Quy trình điều chỉnh lương tại Công ty TNHH Thanh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ trong thanh toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn thanh sơn (Trang 73 - 82)

Công việc Người thực hiện Chứng từ, sổ sách Nội dung

Chuẩn bị Nhân viên LĐTL Danh sách điều chỉnh lương

Lập danh sách công nhân viên theo từng bộ phận với mức lương và phụ cấp hiện tại Xét duyệt PGĐ tài chính PGĐ sản xuất Danh sách điều chỉnh lương

Phê duyệt mức lương cho từng người

Hoàn tất Nhân viên LĐTL Danh sách điều chỉnh lương đã phê duyệt Nhập vào máy và lưu

Vào tháng 12 hàng nằm, nhân viên LĐTL tiến hành lập danh sách điều chỉnh lương cho từng bộ phận (từ cột 1 đến côt 7), sau đó chuyển lên PGĐ bộ phận, hai PGĐ trực tiếp xem xét và điều chỉnh mức lương và phụ cấp mới. Sau khi PGĐ phê duyệt xong, danh sách điều chỉnh lương chuyển về cho nhân viên LĐTL. Nhân viên LĐTL tiến hành nhập vào máy thông tin mới và lưu lại.

Bảng 4.7. Ý kiến của người lao động về quy trình tính lương của Công ty TNHH Thanh Sơn Câu hỏi Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý

Bảng chấm công để thường xuyên xuất

hiện trên bảng tin không 80 20 10 0

Ký hộ chấm công đi làm 0 15 55 45

Ngày hôm sau công nhân ký chấm

công ngày hôm trước 10 22 37 46

Công ty trả lương đúng thời hạn 100 15 0 0

Công khai danh sách những người

được điều chỉnh lương , nâng lương 55 37 10 13

Anh/chị có đồng ý với mức lương hiện

tại của mình không? 23 48 33 11

Anh/chị có đồng ý với mức điều

chỉnh lương hàng năm không? 48 39 22 6

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Công ty đã khảo sát 115 công nhân trong công ty để đưa ra những điều chỉnh lương, biện pháp khắc phục những rủi ro , sai sót hướng đến sự hài lòng của nhân viên, nâng cao hiệu quả làm việc

Mục đích của việc điều chỉnh lương tại Công ty TNHH TNHH Thanh Sơn là nhằm kích thích tinh thần làm việc của công nhân viên để họ yên tâm làm việc và cống hiến cho Công ty và đảm bảo phù hợp với mức lương trên thị trường.

Theo khảo sát ý kiến của người lao động trong Công ty thì quy trình chấm công tính lương của Công ty khá tốt, diễn ra minh bạch. Tuy nhiên trong quá trình chấm công tính lương vẫn còn một số sai sót do máy chấm công không nhận vân tay hoặc do lỗi của nhân viên nhập sai công cho công nhân

viên, hoặc cán bộ chấm công. Bên cạnh những sai sót do nhân viên Công ty thì việc kiểm soát những quy định của Công ty trong quy trình chấm công tính lương còn chưa tốt cụ thể là tình trạng nhờ ký xác nhận chấm công hộ nhau diễn ra thường xuyên (47.5%) quên ký xác nhận công 29.2% nguyên nhân lớn là do người lao động không nắm bắt được chính xác những quy định về chấm công, tính lương họ chỉ biết đựơc bằng cách quan sát thực tế và như vậy thông tin họ biết không hoàn toàn chính xác, nhất là những người lao động mới vào dẫn tới công tác kiểm soát trở nên kém hiệu quả; phần còn lại là cố tình vi phạm quy định mà Công ty đã đưa ra.

Đối với chính sách điều chỉnh lương hàng năm, việc thực hiện điều chỉnh lương của Công ty được người lao động đánh giá khá công khai, minh bạch. Tuy nhiên vẫn còn một số người lao động chưa hài lòng với mức lương được điều chỉnh lương của Công ty nhưng tỷ lệ này là khá thấp (Khoảng 23.4%).

Theo quy định của Công ty, công tác kiểm tra đối chiếu tiền lương được giao cho các tổ trưởng. Tuy nhiên vẫn xảy ra một số ít trường hợp người lao động bị nhầm lẫn tiền lương. Kết quả điều tra 44 lao động về nội dung này như sau:

4.2.1.3. Quy định trong thanh toán với Nhà nước

Hàng năm Công ty TNHH Thanh Sơn phải tiến hành nộp các khoản thuế theo quy định và các khoản thuế phát sinh trong quá trình mua hàng trong năm.

Các khoản thuế như sau:

Thuế môn bài

Thuế môn bài là thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đóng hằng năm, sau khi có GPKD thì Doanh nghiệp phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì hàng năm vào tháng 1 công ty phải nộp cho NSNN là 2 triệu đồng /1năm. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng

thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.

Theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng với các đối tượng sau:

- Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ

theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng;

- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế…

Công thức tính thuế:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó :

- Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số ghi thuế GTGT trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

- Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Thuế GTGT ghi trên hóa đơn được xác định như sau:

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Gía tính thuế của hàng hóa,dịch vụ chịu thuế bán ra * Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế xác định dưới đây.

Gía thanh toán Gía chưa có thuế GTGT =

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Vào thời điểm trước khi

BCTC kết thúc là trước 31/3, Công ty phải tiến hành kê khai và lập BCTC để xác định số thuế TNDN cần phải nộp trong năm trước. Nếu không nộp đúng thời hạn sẽ bị truy thu và truy cứu trách nhiệm vì trốn đóng thuế TNDN.

Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế x Thuế suất Thuế TNDN

Các thành phần trong công thứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh thu tính thuế = Doanh thu chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển)

Thu nhập chịu thuế là tổng tất cả các nguồn thu nhập của doanh nghiệp từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,…

Doanh thu chịu thuế = Tổng doanh thu – Chi phí được trừ

Tổng doanh thu bao gồm toàn bộ thu nhập từ việc giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong đó đã được trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp đã được nhận hoặc chưa được nhận và các nguồn doanh thu khác.

Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu không bao gồm thuế GTGT, nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu đã bao gồm thuế GTGT.

Chi phí được trừ là tất cá các khoản phát sinh trong đó có chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các khoản thu nhập miễn Thuế TNDN được quy định tại Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10.

Các khoản lỗ kết chuyển: là những khoản do doanh nghiệp lựa chọn để bù vào số lỗ của hoạt động kinh doanh trong trường hợp xảy ra lỗ. Phần thu nhập còn lại sau khi đã bù trừ vẫn phải áp dụng mức thuế suất Thuế TNDN

Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm. Vào thời điểm tháng 3 trước khi BCTC kết thúc, Công ty phải tiến hành kê khai và nộp số thuế TNCN cho cán bộ CNV trong công ty. Nếu không nộp đúng thời hạn sẽ bị truy thu và truy cứu trách nhiệm vì trốn đóng thuế TNCN.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất Trong đó:

- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

- Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả. - Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Theo quy định của Công ty, công tác thanh toán với nhà nước được giao cho kế toán thuế kiểm tra. Tuy nhiên vẫn xảy ra một số ít trường hợp kế toán thuế bị nhầm lẫn và thanh toán số tiền thuế không khớp. Kết quả điều tra 30 nhân viên thuế làm việc tại cơ quan thuế và cơ quan thanh toán thuế trực tiếp quản lý Công ty TNHH Thanh Sơn về nội dung này như sau:

Bảng 4.8. Ý kiến của nhân viên về công tác thanh toán với nhà nước tại Công ty TNHH Thanh Sơn

Câu hỏi Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Sự phúc tạp của hệ thống thuế làm

công ty chậm nộp tiền thuế 5 15 10 0

Sự không ổn định chính sách thuế làm giảm sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp

15 5 5 5

Sau mỗi lần kiểm tra thuế công ty sẽ

tuân thủ thuế tốt hơn 5 5 10 10

Khi gặp khó khăn về tài chính công

ty thường không tuân thủ thuế 7 7 10 6

Ngoài xử phạt vi phạm hành chính về thuế nếu xử lý nghiêm khắc hành vi trốn thuế theo pháp luật hình sự thì doanh nghiệp sẽ ít sai phạm, gian lận

Công ty luôn khai báo chính xác tất cả các thông tin và các thu nhập phát sinh

5 20 5 0

Công ty luôn kê khai, nộp thuế đầy

đủ và đúng thời hạn quy định 7 16 7 0

Công ty sẽ hưởng ứng tích cực, thực

hiện tốt chính sách pháp luật về thuế 20 10 0 0

Công ty cảm thấy không công bằng khi những danh nghiệp trốn thuế mà cơ quan thuế không phát hiện được

2 8 15 5

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua quan sát thực tế do lượng thuế phải nộp các khoản nhiều, công ty hàng tháng đều phát sinh khoản thuế phải nộp với nhà nước. Tình trạng chậm nộp ở công ty đã có diễn ra nhưng khắc phục sau đó chính là công ty đã nhanh chóng nộp phạt khoản chậm nộp đó tương ứng với 80% cán bộ thuế được hỏi trả lời. Vì vậy những trường hợp nộp thiếu số tiền thuế là cần thiết phải kiểm soát được để cho việc thanh toán với nhà nước không còn tình trạng bị phạt nữa. hệ thống KSNB trong việc thanh toán với nhà nước không hiệu quả trách nhiệm này thuộc về kế toán thuế đã không tuân thủ đúng nội quy.

4.2.2. Thực trạng các rủi ro , sai sót trong thanh toán tại Công ty

4.2.2.1. Rủi ro, sai sót trong thanh toán với nhà cung cấp

Theo dõi thanh toán là quá trình theo dõi ghi nhận thời gian thanh toán, thái độ thanh toán. Dưới góc độ nghiên cứu thực tế tại công ty, quy trình theo dõi công nợ là công việc quan trọng nhất và đang có tính thời sự tại công ty, nên trong công tác theo dõi thanh toán tôi xin chủ yếu nghiên cứu về quá trình theo dõi vật tư và công nợ.

Các nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong kỳ được ghi nhận trong sổ chi tiết của từng người bán mà cụ thể trong ví dụ này là Công ty TNHH Thanh Phú chuyên cung cấp gỗ các loại cho Công ty TNHH Thanh Sơn. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 3 năm 2018 được ghi chép trong sổ chi tiết này như sau:

CÔNG TY TNHH THANH SƠN

SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ

Tài khoản:331 – Phải trả cho người bán Khách hàng: Công ty THNN Thanh Phú (HH0112) Từ ngày:01/03/2018 đến ngày: 31/03/2018 Ngày HT Chứng từ Diễn giải Số dư có đầu kỳ: 33.583.000 Ngày Số TK ĐƯ PS nợ PS có

01/03 01/03 0145 Nhung (PKD) nhậpgỗ MFC giao kho Hương (KCK107) 1561 19.300.655

01/03 01/03 0145 Gỗ CN MFC V30 (5.5m2/cây) (KCK107) 1331 1.930.066

04/03 04/03 0169

Nhung (PKD) nhập gỗ giao kho Hương (5.594m2)

(KCK107) 1561 101.033.817

04/03 04/03 0169 Gỗ CNMFC (KCK107) 1331 10.103.382

07/03 07/03 0176

Nhung (PKD) nhập Gỗ CNMDF giao kho Hương

(5.896 m2) (KCK107) 1561 73.653.311

07/03 07/03 0176 Gỗ MDF (KCK107) 1331 7.365.331

10/03 10/03

TA.03 /10/1

Thanh toán tiền mua gỗ

MDF (HĐơn 0126, 0133) 1121 33.583.000 14/03 14/03 0198 Nhung (PKD) nhập gỗ MDF giao Hương (1.455,08 m2) (KCK107) 1561 22.365.092 14/03 14/03 0198 Gỗ MDF (KCK107) 1331 2.236.509 25/03 25/03 TA.03/25/1

Thanh toán tiền mua gỗ các loại (HĐơn 0145, 0169, 0176) 1121 213.387.151 Tổng phát sinh nợ: 246.970.151 Tổng phát sinh có: 237.988.163 Số dư cuối kỳ: 24.601.012 Ngày 31 tháng 03 năm 2018

KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ

Căn cứ vào thông tin trong sổ chi tiết, số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ, kế toán công nợ sẽ lập biên bản đối chiếu công nợ để gửi nhà cung cấp. Đối với trường hợp mua hàng trả sau, ngoài những chứng từ kể trên thì trong hoạt động đặt hàng, khi mà nhà cung cấp đã đồng ý bán hàng cho Công ty, Phòng Kinh doanh cần lập một bản đề nghị tạm ứng để ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp. Vì có sử dụng giấy đề nghị tạm ứng để mua hàng nên khi hàng về, nhận được hóa đơn của người bán Phòng Kinh doanh phải tiến hành lập biên bản thanh toán tiền tạm ứng để bù trừ tiền hàng trả trước. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2018, nhân viên Phòng Kinh doanh đã tạm ứng tiền mua vật tư với nội dung như sau:

Đơn vị:Công ty TNHH Thanh Sơn Bộ phận: Phòng Kế hoạch kinh doanh

Mẫu số 03 – TT

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày 09 tháng 03 năm 2018

Kính gửi: BGĐ CÔNG TY TNHH THANH SƠN

Tôi tên là: Trần Thị Nhung.

Địa chỉ: Phòng Kế hoạch kinh doanh.

Đề nghị cho tạm ứng số tiền :5.500.000 đồng (Viết bằng chữ: Năm triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn).

Lý do tạm ứng: T ạm ứng chi phí mua vật tư của Công ty. Thời hạn thanh toán: Sau khi hoàn tất thủ tục thanh toán.

Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận

Người đề nghị tạm ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ trong thanh toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn thanh sơn (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)