1.3.5 .Người dùng tin khiếm thị thỏa mãn nhu cầu thông tin/tài liệu
1.5. Vai trò của tổ chức hoạt động thông tin thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm
khiếm thị ở Hà Nội
1.5.1. Đối với bản thân người khiếm thị
Theo thống kê của Hội người mù Việt Nam, Bệnh viện mắt Trung ương và tham khảo một số tài liệu có liên quan cho thấy: tại Hà Nội có hơn 12.000 người khiếm thị trên tổng số hơn 66.000 hội viên cả nước[12]. Họ bị khiếm thị do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là bẩm sinh, do tai nạn lao động và di chứng của chiến tranh hoặc do bệnh tật: bệnh đục thủy tinh thể, bệnh Glôcôm, tật khúc xạ…Người khiếm thị tại Hà Nội, ngoài những việc làm để mưu sinh như: xoa bóp, làm chổi, làm tăm tre…thì họ còn học chữ, học nghề và được tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống. Trình độ học vấn của người khiếm thị ngày càng cao. Số lượng người có trình độ trung học cơ sở đến sau đại học chiếm khoảng 25% - 30% . Tuy nhiên, nhìn chung cuộc sống của người khiếm thị vẫn còn nghèo, khả năng tiếp cận tới sách báo còn gặp nhiều khó khăn, trong việc thực hiện nhu cầu về đời sống tinh thần họ cần sự quan tâm của xã hội.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống Kê, Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội, cả nước có 15 triệu người khuyết tật. Tham khảo các bài báo cáo các bài viết của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội, Hội người mù Việt Nam và các tài liệu có liên quan có thể thấy thực trạng về người khuyết tật trong đó có người khiếm thị ở Việt Nam được phản ánh như sau:
Các dạng khuyết tật chủ yếu là: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ và các dạng khuyết
tật khác. Trong đó: khuyết tật vận động chiếm tỉ tệ cao nhất: 35.46%; cao thứ hai là khuyết tật nhìn chiếm 15.7%; khuyết tật thần kinh chiếm 13.93%; ….[12] Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm tỷ lệ: 95,85%; số người tàn tật sống độc thân chiếm 3,31%; tỷ lệ người tàn tật sống trong trại bảo trợ xã hội của Nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 - 55 chiếm 54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%); người tàn tật sống lang thang là 0,62%. Vùng có tỷ lệ khuyết tật cao nhất là Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Bắc. Tỷ lệ người khuyết tật khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (17,8% so với 14,4%). Tỷ lệ người khuyết tật nữ cao hơn nam (16,58% so với 13,69%) lý do được đưa ra là nhóm dân số nữ cao tuổi chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với nhóm dân số cao tuổi là nam giới. Nói về người khuyết tật về mắt: Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, có khoảng 5.1 triệu người khuyết tật về mắt, chiếm khoảng 6% dân số. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khiếm thị tại Việt Nam là do chất độc màu da cam, tình trạng thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin A), di chứng của tai nạn và bệnh tật. Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động thông tin- thư viện tốt, hiệu quả giúp người dùng tin nói chung và người khiếm thị nói riêng xây dựng niềm đam mê đọc sách, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu khoa học, tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ người khiếm thị góp phần khuyến khích sự đam mê hiểu biết, cách thức tìm kiếm, sử dụng thông tin, biết cách đánh giá và tích lũy thông tin, góp phần tạo môi trường tự học, tự nghiên cứu…kích thích sự chủ động của họ trong cuộc sống và lao động, tạo điều kiện cho người khiếm thị hòa nhập với xã hội. Người khiếm thị được mở rộng không gian và thời gian trao đổi thông tin, tri thức…Một khi người khiếm thị được tiếp cận với tài liệu tốt họ có điều kiện học tập tốt, học nghề tốt, cuối cùng là có điều kiện tìm kiếm việc làm tự lo cho bản thân.
1.5.2. Đối với xã hội
Công tác tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ NKT có vai trò quan trọng trong xã hội. Tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ NKT góp phần vào công tác giáo dục tư tưởng, hình thành văn hóa đọc trong xã hội cho mọi thành viên kể cả những người khuyết tật nói chung và NKT nói riêng. Người khiếm thị là người dùng tin đặc biệt trong quá trình sử dụng tài liệu để thỏa mãn nhu cầu tin của mình họ cần sự quan tâm của xã hội. Công tác tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ NKT sẽ giúp mang lại vốn tài liệu phong phú, tổ chức tra cứu tìm kiếm tài liệu dễ dàng, các dịch vụ đáp ứng hạn chế của người khiếm thị sẽ giúp họ xóa bỏ dần khoảng cách hòa nhập cộng đồng. Tổ chức hoạt động thông tin-thư viện phục vụ NKT góp phần đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất. Các cơ quan thông tin-thư viện cung cấp nguồn thông tin khoa học mới mẻ và có giá trị giúp cho người dùng tin mở rộng điều kiện học tập và nghiên cứu từ đó nâng cao trình độ của mình.Một khi họ được tiếp cận tài liệu đầy đủ tự họ đã được nâng cao trình độ học vấn và dẫn đến nâng cao trình độ dân trí. NKT có thể lo được cuộc sống cho bản thân, không phải là gánh nặng cho gia đình cho xã hội nữa. Chính điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển xã hội.Điều này thể hiện sự công bằng của Đảng và Nhà nước đồng thời góp phần nâng cao dân trí trong toàn xã hội. Nhu cầu tài liệu tin của NKT cũng như mọi người khác vô cùng đa dạng và luôn luôn thay đổi. Các cơ quan thông tin-thư viện muốn đáp ứng tốt nhu cầu tin của người dùng tin cần phải luôn phát triển, cập nhật và đổi mới công tác tổ chức & hoạt động. Để làm được điều này, các cơ quan thông tin-thư viện cần được tổ chức hoạt động một cách hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đặt ra trong việc phục vụ NKT. Chính vì những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển của xã hội, hoạt động thông tin – thư viện có ý nghĩa vô cùng lớn, trở thành nhân tố then chốt quyết định đến sự tồn tại, phát triển và chất lượng, hiệu quả của bất kỳ cơ quan thông tin – thư viện nào hiện nay.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Thực trạng các hoạt động nghiệp vụ thông tin-thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị