Bối cảnh xã hội của hôn nhân – gia đình ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà trƣớc Đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi hôn nhân và gia đình của người dao đỏ thôn nà cà, mỹ thanh, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 38)

8. Kết cấu của luận văn

2.1 Bối cảnh xã hội của hôn nhân – gia đình ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà trƣớc Đổi mớ

Đổi mới 1986

Ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà vốn từ các nơi khác nhƣ Bản Luông, Cao Sơn, Na Rì, Tham Ƣng, Pác Nặm,… những địa phƣơng cách Nà Cà từ 9 – 15 km tập trung về sinh sống tại thôn Nà Cà từ đầu những năm 70 đến nay, theo cuộc vận động “hạ

sơn”định canh – định cư của Đảng và Nhà nƣớc từ năm 1968.

Trƣớc đây ngƣời Dao Đỏ vốn sống “nay đây mai đó” thấy đâu rừng già, đất

tốt thì dựng nhà làm nƣơng, ở đƣợc một thời gian rồi lại chuyển đi, nên cuộc sống vô cùng bấp bênh, khó khăn. Theo lời kể của các bậc cao tuổi trong làng “Trước đây người Dao Đỏ sinh sống thành từng bản chứ không thành thôn như bây giờ, mỗi bản chỉ có khoảng 3- 4 nhà, chỗ nào đông thì có khoảng chục nhà,đều sinh sống bằng trồng lúa, trồng ngô trên nương rẫy, làm được vài ba vụ thì lại chuyển đi rồi dựng nhà, làm nương ở đó. Nhưng làm nương, làm rẫy không đủ ăn, phải ăn cả củ mài, của nâu, khổ không kể đâu cho hết”(L.T.Nguyên, nữ, 79 tuổi).

Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trƣớc đồng bào đƣợc vận động “hạ sơn”

xuống thôn Nà Cà. Lúc đầu chỉ có một vài hộ xuống, sau thấy làm ăn đƣợc nên có nhiều hộ theo xuống hơn. Ban đầu trƣớc khi ngƣời Dao Đỏ xuống thì định cƣ thì đây vốn là địa bàn cƣ trú của ngƣời Tày, sau này khoảng cuối những năm 80 ngƣời Tày chuyển đi ra ngoài các thôn gần trung tâm xã làm ăn thì nơi đây chỉ còn ngƣời Dao Đỏ. Ngƣời Tày chuyển đi bán lại ruộng đất cho ngƣời Dao Đỏ nên từ đó ngƣời Dao Đỏ mới có ruộng để trồng lúa nƣớc thay vì trồng lúa nƣơng nhƣ trƣớc đây.

Theo định hƣớng của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp từ các cán bộ địa phƣơng ngƣời dân Nà Cà bắt tay vào con đƣờng làm ăn tập thể, lấy hợp tác xã làm đơn vị sản xuất. Từ bỏ lối canh tác du canh du cƣ trƣớc kia mà chuyển hẳn về định cƣ tại thôn Nà Cà và tập trung thành các nhóm hoạt động trong các tổ hợp tác xã, cùng ăn, cùng làm, cùng hƣởng lợi ích nhƣ nhau.

Nếu so với cuộc sống du canh du cƣ trƣớc kia đời sống của đồng bào nhìn chung đã có những bƣớc phát triển nhƣng không đáng kể. Hầu hết ngƣời dân trong thôn đều nằm trong diện nghèo đói.

Tuy nhiên, vì nằm cách xa trung tâm huyện, cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ thỏa đáng nên ngƣời dân đi lại rất khó khăn, nền kinh tế nhìn chung khép kín, mang nặng lối tự cung tự cấp. Điều kiện sống và cơ sở vật chất còn vô cùng thiếu thốn, công cụ sản xuất thô sơ và thiếu sức kéo trầm trọng. Hôn nhân cũng chỉ diễn ra trong nội bộ tộc ngƣời. Truyền thống sinh con nhiều, sinh con không có kế hoạch, nạn tảo hôn, thách cƣới bằng bạc trắng cùng với trình độ dân trí thấp nên cuộc sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi hôn nhân và gia đình của người dao đỏ thôn nà cà, mỹ thanh, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)