghi nhận trình độ năng lực

chuyên môn nghiệp vụ của CBCC cấp xã thông qua việc xử lý công việc, kết quả

làm việc của CBCC cấp xã. Tuy vậy vẫn còn 1% đánh giá tiêu chí này ở mức “kém”, 4% ở mức “yếu” và 27% ở mức “trung bình”, số liệu này cũng không phải

nhỏ, chứng tỏ vẫn còn có 1 số bộ phận CBCC chưa đạt được trình độ, tiêu chuẩn đáp ứng được công việc đề ra.

Bảng 2.18: Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Mức đánh giá Giá trị TB 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % Trìnhđộ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của CBCC cấp xã

1 1 4 4 27 27 35 35 33 33 4,0

Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc

0 0 0 0 31 31 45 45 24 24 3,9 Cập nhật kịp thời những văn bản, chế độmới để hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật 3 3 5 5 42 42 37 37 13 13 3,5 Mức độ thành thạo trong giải quyết công việc

0 0 0 0 57 57 39 39 4 4 3,5 Kết quả giải quyết

công việc 0 0 0 0 65 65 34 34 1 1 3,4

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý

Đi vào các tiêu chí cụ thể của việc đánh giá trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của CBCC cấp xã ta có thể thấy kết quả như sau:

Tiêu chí “Nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình giải

quyết công việc” được đánh giá 45% mức “khá” 24% mức “tốt” và 31% mức “trung bình” không có mức “yếu” và “kém” cho thấy CBCC cấp xã nắm vững kiến thức

chuyên môn nghiệp vụ, vì đây là một yếu tố quan trọng để xác định được chất lượng CBCC như thế nào.Điểm trung bình là 4,đạt mức khá.

Trong việc cập nhật kịp thời những văn bản, chế độ mới để hướng dẫn người

dân thực hiện đúng quy định của pháp luật, có 3% người dân đánh giá mức “kém”,

5% mức “yếu”, 42% mức “trung bình”; 37% mức “khá”, 13% mức “tốt”. Mặc dù vẫn có tỷ lệ đánh giá tiêu chí này ở mức “khá” và “tốt” tuy nhiên tỷ lệ này chiếm

50% trong tổng số ý kiến đánh giá, còn 50% các mức “Trung bình”, “yếu” và

“kém” chứng tỏ rằng CBCC cấp xã chưa chú trọng tới vấn đề cập nhật kiến thức

mới, nên có thể dẫn tới chất lượng công việc được giải quyết không thoả đáng. Điểm trung bình 3,5 tức là người dân đánh giá chỉ tiêu này đạt mứctrung bình khá cũng như 2 chỉ tiêu còn lại.

Có 57% ý kiến đánh giá “mức độ thành thạo trong giải quyết công việc” ở

mức “trung bình”; 39% mức “khá”, 4% ý kiến đánh giá ở mức “tốt”. Qua số liệu

này có thể thấy người dân đánh giá không cao về việc thành thạo trong giải quyết

công việc của CBCC, phần lớn ở mức “trung bình” và “khá”. Điều này cũng dễ

nhận thấy, CBCC vẫn còn mắc những sai sót, có thể người có thâm niên thì không cập nhật được kiến thức mới, người trẻ thì lại thiếu kinh nghiệm, 2 đối tượng này cần bổsung, học tập lẫn nhau để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Kết quả giải quyết công việc được người dân đánh giá khá tốt, tập trung chủ

yếu ở 2 mức “trung bình” và “khá”. Có 1% ý kiến đánh giá ở mức độ “tốt”, trong

khi 34% ý kiến ở mức độ “khá” và 65% ở mức “trung bình”, như vậy điều đó có thể

giải nghĩa, kết quả làm việc của CBCC đã thoả mãn được phần nào nguyện vọng

của nhân dân, tuy chất lượng giải quyết chưa cao vì tỷ lệ mức “trung bình” vẫn còn nhiều, nhưng đây cũng có thể xem là một kết quả khả quan, vì không có trường hợp nào đánh giá ở mức “yếu”, “kém”.

- Đánh giá của người dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ CBCC cấp xã

Trên phương diện tổng hợp toàn bộ ý kiến của người dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ CBCC cấp xã, không có ý kiến nào đánh giá ở mức “yếu”

định. Khi đánh giá chung về chỉ tiêu này thì có 21% đánh giá ở mức “trung bình”,

67% mức “khá” và 12% mức “tốt”, trong khi phân tích thêm về ý thức làm việc thì có 22% ý kiến đánh giá ở mức “trung bình”, 73% ở mức “khá” và 5%ở mức “tốt”,

với chỉ tiêu thái độ tinh thần phục vụvà tinh thần trách nhiệm đối với công việclại

tập trung cao ở mức “trung bình” với 43% và 59%, 38% và 32% mức “khá”, 19% và 9%ở mức “tốt”.

Bảng 2.19: Đánh giá của người dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Mức đánh giá Giá trị TB 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % Phẩm chất, đạo đức, lối sống 0 0 0 0 21 21 67 67 12 12 3,91 Ý thức làm việc của CBCC cấp xã 0 0 0 0 22 22 73 73 5 5 3,83 Thái độ tinh thần phục vụ 0 0 0 0 43 43 38 38 19 19 3,76 Tinh thần trách

nhiệm đối với

công việc

0 0 0 0 59 59 32 32 9 9 3,50

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý

Có thể nhận thấy ý kiến của người dân tập trung cao ở 2 mức đó là “trung bình” và “khá”, tuy có thể thấy không có CBCC có phẩm chất, đạo đức, lối sống

yếu, kém, nhưng số CBCC đạt ở mức tốt không nhiều. Vì vậy cần phải có biện pháp để đưa CBCC cấp xã nâng cao hơn nữa phẩm chất, đạo đức, lối sống trong giai đoạn tới.

Mức điểm trung bình của người dân đánh giá về các chỉ tiêu này chỉ đạt từ 3,5 đến 3,9 chứng tỏ về phẩm chất, đạo đức, lối sống của CBCC cấp xã ở địa phương

này chỉ đạt từ mức độ trung bình khá, đến khá, đây là một vấn đề cần phải xem xét

- Đánh giá của người dân về kỹ năng của đội ngũ CBCC cấp xã

Kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của đội

ngũ CBCC cấp xã, vì nhờ đó mà CBCC cấp xã mới có thể nâng cao hiệu quả công

việc, đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất cho người dân.

Qua việc tiếp xúc hàng ngày, trong tổng số các ý kiến khảo sát thì vẫn cho

rằng kỹ năng của CBCC cấp xã vẫn chỉ đạt ở mức “trung bình” chiếm 83%, trong

khi chỉ có 12% ở mức “khá” và 5%ở mức “tốt”. Đây là nhận định chung, tổng quát,

bao hàm toàn bộ các kỹ năng. Chứng tỏ, CBCC vẫn chưa chú trọng vào việc nâng

cao các kỹ năng phụ vụ công tác.

Bảng 2.20: Đánh giá của người dân về kỹ năng của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Mức đánh giá Giá trị TB 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % Kỹ năngphục vụ công việc 0 0 0 0 83 83 12 12 5 5 3,2

Kỹ năng giao tiếp

với người dân 6 6 9 9 37 37 45 45 3 3 3,3

Kỹ năng làm việc với đồng nghiệp 0 0 0 0 66 66 25 25 19 19 3,9 Kỹ năng sử dụng máy móc, trang thiết bị 0 0 15 15 69 69 9 9 7 7 3,1

Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý

Kỹ năng của CBCC được đánh giá với số điểm trung bình từ 3,1 đến 3,9 có

thể thấy nhận xét của người dân về phần kỹ năng công việc của CBCC chỉ đạt ở

mức trung bình khá nếu xét theo tổng quát, còn cụ thể:

Có 6% ý kiến đánh giá mức “kém” trong chỉ tiêu “Kỹ năng giao tiếp với người dân”, 9% mức “yếu” đây cũng là điều dễ hiểu, bởiviệc giao tiếp với người dân hàng ngày, nội dung công việc giải quyết lại hoàn toàn khác nhau, trong khi có nhiều

người dân có thể gây khó khăn trong quá trình làm việc nên CBCC không thể kiểm soát được mới dễ dẫn đến có những ý kiến đánh giá như vậy. Đâycũng có thể coi là một trong những khó khăn của CBCC cấp xã. Tuy vậy vẫn có 37% ý kiến đánh giá

mức “trung bình”, 45% mức “khá”, 3% mức “tốt” đây cũng được xem là một trong

những kết quả đáng thuyết phục.

Kỹ năng làm việc với đồng nghiệp được đánh giá cũngkhả quan trong khi có

66% ý kiến đánh giá ở mức “trung bình”, 25%ở mức “khá”, 19% ở mức “tốt”. Đây

có thể là một trong những kỹ năng cần thiết khi giải quyết công việc ở xã, vì cần có

sự phối hợp giữa nhiều người, nhiều phòng ban để có thể đem lại kết quả nhanh và

chính xác cho người dân, tuy vậy chất lượng phối hợp và làm việc nhóm cũng chỉ đạt ở mức trung bình, nên chắc chắn là nguyên nhân đem lại kết quả cũng ở mức

trung bình.

Đánh giá về “kỹ năng sử dụng máy móc, trang thiết bị” có 15% ý kiến đánh

giá ở mức “yếu”, 69% mức “trung bình”, 9% mức “khá”, 7% mức “tốt”. Mặc dù không có mức “kém” nhưng số lượng ý kiến đánh giá mức “yếu” vẫn còn khá cao, chứng tỏ, CBCC vẫn chưa chú tâm vào nhóm kỹ năng này, ví dụ việc sử dụng máy

vi tính, máy chiếu, máy photocopy… đây là một trong những vật dụng cần thiết

giúp xử lý công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Số lượng CBCC được đánh giá ở

mức “tốt” vẫn đang còn hạn chế, chắc chắn rằng ý kiến đánh giá này lại tập trung

vào hầu hết CBCC trẻ, mới ra trường, được đào tạo, số CBCC lâu năm cần phải chú

trọng hơn để nâng cao kỹ năng này.

- Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã

Từ ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã hiện

nay, ta thấy trong 100 phiếu điều tra có 27% ý kiến đánh giá “chất lượng đội ngũ

CBCC cấp xã” hiện nay là tốt, 31% đánh giá “khá”. Tuy nhiên có đến 36% đánh giá “trung bình”, 5% đánh giá “yếu”, nên cần xem lại chất lượng thực tế của đội ngũ

CBCC cấp xã hiện nay, điều này cho thấy cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ

Bảng 2.21: Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Mức đánh giá Giá trị TB 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã 0 0 6 5 36 36 31 31 27 27 3,8

Nguồn: Sốliệu điều tra và xửlý

Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay, người dân đánh giá về chất lượng đội ngũ

CBCC cấp xã hiện nay đều có chất lượng ở mức độ khá và trung bình; hầu hết, theo ý kiến khảo sát cho thấy, cần thiết phải nâng cao trìnhđộ cho các CBCC để họ đáp ứng yêu cầu công việc tốt hơn.

2.3.2. Đánh giá của CBCC cấp xã về các hoạt động nâng cao chất lượng độingũ CBCC cấp xã ngũ CBCC cấp xã

2.3.2.1. Thống kê các đối tượng khảo sát

Thống kê sơ lược các thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát, ta được

kết quả như sau:

Bảng 2.22: Thống kê các đối tượng khảo sát

Đơn vị tính: Người Biến Tần số Tỷ lệ % Giới tính Nam 110 61,0 Nữ 70 39,0 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 23 13,0 Từ 31đến 45 tuổi 142 79,0 Từ 46đến60 tuổi 15 8,0 Trìnhđộ Trung cấp 17 9,0 Cao đẳng 34 19,0 Đại học 124 69,0 Sau đại học 5 3,0

Kết quả từ trên cho thấy nghiên cứu có đối tượng là 180. Trong đó, khi xem

xét theo từng biến thì kết quả như sau:

- Giới tính: Trong 180đối tượng có70 nữ chiếm tỷ lệ39% và 110 nam chiếm tỷ lệ

61%. Kết quả này cho thấy với 180 đối tượng thì số lượng nam chiếm nhiều hơn nữ.

- Độ tuổi: Độ tuổi dưới 30 tuổi có23 đối tượng chiếm tỷ lệ 13%, từ31 đến45 tuổi có142 đối tượng chiếm79%, từ46đến 60 tuổi có 15đối tượng chiếm8%.

- Trìnhđộ: Trìnhđộtrung cấp có17 đối tượng chiếm tỷ lệ9%, cao đẳng có34

đối tượng chiếm tỷ lệ 19%, đại học có 124 đối tượng chiếm tỷ lệ 69% và sau đại

học có5đối tượng chiếm tỷ lệ3%.

2.3.2.2. Đánh giá của CBCC cấp xã về các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã

- Đánh giá của CBCC cấp xã về công tác tuyển dụng

Qua số kết quả điều tra, khảo sát của CBCC cấp xã về công tác tuyển dụng

CBCC cấp xã thì về cơ bản, CBCC đánh giá ở mức “Trung bình” và “khá”, tức là vẫn đáp ứng được những yêu cầu: đảm bảo quy trình, thông báo công khai, có chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)