cho quản lý và bảo vệ biển
Hiện nay, hệ thống pháp luật về biển của ta còn bộc lộ một số tồn tại. Đó là: trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về biển hiện nay còn nhiều loại hình thức văn bản, chủ yếu là các văn bản điều chỉnh các quy phạm pháp luật về các lĩnh vực chuyên ngành, vừa phân tán vừa chồng chéo lẫn nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng thực tiễn. Chúng ta chưa có một văn bản có tính pháp lý
cao (luật) về các vùng biển Việt Nam làm cơ sở thống nhất điều chỉnh tất cả các vấn đề về biển.
Để khắc phục tình trạng bất cập trên, chúng ta có thể lựa chọn hoặc xây dựng một luật chung về các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng hoặc ban hành, hoặc sửa đổi một loạt các văn bản pháp quy về biển với yêu cầu phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ. Theo xu hướng chung, phương án xây dựng Luật về Các vùng biển làm cơ sở thống nhất cho các hoạt động biển, bảo vệ chủ quyền và các lợi ích quốc gia trên biển, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc tế về biển phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982... đã được lựa chọn và đang được gấp rút triển khai.
KẾT LUẬN
Quan điểm tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, cần được quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, nhất quán, đồng bộ, hiệu quả trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, phải kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện thiếu nghiêm túc, đơn giản trong nhận thức về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chậm trễ, máy móc, chủ quan, ỷ lại, lúng túng trong triển khai và xử lý tình huống phức tạp nảy sinh về quốc phòng, an ninh; buông lỏng, mất cảnh giác, kém hiệu quả trong việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại các vùng chiến lược, biển đảo; bất cập, tụt hậu về phát triển nguồn lực con người và hòa nhập với công nghiệp quốc gia trong phát triển công nghiệp quốc phòng; mất cảnh giác trước âm mưu 'diễn biến hòa bình' của các thế lực thù địch, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong nội bộ.
Những năm qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước, lĩnh vực quốc phòng, an ninh nước ta luôn được Ðảng lãnh đạo, Nhà nước, nhân dân chăm lo xây dựng, củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, công tác giáo dục quốc phòng ngày càng được tăng cường, củng cố. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân tiếp tục được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, thật sự xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Tài liệu tham khảo
1. Khoa chính trị học – Học viện báo chí và tuyên truyền, Chính trị học nâng cao
2. Tập thể tác giả, 2007, Giáo trình giáo dục quốc phòng – an ninh, NXB Giáo dục, Hà Nội
3. http://quocphonganninh.edu.vn 4. http://nhandan.com.vn
5. http://dangcongsan.org.vn 6. http://www.qdnd.vn