8. Bố cục đề tài
1.2. Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh Khái niệm, nội dung,
1.2.1. Sơ lƣợc về phông lƣu trữ cá nhân
1.2.1.1. Khái niệm phông lƣu trữ cá nhân
Khái niệm phông lƣu trữ cá nhân đã đƣợc đề cập đến trong một số tác phẩm nhƣ sau :
Cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lƣu trữ của Liên Xô” do Phòng chế độ Nghiệp vụ Cục Lƣu trữ Phủ Thủ tƣớng dịch và ấn hành năm 1967 định nghĩa: “Phông cá nhân là một khối tài liệu hoàn chỉnh hình thành theo quá trình lịch sử được tích luỹ nên trong sự nghiệp hoạt động của một cá nhân, của một gia đình, của một gia tộc” [21, tr. 54]; giáo trình “Lý luận và thực
tiễn công tác lƣu trữ” do Vƣơng Đình Quyền (chủ biên) giải thích : “Phông lưu trữ cá nhân là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của một nhân vật riêng biệt được đưa vào bảo quản trong một kho lưu trữ nhất định. Phông lưu trữ cá nhân thường được thành lập đối với những nhà hoạt động xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học
kỹ thuật… mà tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của họ có ý nghĩa chính trị, khoa học lịch sử và các ý nghĩa khác” [26, tr. 60-61], còn
Từ điển lưu trữ Việt Nam do Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc biên soạn đã định nghĩa phông lƣu trữ cá nhân là “toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong cuộc
sống và hoạt động của một nhân vật tiêu biểu” [2, tr. 62].
1.2.1.2. Tiêu chuẩn thành lập phông lƣu trữ cá nhân
Hiện nay chƣa có văn bản chính thức của Đảng và Nhà nƣớc quy định về tiêu chuẩn thành lập các phông lƣu trữ cá nhân, song đã có những nghiên cứu, quan điểm về tiêu chuẩn để lập một số dạng phông lƣu trữ cá nhân, cụ thể nhƣ :
- Đối với nhà hoạt động quản lý Nhà nƣớc, có các tiêu chuẩn nhƣ : + Ý nghĩa của cá nhân hình thành phông.
+ Sự đầy đủ và giá trị của tài liệu.
- Đối với các cá nhân thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật có các tiêu chuẩn cơ bản đó là :
+ Cá nhân có công trình, tác phẩm có giá trị.
+ Cá nhân có đóng góp và cống hiến nhiều cho sự phát triển của văn học nghệ thuật.
- Đối với các nhà khoa học :
+ Nhà khoa học có những công trình nghiên cứu có giá trị.
+ Nhà khoa học đã đƣợc tặng những giải thƣởng lớn, có học hàm học vị, đạt các danh hiệu khoa học cao trong nƣớc và quốc tế.
+ Ý nghĩa cuộc đời hoạt động của nhà khoa học.
+ Khối lƣợng tài liệu của nhà khoa học còn giữ lại đƣợc tƣơng đối đầy đủ [33, tr. 48-66].
- Đối với Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu xác định phông lƣu trữ cá nhân thuộc diện quản lý của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng” đã đề xuất hai tiêu chí cơ bản để thành lập phông lƣu trữ cá nhân đối với các nhà lãnh đạo của Đảng, đó là : Vai trò của cá nhân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và mức độ đầy đủ tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động cách mạng của cá nhân đƣợc bảo quản trong kho lƣu trữ [20, tr. 49-54].
Trên cơ sở đó, các tác giả đề tài đề xuất chỉ lập phông lƣu trữ cá nhân thuộc diện quản lý của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng đối với các đối tƣợng :
Thứ nhất, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Thƣờng vụ Trung
ƣơng Đảng.
Thứ hai, một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng có đóng góp
đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Thứ ba, ngƣời đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội [20, tr. 71].
1.2.1.3. Giới hạn phông lƣu trữ cá nhân
Xác định giới hạn phông cá nhân trƣớc hết cần lƣu ý xác định độ dài cuộc sống và hoạt động của ngƣời hình thành phông. Thông thƣờng, có nhiều phông cá nhân, giới hạn thời gian kết thúc của phông có thể kéo dài hơn cuộc sống của cá nhân (kể cả sau khi cá nhân đã qua đời). Do đó, thành phần của phông cá nhân còn có cả tài liệu đƣợc hình thành sau khi cá nhân đã qua đời. Ví dụ Phông lƣu trữ Lê Duẩn bao gồm cả tài liệu về tang lễ; các bài báo, bài viết, hồi ký về đồng chí Lê Duẩn sau năm 1986; tài liệu về tổ chức các lễ kỷ niệm và xuất bản các tác phẩm của đồng chí Lê Duẩn...
Ngoài tài liệu của ngƣời hình thành phông, phông cá nhân còn có thể có tài liệu của ngƣời thân, gia đình của cá nhân đó (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em và con cái.v.v…) nếu những tài liệu này có ý nghĩa đối với phông cá nhân đó, hoặc những tài liệu này có giá trị về mặt khoa học và các giá trị
khác. Ví dụ Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh có tài liệu của bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm - là anh chị của Ngƣời.…
Về lý thuyết, nếu nhƣ những ngƣời thân của cá nhân hình thành phông cũng là những nhà hoạt động nổi tiếng và tài liệu có giá trị, có khối lƣợng lớn thì có thể lập phông lƣu trữ gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay, việc lập phông lƣu trữ gia đình, dòng họ vẫn chƣa phổ biến, đối với Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thì chƣa hình thành loại phông này, kể cả ở Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng.
Cần lƣu ý trong thành phần phông lƣu trữ cá nhân, nó không bao gồm các loại tài liệu chính thức có liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân đó công tác. Ví dụ, đối với đồng chí Trƣờng Chinh, bản chính những văn kiện ông ký với tƣ cách Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, tƣ cách Chủ tịch Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Phó Thủ tƣớng… cần phải đƣa về các phông lƣu trữ cơ quan hữu quan.
1.2.1.4. Thành phần tài liệu phông cá nhân
Thành phần tài liệu phông lƣu trữ cá nhân tuỳ thuộc vào đặc điểm, lịch sử bản thân và quá trình sống, hoạt động của cá nhân. Điều này thể hiện ở chỗ, nếu cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chính trị thì phông lƣu trữ bao gồm chủ yếu tài liệu về lĩnh vực chính trị, nếu cá nhân là nhà hoạt động xã hội thì tài liệu chủ yếu về hoạt động xã hội hoặc nếu cá nhân là nhà quân sự thì tài liệu phản ánh chủ yếu các hoạt động về quân sự…
Còn theo Nghị định 111/2004/NĐ-CP ngày 08-4-2004 của Chính phủ về công tác lƣu trữ, tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu bao gồm :
- Tài liệu về tiểu sử, gia phả, tộc phả, bằng, sắc. - Các công trình nghiên cứu khoa học, sáng tác. - Tài liệu của cá nhân về hoạt động chính trị - xã hội. - Thƣ từ trao đổi.
- Những công trình, bài viết về cá nhân do cá nhân nhận hoặc sƣu tầm đƣợc.
- Tài liệu phim, ảnh, ghi âm, ghi hình của cá nhân hoặc về cá nhân mà cá nhân nhận hoặc sƣu tầm đƣợc.
- Các ấn phẩm đặc biệt do cá nhân sƣu tầm đƣợc.
Theo chúng tôi, thành phần phông cá nhân có thể bao gồm các nhóm cụ thể nhƣ sau :
+ Tài liệu tiểu sử
+ Tài liệu phản ánh hoạt động chính của ngƣời hình thành phông + Thƣ từ trao đổi
+ Tài liệu phản ánh các hoạt động khác của cá nhân + Tài liệu do cá nhân tự sƣu tầm, thu thập
+ Tài liệu về cá nhân.
+ Tài liệu nghe nhìn, gồm : phim, ảnh, băng ghi âm, ghi hình và các loại tài liệu khác (nhƣ tài liệu điện tử) của cá nhân [20, tr. 34].
Những nhóm tài liệu cơ bản nói trên của một phông lƣu trữ cá nhân là nguồn sử liệu về cuộc đời hoạt động của ngƣời hình thành phông. Mỗi nhóm tài liệu có vai trò nhất định và chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau tạo nên sự hoàn chỉnh của một phông lƣu trữ.