Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 81 - 87)

3.1. Chủ trương của TW Đảng, của Đảng bộ thành phố Hà Nội và

3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện

Sóc Sơn

* Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Với chủ đề “Phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng và thành tựu đổi mới, xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện, bền vững, thiết thực kỉ niệm 1000

năm Thăng Long – Hà Nội”, Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố

Hà Nội nhiệm kì 2006-2010 được tổ chức trong các ngày từ 20 đến 23 tháng 12 năm 2005. Đại hội nhận định trong 5 năm (2001-2005), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực xây dựng Đảng. Báo cáo chính trị của Thành uỷ tại đại hội chỉ rõ: “Số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ và số lượng phát triển đảng viên mới tăng so với chỉ tiêu Đại hội đề ra. Nhiều tổ chức đảng các cấp, đặc biệt là tổ chức chi bộ ở thôn, xóm, tổ dân phố; chi bộ trong các doanh nghiệp

tư nhân, công ty cổ phần… từng bước được sắp xếp, điều chỉnh hợp lý, hoạt động có hiệu quả hơn” [17, tr 6]. Bên cạnh những thành tựu này, Báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế, yếu kém: “Không ít nơi, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên chưa ngang tầm nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo mờ nhạt. Một bộ phận đảng viên có biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác, chưa tiên phong gương mẫu, thiếu tu dưỡng rèn luyện, trong đó một số đảng viên suy thoái phẩm chất đạo đức, tham ô, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước” [17, tr 7-8].

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là do công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa thực sự đóng vai trò then chốt. Từ thực tiễn này, Đại hội đã thảo luận và đưa ra phương hướng: “Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ” [17, tr 22]. Cụ thể như sau:

Một là, “đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư

tưởng” [17, tr 22].

Hai là, “tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng,

tăng cường công tác kiểm tra, công tác dân vận của Đảng” [17, tr 23].

Ba là, “chăm lo xây dựng đội ngũ, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ” [17,

tr 23].

Bốn là, “xây dựng, củng cố tổ chức đảng các cấp; nâng cao chất lượng

đảng viên” [17, tr 24]. Đại hội đưa ra chỉ tiêu phấn đấu: “hàng năm có trên 75% số tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; trên 70% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ” [17, tr 24].

Năm là, “đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng” [17, tr

24].

Để Nghị quyết Đại hội được triển khai một cách thiết thực và có hiệu quả, Thành uỷ khóa XIV đã xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch tập trung vào một số vấn đề có tính đột phá trong công tác xây dựng Đảng. Cụ thể như:

Chương trình 02 – CTr/TU (27/4/2006) “tạo bước chuyển mạnh về xây

dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn 2006-2010”. Tiếp đó, Ban chủ nhiệm

Chương trình 02 đã xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt thành phố và các đảng bộ trực thuộc để phổ biến, quán triệt nội dung của Chương trình. Tính đến hết năm 2010, Thành uỷ đã xây dựng 337 chương trình, chuyên đề, đề án nhằm triển khai tổ chức thực hiện theo nội dung chương trình 02-CTr/TU như:

Kế hoạch 07-KH/TU (24/3/2007) về “Tổ chức thực hiện chương trình

trong 5 năm”..

Hướng dẫn 01 - HD/TU (17/12/2008) về “Rà soát, bổ sung quy hoạch

cán bộ giai đoạn 2006-2010”.

Hướng dẫn số 17,18 – HD/TU ( 10/2/2009) về “Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của chi bộ thôn xóm, tổ dân phố trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị

trấn”.

Đề án số 14 – ĐA/TU (02/06/2009) về “Đẩy mạnh kiểm tra cán bộ,

đảng viên có dấu hiệu vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống” và Đề

án số 15 – ĐA/TU về “Tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,

quan liêu”.

Kế hoạch số 13 – KH/TU (16/10/2009) về “Tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 6 lần 2 (khoá VIII), đẩy mạnh cuộc vận động chỉnh đốn Đảng,

ngăng chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí” nhằm tạo bước chuyển biến rõ

rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.

Những chủ trương đúng đắn của Thành uỷ Hà Nội chính là cơ sở lý luận quan trọng chỉ đạo Đảng bộ huyện Sóc Sơn ban hành những chủ trương sao cho phù hợp với thực tiễn của cơ sở, từ đó thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng ở địa phương trong những năm 2006 – 2010.

* Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX và chủ trương của xây dựng Đảng của Đảng bộ

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX diễn ra trong không khí phấn khởi, tự hào của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những thành tựu to lớn của Thủ đô, đất nước sau 20 năm đổi mới và những kết quả đạt được của huyện trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Đại hội tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Đại hội đã nhất trí thông qua phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2006-2010 với nhiệm vụ chung là tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, lấy việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh làm khâu đột phá; Tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức và lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng cho cán bộ, đảng viên. Tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện tốt quy chế dân chủ và cải cách hành chính, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật của Đảng. Phát huy vai trò của đoàn thể, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện nhà.

Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, dựa vào những kết quả đạt được, tồn tại và khuyết điểm của nhiệm kì 2001-2005, trong Báo cáo chính trị đã đề ra những chủ trương cụ thể cho nhiệm kì mới:

Một là, “tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Công tác phổ biến, quán triệt nghị quyết; các chương trình, đề án, các chủ trương đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần được triển khai nghiêm túc, sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận

thức, thống nhất về ý chí, tư tưởng và thành sức mạnh tổng hợp, đưa nghị quyết vào cuộc sống, phấn đấu đến năm 2010 đưa Sóc Sơn không còn là huyện nghèo, từng bước thành vùng phát triển của Thủ đô. Bênh cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập và thực hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt tăng cường giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao ý thức, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên”[10, tr 42;43].

Hai là, công tác tổ chức cán bộ cần thực hiện tốt những nội dung sau: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2) về cuộc vận động, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và kiện toàn bộ máy đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 7 (khoá VIII), nâng cao; Nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong đảng, nâng cao vai trò, tính gương mẫu của đảng viên; tăng cường công tác quy hoanh, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, đảm bảo tính kế thừa liên tục; Từng bược đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, tập trung củng cố các tổ chức cơ sở đảng còn yếu kém; đẩy mạnh công tác phát triển đảng và nâng cao chất lượng đảng viên…” [10, tr 44].

Ba là, “tăng cường công tác kiểm tra, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và kỷ luật của đảng, giữ nghiêm kỷ luật, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên” [10, tr 44]. Trong công tác kiểm tra phải “tăng cường công tác kiểm tra của cấp uỷ đối với đảng viên, cấp uỷ viên cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, điều lệ Đảng; trọng tâm là các chương trình, đề án, dự án nhằm đánh giá thực tiễn, đề ra giải pháp thiết thực, đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực hiện ở cơ sở, ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra” [10, tr 45].

Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, ngay tháng 5 năm 2006, Huyện uỷ Sóc Sơn đã đưa ra Đề án “Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ

diện Ban Thường vụ huyện uỷ quản lý giai đoạn 2006 – 2010”. Trên cơ sở

thực trạng đội ngũ cán bộ những năm 2001-2005 và qua kết quả đánh giá trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ diện Ban

thường vụ Huyện uỷ quản lý hiện nay, Đề án đã đề xuất phương án giải quyết trong thời gian tới, đưa công tác tổ chức và cán bộ của huyện đảm bảo chất lượng, phát huy năng lực của từng cá nhân, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện đã đề ra.

Ngày 16/4/2007, Ban chủ nhiệm chương trình xây dựng Đảng của Huyện uỷ đưa ra Chương trình số 10 – CTr/HU “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở

Đảng huyện Sóc Sơn giai đoạn 2006-2010”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng

chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ, Huyện uỷ đã xác định mục tiêu và định hướng những nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm (2006-2010) cơ bản là xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh và khắc phục chi bộ, Đảng bộ yếu kém những năm 2001-2005; từ đó không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đảm bảo lãnh đạo thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX đề ra. Huyện uỷ cũng đề ra mục tiêu cụ thể: “phấn đấu hàng năm đạt các chỉ tiêu: Trên 75% tổ chức cơ sở Đảng đạt danh hiệu TSVM, trên 70% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, kết nạp 350 đảng viên mới” [67, tr 4].

Ngày 24/8/2008, Huyện uỷ để ra Hướng dẫn 17 – HD/HU “Thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ dân cư ở Đảng bộ xã - thị

trấn”. Qua đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ trong thời gian qua còn nhiều

nhược điểm như: việc ra nghị quyết còn chung chung chưa sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đảng viên đi muộn nhiều, đảng viên trẻ ít phát biểu… Từ đó Huyện uỷ đã đưa ra những phương pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ như: Hướng dẫn về tổ chức của Chi bộ, thời gian và địa điểm sinh hoạt Chi bộ, quy trình xây dựng Nghị quyết của chi bộ, đặc biệt là các hình thức đổi mới nội dung sinh hoạt Chi bộ.

Những chủ trương về công tác xây dựng Đảng ở giai đoạn này không nhiều nhưng đều đi sâu vào những vấn đề quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Đây là kết tinh trí tuệ và tâm huyết của BCH Đảng bộ huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Sóc Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)