Hoạt động của Đại học Đông Dƣơng trong cuộc cải cách giáo dục lần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 001 (Trang 43 - 61)

6. Bố cục của đề tài

2.3. Hoạt động của Đại học Đông Dƣơng trong cuộc cải cách giáo dục lần

dục lần thứ 2 (1917- 1929)

Đây là giai đoạn đánh dấu sự quay trở lại của trường Đại học Đông Dương và diễn ra bước chuyển biến nhanh chậm tùy từng trường trực thuộc từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng cho đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra.

A. Sarraut là một Toàn quyền có chú ý đến việc mở trường chuyên nghiệp và cao đẳng. Trong một bài diễn văn đọc vào tháng 8-1919, Saraut tự hào là đã tổ chức được những trường chuyên nghiệp mà trước đó chưa ai nghĩ đến như trường nông nghiệp Bến Cát (Nam Kỳ); Tuyên Quang (Bắc Kỳ), Saraut còn có những dự kiến to lớn như thành lập các trường Cao đẳng nông nghiệp Hà Nội, trường Cao đẳng Cơ điện, Hóa học, trường Khoa học công nghiệp v.v... Ông ta còn hứa hẹn cấp học bổng cho một số học sinh giỏi sang Pháp học ở các trường Công chính, Kiến trúc, Dệt, v.v... Nhưng cho đến năm 1923 cũng chỉ mới có một số trường dạy nghề ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế chuyên đào tạo thợ sửa chữa cơ khí, trường Canh nông Bắc Kỳ, Nam Kỳ, tổng cộng 1.148 học sinh. Ngoài ra, còn một số trường mỹ thuật ứng dụng Hà Nội, mỹ nghệ “bản xứ” ở các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Thủ Dầu Một vẫn hoạt động nhưng số học sinh khi tăng khi giảm.

Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu mỹ thuật (ứng dụng) và mỹ nghệ (bản xứ) chủ yếu là xuất khẩu, chưa cấp thiết bằng sự phát triển của các xí nghiệp cơ khí phục vụ cho việc sửa chữa máy móc ở các nhà máy, đồn điền và các hầm mỏ đang được mở rộng và khai thác. Việc mở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề một mặt hoàn thiện thêm và phát triển hệ thống giáo dục Pháp-Việt, mặt khác tạo điều kiện để trên cơ sở các trường này củng cố, xây dựng các trường đại học, cao đẳng ứng dụng kỹ thuật, một bước thử nghiệm và thể hiện yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao ở bậc đại học để hoạt động trong các ngành kỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam lúc đó.

Trong thời gian này, trường Đại học Đông Dương vẫn tiếp tục đóng vai trò là đại diện duy nhất của nền giáo dục đại học, cao đẳng ở Việt Nam, đặt trụ sở tại Hà Nội, ở địa chỉ nay là 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm.

Về tổ chức

Trường Đại học Đông Dương thực chất là tập hợp các trường Cao đẳng gồm: trường Y Đông Dương (hạn học 4 năm với Y và 3 năm với Dược, từ năm 1923, tăng 6 năm đối với Y và 4 năm đối với Dược), trường Luật và Pháp chính (hạn học 2 năm, sau tăng lên 3 năm), trường Công chính (hạn học 2 năm), trường Nông Lâm (hạn học 3 năm), trường Thú y (hạn học 4 năm), trường Sư phạm (hạn học 3 năm), trường Thương mại (hạn học 2 năm, trường này đặt ở Hà Nội, năm 1924, trường Thương mại thực hành ở Sài Gòn sáp nhập vào trường, đặt trụ sở ở Hà Nội), trường Mỹ thuật (hạn học 3 năm, sau nâng lên 5 năm), trường Cao học Đông Dương (hạn học 3 năm, được mở năm 1921, sáp nhập trường Luật vào trường, đến năm 1928 thì ngừng hoạt động, trường Luật tách ra làm một trường độc lập), trường Cao đẳng Văn khoa (sau trường này được sáp nhập vào trường Cao học Đông Dương), trường Khoa học thực hành (thành lập năm 1923, nhưng thiếu thiết bị, thiếu giáo viên nên chỉ một thời gian ngắn thì bị đóng cửa). Các trường này hoạt động theo khuôn khổ đã quy định trong Bộ Học chính Tổng quy năm 1917. Đây là giai đoạn Đại học Đông Dương có nhiều trường cao đẳng, nhiều ngành đào tạo trực

thuộc nhất. Sự ra đời, hoạt động của các trường này song hành với nhau. Tuy nhiên, Đại học Đông Dương lúc này chưa có trường đại học nào ngang tầm với chính quốc cũng như chưa có ngành nào đào tạo ở bậc đại học mà chỉ dừng lại ở bậc cao đẳng, thậm chí trung cấp mà thôi.

Mục tiêu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam thời

Pháp thuộc là đào tạo đội ngũ giúp việc có trình độ cao phục vụ cho bộ máy hành chính công cùng công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tại Đông Dương. Tính thực dụng và sự hàm chứa mưu đồ thực dân trong việc tái lập Đại học Đông Dương đã được Phạm Quỳnh mập mờ nhận ra trong một bài viết dài 8 trang nhan đề “Trường đại học” trên tạp chí Nam Phong năm 1917, ngay khi Albert Sarraut chủ trương ra Nghị định về lập Đại học Đông Dương. Theo ông, mục đích của trường đại học mà Albert Sarraut muốn đặt ra là “chuyên dạy các khoa học; ... chỉ vụ lấy thiết thực, khiến cho gây được những người hữu dụng ngay” [40;142-152]. Với mục tiêu đào tạo như vậy, nhiều chính sách giáo dục đại học của thực dân Pháp ở Việt Nam hàm chứa nhiều mâu thuẫn, gây ra nhiều thăng trầm trong sự phát triển của nền giáo dục đại học Việt Nam thời thuộc địa. Điều này được thể hiện cụ thể trong hoạt động của hệ thống giáo dục này trong các giai đoạn phát triển của nó gắn chặt với chính sách khai thác thuộc địa của giới cầm quyền.

Đi vào từng trường đại học, cao đẳng cụ thể, mục tiêu đào tạo vẫn thể hiện tính chất của nền giáo dục phục vụ nhu cầu thực dân, nhưng đa dạng hơn và phần nào phản ánh yêu cầu cũng như vai trò, định hướng giá trị của hệ thống đào tạo khoa học chuyên sâu trong nền giáo dục hiện đại.

Trường Luật và Pháp chính được thành lập theo Nghị định ngày 15/10/1917 của Toàn quyền Đông Dương. Có thể nói, Trường Luật và Pháp chính đã đặt viên đá đầu tiên cho một nền Luật học dựa trên những nguyên tắc pháp lý theo quan niệm phương Tây bao gồm các hệ thống Luật Dân sự và hệ thống Thông luật [42]. Mục đích của Trường là hoàn thiện kiến thức phổ thông và khả năng nghề nghiệp cho những người bản xứ muốn được thu dụng

vào ngạch hành chính Pháp hay ngạch quan lại Việt Nam. Đây cũng là một lý do khiến số sinh viên của trường này luôn cao nhất, chiếm đến một nửa số sinh viên của Đại học Đông Dương. Năm học 1943-1944, trong hơn 1.000 sinh viên đại học và cao đẳng thì trường Luật chiếm 594 người (hơn một nửa) [35;137], vì có một đội ngũ đông đảo các viên chức nhà nước theo học để nâng cấp trình độ và đảm bảo chức vụ của mình trong bộ máy hành chính Pháp. Có một học giả đã nhận định rằng: “Trong mỗi người An Nam đều có một ông quan”. Vào trường Luật là một “cửa ngõ” để vào được lâu đài chính quyền, nên nói như Vũ Đình Hòe thì “sinh viên trường Luật là cao giá lắm”[61].

Ngày 8/7/1917, Albert Sarraut ký Nghị định thành lập một trường mới nữa là Cao đẳng Sư phạm. Mục tiêu giáo dục của nhà trường là đào tạo giáo sư cho các trường Sư phạm tiểu học và các trường Cao đẳng bổ túc.

Theo Quyết định của Toàn quyền Đông Dương ký ngày 27/10/1924, Trường Mỹ thuật Đông Dương chính thức thành lập ở Hà Nội, là một bộ phận của Đại học Đông Dương. Họa sỹ Victor Tardieu - người có ý tưởng sáng lập một ngôi trường đào tạo nên các nghệ sỹ cho xứ Đông Dương, trở thành vị Hiệu trưởng đầu tiên. Tháng 11/1925, Trường khai giảng khóa đầu tiên. Mục đích của Trường Mỹ thuật Đông Dương là đào tạo những nghệ sĩ ưu tú về nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc… nhằm phát triển nghệ thuật của các nước Đông Dương. Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng hướng tới việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo mang tính thực tiễn và ứng dụng của các nghệ sĩ bản địa này. Để đạt được mục đích đó, trường đào tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật và kiến thức giúp các nghệ sĩ Đông Dương nhận thức được tính tương hợp giữa nghệ thuật truyền thống của các nước Đông Dương; đồng thời hướng họ tìm hiểu những kỹ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ mới của phương Tây song song với sự hỗ trợ phát huy những bản sắc và giá trị nghệ thuật truyền thống của đất nước mình.

Trường Cao đẳng Nông Lâm nhằm “Đào tạo những cán bộ chuyên môn bản xứ có thể hoặc giúp việc hoặc khi cần thiết thay thế những nhân viên người Pháp trong các cơ quan Nông lâm”[1].

Trường Thương mại đào tạo các nhân viên phụ trách về nội thương và ngoại thương cho chính quyền Pháp.

Trường Công chính đào tạo cán sự chuyên môn cho các sở công chính, địa chính và địa dư.

Chương trình đào tạo

Ý đồ thực dân được thể hiện rất rõ trong chương trình giảng dạy. Vấn đề khẳng định tư tưởng của giai cấp thống trị của chủ nghĩa đế quốc được đặt lên hàng đầu trong chương trình giảng dạy của tất cả các trường đại học, cao đẳng. Chương trình lịch sử thế giới của trường Cao đẳng Sư phạm luôn luôn nhấn mạnh vai trò nước Pháp trong hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi, trong sự phát triển văn minh phương Tây, còn văn minh Việt Nam thì không hề có lấy nửa câu, khi nói đến họ thường dùng khái niệm “Hán-Việt” (Sino- Annamite) để chứng minh rằng Việt Nam không có một nền văn minh bản địa, tất cả những nền văn hóa nổi tiếng của Hòa Bình, Đông Sơn, nền văn học Viêt Nam thời Lý, Trần, Lê... đều mang tính chất ngoại lai.[36] Với lịch sử Pháp họ đã cắt xén đi khá nhiều nhất là lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp thế kỷ XIX. Những sự kiện rung chuyển thế giới như Cách mạng tháng Mười Nga thì càng bị bưng bít và xuyên tạc đi đến mức độ người ta chỉ biết là cuộc nội chiến của nước Nga mà phần thắng lợi thuộc về Đảng Bôn sê vích.

Môn Văn học Pháp rất được trú trọng nhằm phát huy ảnh hưởng của văn hóa Pháp và khắc phục sự yếu kém về nghiệp vụ cũng như trình độ sử dụng tiếng Pháp của sinh viên.

Tùy theo chuyên môn đào tạo mà mỗi trường cao đẳng, đại học có chương trình đào tạo cụ thể. Nhìn chung, chương trình đào tạo của các trường thời kỳ này khá cơ bản và chặt chẽ nhưng chỉ dừng lại ở mức độ chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp, chưa có một trường nào đảm bảo

chương trình tương đương với bậc đại học ở chính quốc. Vấn đề nâng cấp chương trình đào tạo đại học sẽ được Toàn quyền Đông Dương giải quyết trong giai đoạn sau ở một số trường tiêu biểu.

Nghị định thành lập trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương quy định nhiệm vụ cụ thể của các trường Sư phạm tiểu học, trường Cao đẳng tiểu học và Cao đẳng bổ túc là những trường thực hành của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương; Giám đốc trường Cao đẳng Sư phạm có nhiệm vụ thanh tra các trường Sư phạm toàn xứ Đông Dương, đồng thời phụ trách việc xuất bản tập san Giáo dục dưới sự kiểm tra trực tiếp của Giám đốc học chính Đông Dương. Chương trình đào tạo 3 năm của trường có thể nói là khá phong phú và toàn diện, phục vụ trực tiếp và đắc lực cho yêu cầu đào tạo những thầy giáo có trình độ. Chương trình hai năm đầu đi sâu vào các môn được dạy ở các trường Sư phạm tiểu học và các trường bổ túc. Năm thứ ba dành chủ yếu thời gian học tập cho việc thực hành nghiệp vụ của học sinh. Trường chia thành hai chuyên ban: Chuyên ban Khoa học và Chuyên ban Văn học, có một số giờ lên lớp chung cho cả hai chuyên ban.

Về phương pháp dạy chuyên môn, có 3 phương pháp chủ yếu: thuyết trình các đề tài rút ra từ chương trình học; nghiên cứu phê phán các phương pháp dạy và phương tiện giáo dục; thực hành tại các trường thực nghiệm.

Thi tốt nghiệp mãn khóa, sinh viên phải trình bày một báo cáo chuyên đề về một vấn đề sư phạm và một bài luận tiếng Pháp về một chủ đề lý luận và tâm lý. Riêng ban Văn học thì phải thi thêm một bài về ngôn ngữ hay văn học Pháp, một bài về lịch sử hay địa lý, và 2 bài giảng thực hành về Pháp văn, địa lý hay lịch sử.[11; 36-37]

Hội đồng sát hạch do Giám đốc trường Cao đẳng Sư phạm chủ trì và 4 giám khảo chỉ định hàng năm bởi Giám đốc Học chính Đông Dương và được chọn trong số các thành viên của Giáo dục Cao đẳng và các giáo sư thực thụ của Giáo dục Trung học và bổ túc.

Trong văn bản thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chương trình học ban đầu là 3 năm, nhưng ngay từ khóa thứ nhất, trường đã tiến hành chế độ 5 năm giống như mô hình của trường Mỹ thuật Quốc gia Paris.

Trường không có kỳ thi lên lớp như một số trường, mà tính điểm của cả năm học. Bằng tốt nghiệp cũng tính theo điểm của 5 năm học và chất lượng nghệ thuật đạt được trong các tác phẩm, bài tập sáng tác tự do theo cảm hứng trong hai năm cuối của khóa học. Tất nhiên, không phải tất cả sinh viên đều học đến năm thứ 5. Hội đồng giáo sư họp vào cuối năm, sinh viên nào học tập không đạt theo yêu cầu của nhà trường đều bị buộc thôi học.

Chương trình được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đào tạo cơ bản (3 năm đầu), sinh viên học các môn cơ bản: Hình họa nghiên cứu – Vẽ theo mẫu và vẽ theo trí nhớ; Bài tập điêu khắc – Nặn theo mẫu và nặn theo trí nhớ; Bài tập trang trí – Nghiên cứu các họa tiết của nghệ thuật truyền thống, các họa tiết rút ra từ thiên nhiên. Làm các bài tập về bố cục trang trí, trên mặt phẳng, trong không gian, chép và nặn các họa tiết truyền thống… Đồng thời với các môn học cơ bản trên là những môn học cơ sở như: Đạc biểu kiến trúc; Giải phẫu; Định luật xa gần; Lịch sử mỹ thuật; Pháp văn (chỉ học ở một số năm đầu, từ năm 1936 trở đi không học nữa).

Năm thứ 3 là năm bản lề của hai giai đoạn cơ bản và chuyên khoa nên hai quý đầu chương trình học như hai năm đầu. Ngoài ra, hàng tháng, mỗi tuần sinh viên còn phải học và nộp các bài tập bố cục về phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, đến quý ba (từ tháng 7 – tháng 9) làm các bài tập sáng tác.

Giai đoạn đào tạo chuyên khoa (2 năm cuối): Năm thứ tư và thứ năm học chuyên khoa theo thể loại và các chất liệu khác nhau. Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm các bài tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, giáo sư. Mỗi sáng thứ hai hàng tuần, sinh viên phải trình những công việc của mình đã làm trong tuần trước và được chấm điểm.

Các chuyên ngành đào tạo không ngừng mở rộng theo quy mô phát triển của trường. Năm 1925, trường khai giảng với chuyên ngành Hội họa, Điêu

khắc, năm 1926 mở thêm ngành Kiến trúc, năm 1930 mở thêm chuyên ngành Sơn mài (1930), Chạm bạc và Gốm (1934), năm 1938 mở thêm chuyên ngành Đồ gỗ.

Năm 1917, Trường Công chính được nâng lên thành Trường Cao đẳng Công chính Đông Dương, với chương trình học 2 năm, các sinh viên tốt nghiệp được tuyển vào ngạch Cán sự Công chính tập sự, sau 2 năm thì được thi lên hạng 4.

Cùng đào tạo ngành Công chính, năm 1922, lớp Cao đẳng Công chính được thành lập để đào tạo các Công trình sư Công chính, lớp này được dạy tại Trường Khoa học Thực hành và chỉ dành cho các Cán sự chuyên môn Công chính tốt nghiệp với số điểm trung bình 13 trở lên hoặc có 4 năm công vụ và thi đỗ từ hạng 10 trở lên. Thời gian học là 12 tháng với chương trình gần giống chương trình đào tạo kỹ sư Công chính tại Pháp thời bấy giờ. Các sinh viên đỗ được cấp văn bằng Diplôme d’Etudes Supérieures, Ecole des Sciences Appliquées- Section du Cours Supérieur des Travaux Publics và được bổ nhiệm vào ngành Công trình sư tập sự, sau 4 năm làm việc được dự thi vào ngành Công trình sư thực thụ. Năm 1928, trường Khoa học Thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa 001 (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)