PHẦN 2 : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.3. Giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn GDCD
2.3.2.2. Hình thức dự án học tập
Các dự án học tập là một hình thức hoạt động nhằm giúp học sinh có thêm những trải nghiệm đối với các vấn đề đƣợc học, đồng thời phát huy khả năng hợp tác, sáng tạo của học sinh trong học tập. Dự án học tập đƣợc thực hiện với những nội dung mang tính thực tiễn, gắn với cuộc sống và những vấn đề học sinh quan tâm và mong muốn giải quyết. Ngƣời viết mạn phép chia sẻ về hình thức này một cách kĩ lƣỡng vì đây là một hình thức kiểm tra, đánh giá đạt nhiều hiệu quả.
Ưu điểm: Gắn lý thuyết với thực hành, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội; kích thích động cơ, hứng thú học tập của ngƣời học; phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo; rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; phát triển năng lực đánh giá.
Nhược điểm: Dự án không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tƣợng, hệ thống cũng nhƣ rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; đòi hỏi nhiều thời gian, phƣơng tiện vật chất và tài chính phù hợp, sự chuẩn bị công phu, chu đáo, ngƣời dạy và ngƣời học có thói quen phù hợp mới có hiệu quả. Không thể áp dụng dạy học dự án tràn lan mà chỉ có thể áp dụng với những nội dung nhất định trong những điều kiện cho phép.
Cách thực hiện: Để xây dựng đƣợc một dự án lôi cuốn học sinh và phù hợp với nội dung bài học, giáo viên phải dựa vào mục tiêu bài học, chọn lọc nội dung trong bài liên quan đến thực tiễn để xây dựng dự án. Vấn đề thực tiễn mà giáo viên chọn để thiết kế dự án nên là một vấn đề thời sự hay một sự kiện thực tế đang đƣợc xã hội quan tâm thì dự án mới hấp dẫn và cuốn hút học sinh. Giáo viên cần xây dựng bộ câu hỏi định hƣớng để hƣớng dẫn học sinh thực hiện dự án. Kết quả thực hiện dự án có thể đƣợc viết dƣới dạng bài thu hoạch, báo cáo…Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất đƣợc tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án có thể đƣợc trình bày giữa các nhóm học sinh, có thể đƣợc giới thiệu trong nhà trƣờng hoặc ngoài xã hội.
Sơ đồ 1. Đặc điểm và tiến trình của dạy học dự án
Để dạy học theo dự án, cần thực hiện các bƣớc sau đây: Chọn đề tài, chia nhóm giao nhiệm vụ, xây dựng đề cƣơng dự án, thực hiện dự án, thu thập kết quả, đánh giá dự án, rút kinh nghiệm.
Đánh giá dự án là bƣớc rất quan trọng thể hiện sự đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển phẩm chất năng lực. Để hoạt động kiểm tra đánh giá hiệu quả thì trƣớc tiên phải chuẩn bị và thực hiện các bƣớc trên. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá Rubric trong đánh giá dự án là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Để thực hiện công việc này chúng tôi đã xây dựng phiếu kiểm tra, đánh giá có thể sử dụng trong dự án học tập (Phụ lục 1)
Một số dự án cụ thể đã thực hiện và ngƣời viết đã sử dụng để kiểm tra, đánh giá: + Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lƣu thông hàng hóa
Dự án 1: Cạnh tranh giữa công ti Coca Cola và Pepsico trên thị trƣờng. Những mặt tích cực và hạn chế
Dự án 2: Phát triển thƣơng hiệu giáo dục Trƣờng THPT trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
+ Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
Dự án 1: Ô nhiễm môi trƣờng biển ở Diễn Châu Nghệ An. Thực trạng và giải pháp. Dự án 2: Ảnh hƣởng của ô nhiễm không khí khi ngƣời dân đốt rác thải nông nghiệp. + Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.
Dự án 1: Dạy và học môn GDCD ở Trƣờng THPT dƣới góc nhìn của học sinh. Dự án 2: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tại Nghệ An hiện nay.
Ảnh: Học sinh chứng minh hậu quả nặng nề từ ô nhiễm môi trường
Ảnh:Học sinh thực hiện dự án Bảo tồn Bản sắc Văn hóa (Dự án 2: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tại Nghệ An hiện nay)
2.3.2.3. Hình thức vẽ sơ đồ tư duy
Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu nhƣ: sách, tạp chí, báo, các kỷ yếu,…rất phong phú. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông của thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta thƣờng xuyên phải ghi nhớ, tổng hợp hay phân tích một vấn đề bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ kẻ bảng, gạch đầu dòng các ý chính, vẽ sơ đồ tổng hợp,…nhƣng nó chƣa bao giờ đƣợc hệ thống và đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, mà chỉ đƣợc dùng thỉnh thoảng trong một bộ phận giáo viên, học sinh trƣớc các kỳ thi. Trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta cần hƣớng học sinh đến một phƣơng pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và giáo viên cũng cần có phƣơng pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri thức của thế giới. Với “biển thông tin” nhƣ thế, để tiếp cận tốt cần có phƣơng pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng đƣợc một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tƣ duy, óc tƣởng tƣợng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tƣ duy – MindMap
Bản đồ tƣ duy (Mindmap) là phƣơng pháp đƣợc đƣa ra nhƣ là một phƣơng tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lƣợc đồ phân nhánh. Phƣơng pháp này đƣợc phát triển vào cuối thập niên 60 thế kỷ 20 bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh, cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ nắm bắt hơn. MindMap là một công cụ quan trọng giúp giáo viên chúng ta đánh giá kiến thức của học sinh
trƣớc và sau bài giảng về một chủ đề cụ thể. Qua đó, ngƣời giáo viên có thể theo dõi sự hiểu biết của học sinh. Bản đồ tƣ duy khuyến khích học sinh thể hiện ý tƣởng theo sự hiểu biết của cá nhân và tự đánh giá bản thân sau buổi học.
Phƣơng pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản đƣợc phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đƣờng kẻ, các biểu tƣợng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tƣ duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ, một bức tranh đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, đƣợc tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống. So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phƣơng pháp bản đồ tƣ duy có những điểm vƣợt trội nhƣ sau:
Ưu điểm: Ý chính sẽ ở trung tâm và đƣợc xác định rõ ràng. Quan hệ hỗ tƣơng giữa mỗi
ý đƣợc chỉ ra tƣờng tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần sát với ý chính. Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ đƣợc tiếp nhận lập tức bằng thị giác. Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ. Mỗi sơ đồ sẽ đƣợc phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. Các ý mới có thể đƣợc đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính để thực hiện nhƣ: Edraw Mind Map, Mindjet MindManager, ImindMap, XMind
Nhược điểm: Sơ đồ tƣ duy có thể ứng dụng nhiều phƣơng pháp đến vậy thì nó có nhƣợc điểm không và nhƣợc điểm của sơ đồ tƣ duy là gì? Sơ đồ tƣ duy có thể gây khó khăn cho những ngƣời rất logic trong cách họ suy nghĩ. Khi động não thì sơ đồ tƣ duy khuyến khích bạn để dòng chảy ý tƣởng tự do, thậm chí cần phải để trực giác làm việc. Đối với ngƣời logic trong suy nghĩ sẽ khó tin vào trực quan vì suy nghĩ của họ sẽ tự cho rằng việc đó không khả thi. Để có thể hiểu đƣợc sự đóng góp tích cực mà sơ đồ tƣ duy mang lại là vô cùng quan trọng. Sơ đồ tƣ duy cung cấp thông tin và cấu trúc tự giải thích có thể hiểu rõ nhất bởi ngƣời tạo ra nó. Chính vì vậy, sẽ khó khăn với những ngƣời không chứng kiến hiệu quả hoàn toàn với sơ đồ tƣ duy.
Cách thực hiện: Với sơ đồ tƣ duy thay vì gọi học sinh lên bảng hỏi những câu liên quan đến bài học trƣớc, giáo viên có thể sử dụng SĐTD để kiểm tra các em. Giáo viên có thể gọi 1 em lên vẽ SĐTD cho bài học trƣớc đồng thời gọi 1 em khác lên vấn đáp kiến thức cũ. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể kiểm tra bài cũ cả lớp bằng cách yêu cầu mỗi em tự vẽ SĐTD khái quát nội dung bài học trƣớc, hoặc khái quát 1 phần bài học trƣớc. Cách này giúp học sinh tránh xa kiểu học vẹt máy móc, khuyến khích tƣ duy logic, sáng tạo của bản thân. Việc sử dụng SĐTD trong kiểm tra, đánh giá là việc làm ít đƣợc giáo viên áp dụng vì trƣớc nay vẫn theo truyền thống cũ. Giáo viên không dám mạnh dạn đổi mới, hoặc nếu có thì chƣa hẳn đã đƣợc cấp quản lý, lãnh đạo đồng thuận tạo điều kiện.
tranh ảnh, sơ đồ, ảnh động, máy chiếu…với nội dung tƣơng ứng để minh họa cho kiến thức đƣợc thể hiện trên SĐTD. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh làm sơ đồ tƣ duy theo hình ảnh minh hoạ sau:
Ảnh: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy
SĐTD đƣợc xây dựng theo nguyên tắc liên tƣởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Từ một chủ đề trung tâm tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thể mở rộng ra vô tận. Cách vẽ rất đơn giản khiến cho SĐTD ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu. Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tƣởng hay khái niệm/chủ đề/nội dung chính. Trung tâm sẽ đƣợc phát triển nối với các từ khóa/tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (thƣờng tô đậm nét). Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa/tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiết). Việc phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm/nội dung/vấn đề liên quan luôn đƣợc nối kết với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về khái niệm/nội dung/chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Trên mỗi nhánh chỉ viết 1 hoặc 2 từ khóa; có thể viết rất nhanh và khi đọc lại, não sẽ đƣợc kích thích làm việc để nối kết thông tin. SĐTD có thể thể hiện dƣới các dạng khác nhau nhƣng vẫn đảm bảo cấu trúc gồm chủ đề chính liên kết với các nhánh nhỏ (tiểu chủ đề cấp 2),…Giáo viên nên thƣờng xuyên cho học sinh sử dụng SĐTD khi làm việc nhóm và làm việc cá nhân để hệ thống kiến thức đã học trong môn học. SĐTD cũng giúp học sinh và giáo viên tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm SĐTD trên máy tính. Toàn bộ học sinh thực hiện hƣớng dẫn đã đƣợc giáo viên phổ biến về thiết kế SĐTD sẽ chuẩn bị bài mới ở nhà bằng cách đọc trƣớc toàn bộ nội dung bài học và thiết kế sơ đồ của bài học theo ý tƣởng của mình. Sau đó, các em sẽ làm việc cá nhân, hoặc nhóm với nhau để lựa chọn thiết kế sơ đồ nội dung bài học đã đƣợc giáo viên phân công. Học sinh các lớp học phải có phấn màu, giấy khổ lớn, bút màu và nơi treo tranh, bảng phụ. Các bƣớc giáo viên thực hiện ở lớp:
Bước 1: Giáo viên kiểm tra công tác chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Bước 2: Thảo luận nhóm lập SĐTD.
Ảnh: Học sinh thảo luận nhóm lập sơ đồ tư duy
Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo, thuyết trình về SDTD của mình, nhóm mình.
Ảnh: Học sinhbáo cáo, thuyết trình về sơ đồ tư duy
Bước 4: Học sinh các nhóm nhận xét, phản biện, bổ sung. Giáo viên góp ý và cùng học sinh chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học. Để hoạt động này có hiệu quả giáo viên sử dụng bảng đánh giá. (Phụ lục 3)
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động từng nhóm và cho điểm những học sinh có thành tích tốt trong tiết học và dặn dò chuẩn bị bài mới.
Kết quả bài học đƣợc hình thành bởi hoạt động chuẩn bị ở nhà của học sinh, hoạt động thảo luận nhóm, thuyết trình trƣớc lớp, việc thiết kế SĐTD của các nhóm, hoạt động thảo luận chung, nhận xét, đánh giá của học sinh, của các học sinh với nhau.
Ảnh: Hướng dẫn, gợi ý đánh giá sơ đồ tư duy
2.3.3. Hình thức kiểm tra, đánh giá định kì
Từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cấu trúc bài kiểm tra môn GDCD theo ma trận gồm hai phần: Trắc nghiệm và Tự luận. Phần trắc nghiệm đề thi đƣa ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan yêu cầu thí sinh trả lời các câu hỏi theo 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao). Phần Tự luận với một số câu hỏi đƣa ra yêu cầu thí sinh viết đoạn nghị luận xã hội thể hiện rõ quan điểm bản thân về một vấn đề.
2.3.3.1. Ứng dụng CNTT để kiểm tra, đánh giá
Tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, thi cử và kiểm tra đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD-ĐT trong năm học 2020 – 2021. Bộ GD&ĐT đã ban hành hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin từ năm học 2020 - 2021, yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục, quản trị nhà trƣờng; áp dụng dạy, học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, kho bài giảng E- learning kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa.
Cụ thể, Bộ yêu cầu triển khai phƣơng thức dạy học trực tuyến, tăng cƣờng bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, đƣờng truyền Internet, phần mềm, học liệu và tập huấn giáo viên, học sinh áp dụng dạy học trực tuyến hiệu quả; triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá, xây dựng ngân hàng câu hỏi, phần mềm khảo thí và các điều kiện triển khai. Sở GDĐT chỉ đạo các nhà trƣờng, giáo viên tích cực xây dựng học
liệu dạy học trực tuyến, chú trọng xây dựng bài giảng E-learning, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tƣ liệu 3D, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, sách điện tử tƣơng tác...đóng góp vào kho bài giảng E-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu số