Kết quả đánh giá công tác thực hiện các chính sách thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công nhân tại trung tâm sản xuất dịch vụ, trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 67 - 68)

STT Khuyến khích tài chính Mức độ đồng ý (%) Điểm

BQ

1 2 3 4 5

1

Người công nhân nhận được thưởng trong các dịp lễ, tết hoặc khi hoàn thành tốt công việc

0.00 3.35 32.60 51.05 12.90 3.73

2

Hình thức thưởng của trung tâm rất đa dạng: tiền mặt, hiện vật, chuyến đi du lịch….

0.00 2.70 22.70 42.40 32.30 4.05

3

Người công nhân muốn thưởng bằng tiền mặt hơn so với các hình thức thưởng khác

0.00 17.60 52.25 30.15 0.00 3.13

4

Người công nhân cảm thấy hài lòng với mức thưởng mà họ được nhận

0.00 41.50 41.60 16.90 0.00 2.75

5

Các khoản thưởng được phân chia một cách công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc

3.80 15.20 49.40 17.10 14.40 3.23 Nguồn: Tổng hợp khảo sát (2018)

Và kết quả đánh giá chính sách khuyến khích tài chính của người công nhân trong trung tâm:

Thứ nhất là đánh giá về việc thưởng lễ và hoàn thành công việc tốt thì người công nhân đánh giá tiêu chí này ở mức điểm khá (với điểm bình quân là 3,73). Với công nhân hoàn toàn đống ý 34 ( người), đồng ý 134 ( người); bình thường 86 ( người); không đồng ý 9 (người). Kết hợp với trên thực tế thì có thể thấy trung tâm luôn thực hiện đầy đủ thưởng cho người công nhân vào tất cả các ngày lễ, tết, ….

Thứ hai là đánh giá về sự đa dạng về các hình thức thưởng của trung tâm thì có 111 người đánh giá ở mức khá, 85 người đánh giá ở mức tốt và 60 người đánh giá ở mức trung bình, 7 người đánh giá mức yếu. Điều này cho thấy hình thức thưởng của trung tâm thực sự đa dạng

Thứ ba là khi được hỏi về hình thức thưởng bằng tiền mặt có phải hình thức người công nhân mong muốn hơn cả thì đã nhận được đánh giá bình quân của 263 người là 3,13 điểm – (với 79 người mức đồng ý, 137 người mức bình thường, 47 người ở mức không đồng ý) điều này cho thấy hình thức tiền mặt chưa phải hình thức

họ mong muốn nhất mà ngoài hình thức thưởng khác vẫn tạo được động lực cho họ. Chứng tỏ chính sách thưởng đa dạng của trung tâm đã được thực hiện hiệu quả.

Thứ tư là sự hài lòng về mức thưởng của người công nhân: với 44 người đồng ý, 109 người bình thường, 110 người không đồng ý, được đánh giá với mức điểm bình quân là 2,75 (mức điểm yếu) – chưa đạt yêu cầu. Điều này cho thấy người lao động chưa hài lòng với mức thưởng mà trung tâm đang áp dụng. Nhưng nếu đánh giá trên phương diện khách quan thì với mức thưởng mà trung tâm đang được áp dụng phía trên thì đây là một mức thưởng mà hầu hết công ty nào cũng áp dụng. Chính vì vậy trung tâm cũng nên cân nhắc việc tăng mức thưởng lên sao cho hợp lý để đảm bảo vừa tạo động lực cho người làm việc nhưng không gây áp lực đối với tình hình tài chính của trung tâm.

Thứ năm là khi được hỏi là các khoản thưởng có được phân chia một cách công bằng : thì có 38 người hoàn toàn đồng ý, 45 người đồng ý, 130 người thấy bình thường và 40 người không đồng ý, 10 người rất không đồng ý. Đây là vấn đề Ban lãnh đạo Trung tâm cần quan tâm.

4.1.3.3. Các loại phúc lợi xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công nhân tại trung tâm sản xuất dịch vụ, trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)